Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

kiểm toán môi trường, kiểm toán chất thải

daibangxanh

Cây cổ thụ
Tham gia
24/5/07
Bài viết
2,207
Cảm xúc
55
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Mối quan hệ Kiểm toán và môi trường

Môi trường và sự phát triển bền vững hiện nay không chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu đang được thế giới đặc biệt quan tâm. Không phải ngẫu nhiên mà các hội nghị quốc tế về môi trường tổ chức tại Bali lại thu hút sự chú ý theo dõi của tòan cầu bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia mà nó còn ảnh hưởng tới sự tồn tại của chúng ta hiện nay và các thế hệ tương lai. Môi trường và sự phát triển kinh tế của các quốc gia luôn có mối quan hệ ngược chiều. Nếu đặt mục tiêu phát triển kinh tế cao khả năng phải sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, khả năng xảy ra sự ô nhiễm từ các chất thải công nghiệp là rất lớn, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của môi trường và ngược lại. Do đó, các quốc gia cần phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.

Với quan niệm rằng tất cả những gì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người và làm hủy hoại đến môi trường đều được coi là ô nhiễm môi trường do đó ô nhiễm môi trường có thể được chia thành các loại sau:

- Ô nhiễm nguồn nước;
- Ô nhiễm không khí;
- Ô nhiễm về tiếng ồn;
- Ô nhiễm từ các chất thải độc hại;
- Ô nhiễm từ sự ảnh hưởng của quá trình phát triển xã hội: ví dụ quá trình đô thị hóa phát triển quá nhanh rất nhiều người không có công ăn việc làm do đó họ vào rừng chặt phá để duy trì cuộc sống. Lượng cây xanh mất đi đồng nghĩa chúng ta có ít O2 hơn để thở, dẫn tới môi trường sẽ bị ô nhiễm, hạn hán, lụt lội thường xuyên xảy ra…

Có 05 nguy cơ mà các nước sẽ phải đối mặt với sự biến đổi của khí hậu, đó là:

- Năng suất đất nông nghiệp bị giảm;
- Gia tăng tình trạng thiếu nước;
- Thời tiết ngày một khắc nghiệt (hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra);
- Các hệ sinh thái mất cân bằng;
- Gia tăng bệnh tật.

Như vậy có thể thấy môi trường có vị trí và vai trò vô cùng to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của loài người, do đó vấn đề là làm sao để duy trì, bảo vệ và phát triển môi trường một cách bền vững? Cơ quan, tổ chức, cá nhân nào thực hiện công việc đó? Trên thế giới, một số nước đã có thể giải đáp các câu hỏi trên đó chính là các cơ quan kiểm toán tối cao có tiến hành hoạt động kiểm toán môi trường.

Khái niệm kiểm toán môi trường bắt đầu xuất hiện vào những năm đầu của thập kỉ 80 sau hàng loạt các thảm họa môi trường xảy ra tại Anh và Mỹ: “Kiểm toán môi trường là công cụ quản lý bao gồm một quá trình đánh giá có tính hệ thống, định kỳ và khách quan được văn bản hóa về việc làm thế nào để thực hiện tổ chức môi trường, quản lý môi trường và trang thiết bị môi trường đó hoạt động tốt”.

Kiểm toán môi trường phải trả lời được câu hỏi do các nhà quản lý đưa ra:

- Chúng tôi đang làm gì? Có phải tuân thủ các luật, quy định về pháp lý môi trường của Chính phủ hay không?
- Chúng tôi có thể làm tốt hơn được không? Ở những khu vực không được quy định, các hoạt động có cần được tăng cường để giảm thiểu tác động môi trường hay không?
- Chúng tôi có thể sử dụng các nguyên vật liệu đầu vào khác với chi phí rẻ hơn để thay thế không? Quy trình sản xuất đã là tối ưu chưa?
- Chúng tôi có thể giảm thiểu các sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất không? Nếu có bằng cách nào? Sản phẩm của chúng tôi có thân thiện với môi trường không?
- Chúng tôi có thể giảm thiểu các chất thải độc hại thải ra trong quá trình sản xuất không? Chúng tôi có thể giảm thiểu các chi phí xử lý môi trường nhưng vẫn tuân thủ các quy định về môi trường của pháp luật hay không? Nếu có bằng cách nào?

Kiểm toán môi trường thực hiện dành cho Nhà máy (doanh nghiệp) cụ thể ra sao ?

- Kiểm toán lưu lượng và nồng độ khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại của nhà máy.

- Kiểm toán dòng vật chất đầu vào, đầu ra của nhà máy

- Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA)

- Đề ra phương án sản xuất sạch hơn, giảm thiểu chất thải bằng phương pháp: 4R

Lợi ích khi doanh nghiệp tham gia:

- Đánh giá hiện trạng môi trường của doanh nghiệp về yêu cầu pháp lý và sức khỏe con người

- Giảm thiểu chất thải, giảm được chi phí xử lý nước thải, khí thải, chất thải nguy hại.

- Giấy thông hành cho doanh nghiệp ra thị trường đối với các sản phẩm xanh
 

thtbk

Hạt giống tốt
Tham gia
2/7/08
Bài viết
1
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
bác daibangxanh có tài liệu liên quan đến phương pháp kiểm toán chất thải (nguồn thải) thì share cho em với, em cũng đang quan tâm nhưng chưa kiếm được tài liệu tiếng anh lẫn tiếng viêt, hoặc bác có thể giới thiệu cho em một vài cuốn sách được ko?
email của em là: thtbkhn@gmail.com; nick: thtbk@yahoo.com.vn
thanks bác nhá.
 

Kiem_khach_da_tinh

Cây công nghiệp
Tham gia
29/6/08
Bài viết
125
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Chắc là bạn này đang làm nghiên cứu đây nên mới đói tài liệu thế. Trộm vía bạn ko biết có phải đề tài này không http://isponre.gov.vn/home/du-an-de...quan-ly-moi-truong-nganh-cong-nghiep-viet-nam. Nếu là đề tài này thì tớ khuyên chân thành bạn chỉ nên sử dụng sách tiếng anh cho khoa học Việt Nam đi lên :D. Thêm nữa là bạn nên kiếm ngay cuốn kiểm toán môi trường hoặc kiểm toán của dân kinh tế và đọc, ít nhiều có tác dụng đấy =))
 

seu dau do

Cỏ 3 lá
Tham gia
17/5/13
Bài viết
48
Cảm xúc
0

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua