Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Keo tụ và đông tụ

  • Thread starter ptbinh17aprvee
  • Ngày gửi

vietnamchemtech

Cây công nghiệp
Tham gia
16/7/08
Bài viết
291
Cảm xúc
7
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Polymer có 2 loại cơ bản là Cation và Anion, Thông thường để đông tụ bùn người ta sử dụng loại Cation (giá thành đắt hơn Anion khoảng 30%), nguyên tắc loài (+) sẽ hút (-) (là điện tích của bùn) nên xảy ra quá trình đông tụ bùn
Tùy theo loại polymer mà tỉ lệ pha khác nhau, thông thường là 0.1% - 1%, sau khi pha xong dung dịch polymer cation nên sử dụng ngay, tối đa sau 1 ngày, anion tối đa sau 3 ngày (Về lý thuyết thì để lâu không sao nhưng thực tế lại khác).
Dung dịch này được châm vào khi độ ẩm bùn đạt khoảng 95 - 96% (tương đương với bùn sau bể cô đặc trọng lực hoặc cô đặc ly tâm). Và bước tiếp theo là máy tách nước ly tâm hoặc máy ép bùn gì đó tùy theo công nghệ xử lý bùn.
Một số phương pháp và loại khác như sử dụng Anion k/h PAC .... cái này thì thông thường, bạn có thể tìm hiểu rất nhiều trên mạng. Nhưng căn bản là tỉ lệ pha dung dịch polymer và bùn đạt tối ưu, tùy thuộc và kinh nghiệm, và năng lực của người vận hành, không có một công thức cụ thể nào cả
Thân
Bạn này vẫn nói chung chung quá, đã có bài viết của mình khá kỹ trên 4R về các loại flocculant. Về sản phẩm đang lưu hành trên thị trường có 3 loại Cation, Anion và Nonion. Mỗi loại Cation và anion phân tiếp ra 3 loại chính mạnh, trung bình, yếu, mỗi loại mạnh, TB, yếu và nonion lại phân tách tiếp ra các loại phân tử lượng khác nhau, do vậy việc ứng dụng của nó với từng loại nước thải khác nhau. Về cách pha ban đầu thông thường chỉ pha từ 0,1-0,2% (không pha được ở 1%). Việc lựa chọn đúng polime phụ thuộc vào 2 yếu tố: 1- thời gian tách pha 0-5 giây, 2- liều lượng sử dụng không quá 10ppm. Với hệ thống chuẩn (tính toán kỹ lưỡng) và tự động thì không phụ thuộc vào kinh nghiệm cũng như năng lực người vận hành (chỉ việc bấm nút). Nhưng cơ bản nhất là vẫn phải đọc kỹ về các yếu tố có thể không lắng như pH, điểm châm coagulant và flocculant............
Thiếu sót gì nữa các bạn bổ xung nốt nhé
 

vietnamchemtech

Cây công nghiệp
Tham gia
16/7/08
Bài viết
291
Cảm xúc
7
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Cho mình hỏi, khi làm đông tụ và keo tụ để lắng hoặc tuyển nổi trước khi xử lý sinh học thì pH của nước thải có ảnh hưởng nhiều đến quá trình không? Ngoài ra các loại PAC, muối Fe và polyme sử dụng thế nào ở các pH khác nhau?

Cám ơn mọi người!
Quá trình sau khi keo tụ thì không gây ảnh hưởng lớn đến quá trình chạy vi sinh, nhưng phải lưu ý pH trong quá trình nuôi. Các loại coagulant thì thường keo tụ tốt ở pH từ 7,5-8,5
 

vietnamchemtech

Cây công nghiệp
Tham gia
16/7/08
Bài viết
291
Cảm xúc
7
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Các anh chị cho em hỏi là khi nào mình nên dùng Polimer cation và khi nào dùng Polimer anion trong việc xử lý ép bùn bằng máy ép bùn vậy.
Theo em được biết là nhà máy xử lý nước thải ở khu công nghiệp Tân Bình, Khi ép bùn, người ta cho Polimer cation và bùn và trộn lên đều rồi mới cho vào máy ép thành bánh bùn, Nhưng em ko biết là tại sao họ lại cho vào là Polimer Cation, sao ko cho Anion, lý do??:018:
Vắt bùn bằng anion cũng được nhưng liều lượng tiêu tốn nhiều hơn, bạn cứ thử test với anion cùng loại để vắt bùn với liều lượng gấp 10 lần quá trình keo tụ, chắc chắn được, cation sẽ rẻ hơn nhiều
 

dangcuong

Mầm xanh
Tham gia
7/12/08
Bài viết
17
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
polymer cation

theo mình thì trong nước thải chủ yếu là anion. do vậy mới dùng phèn nhôm, phèn sắt tạo cation để keo tụ, chúng hút nhau mà. nhưng keo tụ và lắng xuống không phải 100% anion, bùn có 60 -70 là nước. vẫn còn anion. cho cation để chúng "hôn" nốt chỗ anion còn lại. bông bùn sẽ lớn hơn? xin chỉ giáo
 

loveclover

Hạt giống tốt
Tham gia
9/11/11
Bài viết
4
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
có ai biết về chất acrylamid không? nếu dùng polymer để keo tụ tao bông trong xử lý bùn thải bằng máy ép bùn, nếu dùng hóa chất polymer dư nếu chất dư naỳ thải ra môi trường chất này họ còn gọi là acrylamid được xiếp vào là chất thải nguy hại.
vậy các anh chị nào biết cách tính về lượng hóa chất này không? để không gây nguy hại đến môi trường
 

concat250290

Hạt giống tốt
Tham gia
3/8/12
Bài viết
2
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Mình có một số vấn đề muốn tham khảo ý kiến của anh chị em trong ngành:
Quá trình pha loãng PAC, Polymer: tốc độ khuấy trộn khoảng bao nhiêu vòng/phút
Quá trình châm PAC vào bồn đông tụ: tốc độ khuấy trộn khoảng bao nhiêu vòng/phút
Quá trình châm polymer vào bồn tạo bông: tốc độ khuấy trộn khoảng bao nhiêu vòng/phút
Mong nhận được nhiều ý kiến phản hồi của anh chị em.
Thanks
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua