bibipupu
Cây công nghiệp
Quyết định số 2649/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh An giang về việc ban hành kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh An Giang (07/01/2014)
Ngày 23 tháng 12 năm 2013 Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 2649/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh An Giang.
Với mục tiêu tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất, hóa chất độc hại trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất), đồng thờinêu cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại địa phương.
Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về công tác an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất nguy hiểm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất.
Chủ động phòng ngừa, không để xảy ra sự cố mất an toàn về hóa chất trên địa bàn tỉnh và ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có tình huống xảy ra, nhằm tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất an toàn, hiệu quả, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Kế hoạch nêu rõ 06 nội dung như sau: Thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất trên địa bàn tỉnh; nhận định và dự báo các tình huống sự cố hóa chất; định hướng hoạt động phòng ngừa; hoạt động ứng phó sự cố hóa chất; giải pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; hoạt động ứng phó và khắc phục sau sự cố.
Trong đó thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất năm 2012, trên địa bàn tỉnh An Giang có 11.916 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp hoạt động. Trong đó, có 13 doanh nghiệp sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất, 06 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cao su và plastic, 04 doanh nghiệp sản xuất thuốc, hóa dược, dược liệu, 01 cơ sở sản xuất sản phẩm từ dầu mỏ và hàng trăm cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có liên quan đến hóa chất như chế biến thủy sản, sản xuất kim loại, sản xuất nước sạch, tái chế giấy…
Vấn đề đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe của người lao động và bảo vệ môi trường, tránh ảnh hưởng nguy hại trong việc sử dụng hóa chất rất được quan tâm vì thế các dự báo tình huống sự cố hóa chất có thể xảy ra, các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp khắc phục hậu quả sau sự cố hóa chất được đặt lên hàng đầu trong Kế hoạch này.
Đồng thời, các giải pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cũng được nêu rõ nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất, hóa chất độc hại trên địa bàn tỉnh phải thực hiện thủ tục đăng ký, khai báo; lập, trình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/bản cam kết bảo vệ môi trường; lập, trình phê duyệt kế hoạch/biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất; phương án phòng cháy chữa cháy; tổ chức các lớp huấn luyện, thông tin, tuyên truyền về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất…
Tại Quyết định này Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, đặc biệt là việc quản lý an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất và các văn bản liên quan.
- Thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất theo đúng quy định, trong đó chú trọng đến thủ tục phê duyệt Kế hoạch / Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất theo quy định tại Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05/8/2013 của Bộ Công Thương; thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực thi các Kế hoạch / Biện pháp này.
- Rà soát, thống kê các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất lĩnh vực công thương trên địa bàn phục vụ cho công tác quản lý. Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở thực hiện các biện pháp an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hoá chất.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm trong phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất như: Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế,…
- Hướng dẫn các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và sử dụng hoá chất xây dựng biện pháp hoặc kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất theo quy định tại Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05/8/2013 của Bộ Công Thương.
- Tổ chức đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất cho các cơ quan, đơn vị quản lý, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất thuộc phạm vi quản lý ngành công thương trên địa bàn.
- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tham mưu Ban chỉ đạo 127 tăng cường thanh tra, kiểm tra các danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm hàng hóa nhóm 2 theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa – Luật Số 05/2007/QH12) và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm vể quy định nhãn hàng hóa, an toàn hóa chất trong quá trình lưu thông theo quy định của pháp luật.
Kế hoạch yêu cầu các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất phải tuân thủ các quy định của pháp luật về công tác an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất độc hại và báo cáo bằng văn bản về Sở Công Thương và cơ quan quản lý nhà nước liên quan trước ngày 10 tháng 6 đối với báo cáo 06 (sáu tháng), trước ngày 10 tháng 12 đối với báo cáo năm.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt việc thực hiện các quy trình, quy phạm, kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất độc hại nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Thực hiện các quy định về khai báo hóa chất, lập và lưu giữ phiếu an toàn hóa chất, xây dựng kế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất phải đảm bảo tốt nhất khả năng phòng ngừa và ứng phó khi xảy ra sự cố hóa chất.
- Mọi hành vi vi phạm trong lĩnh vực hoạt động hóa chất như: vi phạm về sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, khoảng cách an toàn, xử lý thải bỏ chất thải tồn dư, vi phạm về phiếu an toàn hóa chất, vi phạm về đăng ký, khai báo hóa chất đều phải chịu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 90/2009/NĐ-CP - nay là Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong hoạt động hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp và các văn bản có liên quan.
Xuân Hoa
Ngày 23 tháng 12 năm 2013 Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 2649/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh An Giang.
Với mục tiêu tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất, hóa chất độc hại trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất), đồng thờinêu cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại địa phương.
Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về công tác an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất nguy hiểm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất.
Chủ động phòng ngừa, không để xảy ra sự cố mất an toàn về hóa chất trên địa bàn tỉnh và ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có tình huống xảy ra, nhằm tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất an toàn, hiệu quả, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Kế hoạch nêu rõ 06 nội dung như sau: Thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất trên địa bàn tỉnh; nhận định và dự báo các tình huống sự cố hóa chất; định hướng hoạt động phòng ngừa; hoạt động ứng phó sự cố hóa chất; giải pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; hoạt động ứng phó và khắc phục sau sự cố.
Trong đó thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất năm 2012, trên địa bàn tỉnh An Giang có 11.916 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp hoạt động. Trong đó, có 13 doanh nghiệp sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất, 06 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cao su và plastic, 04 doanh nghiệp sản xuất thuốc, hóa dược, dược liệu, 01 cơ sở sản xuất sản phẩm từ dầu mỏ và hàng trăm cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có liên quan đến hóa chất như chế biến thủy sản, sản xuất kim loại, sản xuất nước sạch, tái chế giấy…
Vấn đề đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe của người lao động và bảo vệ môi trường, tránh ảnh hưởng nguy hại trong việc sử dụng hóa chất rất được quan tâm vì thế các dự báo tình huống sự cố hóa chất có thể xảy ra, các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp khắc phục hậu quả sau sự cố hóa chất được đặt lên hàng đầu trong Kế hoạch này.
Đồng thời, các giải pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cũng được nêu rõ nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất, hóa chất độc hại trên địa bàn tỉnh phải thực hiện thủ tục đăng ký, khai báo; lập, trình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/bản cam kết bảo vệ môi trường; lập, trình phê duyệt kế hoạch/biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất; phương án phòng cháy chữa cháy; tổ chức các lớp huấn luyện, thông tin, tuyên truyền về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất…
Tại Quyết định này Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, đặc biệt là việc quản lý an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất và các văn bản liên quan.
- Thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất theo đúng quy định, trong đó chú trọng đến thủ tục phê duyệt Kế hoạch / Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất theo quy định tại Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05/8/2013 của Bộ Công Thương; thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực thi các Kế hoạch / Biện pháp này.
- Rà soát, thống kê các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất lĩnh vực công thương trên địa bàn phục vụ cho công tác quản lý. Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở thực hiện các biện pháp an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hoá chất.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm trong phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất như: Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế,…
- Hướng dẫn các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và sử dụng hoá chất xây dựng biện pháp hoặc kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất theo quy định tại Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05/8/2013 của Bộ Công Thương.
- Tổ chức đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất cho các cơ quan, đơn vị quản lý, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất thuộc phạm vi quản lý ngành công thương trên địa bàn.
- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tham mưu Ban chỉ đạo 127 tăng cường thanh tra, kiểm tra các danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm hàng hóa nhóm 2 theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa – Luật Số 05/2007/QH12) và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm vể quy định nhãn hàng hóa, an toàn hóa chất trong quá trình lưu thông theo quy định của pháp luật.
Kế hoạch yêu cầu các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất phải tuân thủ các quy định của pháp luật về công tác an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất độc hại và báo cáo bằng văn bản về Sở Công Thương và cơ quan quản lý nhà nước liên quan trước ngày 10 tháng 6 đối với báo cáo 06 (sáu tháng), trước ngày 10 tháng 12 đối với báo cáo năm.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt việc thực hiện các quy trình, quy phạm, kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất độc hại nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Thực hiện các quy định về khai báo hóa chất, lập và lưu giữ phiếu an toàn hóa chất, xây dựng kế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất phải đảm bảo tốt nhất khả năng phòng ngừa và ứng phó khi xảy ra sự cố hóa chất.
- Mọi hành vi vi phạm trong lĩnh vực hoạt động hóa chất như: vi phạm về sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, khoảng cách an toàn, xử lý thải bỏ chất thải tồn dư, vi phạm về phiếu an toàn hóa chất, vi phạm về đăng ký, khai báo hóa chất đều phải chịu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 90/2009/NĐ-CP - nay là Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong hoạt động hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp và các văn bản có liên quan.
Xuân Hoa