Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

manhtuan

Cây công nghiệp
Tham gia
17/1/18
Bài viết
129
Cảm xúc
6
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L




1. MỤC TIÊU AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

1.1. Kiến thức:
– Nắm được những nguyên tắc, qui định về an toàn .
– Xác định được mức độ an toàn .
– Xác định được nhiệm vụ của nhân viên thực hiện và thấy rỏ được trách nhiệm người phụ trách labo trong việc đảm bảo an toàn phòng kiểm nghiệm.

1.2. Kỹ năng:
– Thực hiện được những qui định về an toàn tại labo
– Xử lý được tình huống khi có sự có xãy ra tại nơi làm việc.
– Tổ chức được an toàn tại nơi làm việc.

1.3. Thái độ:
– Nhận thức và thực hiện an toàn trong quá trình kiểm nghiệm tại labo
– Trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cho PKN

2. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
– NV cần được đào tạo và hướng dẫn các KT cấp cứu và các KT sử dụng thiết bị ATLĐ, phổ cập cho mọi cá nhân, không phân biệt trình độ học vấn, thâm niên công tác, chức vụ
– NV luôn phải hoàn thành công việc một cách chính xác, ngăn nắp, không để sai sót.
– Chỉ bắt đầu công việc khi đã nắm chắc tất cả các bước của công việc, nếu còn chưa rõ một điều gì đó cần hỏi lại phụ trách.
– Khi tiến hành các phương pháp tổng hợp được mô tả trong tài liệu, ít nhất cần tiến hành thí nghiệm đầu tiên với lượng chất đã quy định và các điều kiện chỉ ra trong tài liệu
– Các thùng chứa thuốc thử và các hóa chất trong PTN được dán nhãn có ghi đầy đủ tên hợp chất, công thức hóa học và các ký hiệu về an toàn.

3. HÓA CHẤT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
3.1. Nguồn gây nguy hiểm:
– Axit đậm đăc: H2SO4, HNO3, HCl..
– Kiềm mạnh: NaOH, KOH…
– Chất oxy hóa mạnh: I2, KMnO4, AlCl3…
– Khí độc: Clo ,cacbon monooxit, lưu huỳnh Dioxit, Metanol…
– Dung môi dễ bay hởi: Ether, Benzen, Toluen…

3.2. Phòng ngừa:
– Tuyệt đối không được để mũi ngửi trực tiếp hóa chất thể khí, gây nguy hiểm cho đường hô hấp, sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
– Đeo găng tay, mắt kính, mặt nạ, áo bổ hộ khi làm việc.
– Cho từ từ axit vào một lượng nước lớn khi pha chế.
– Thao tác với axit phải thực hiện trong tủ hút, nơi thông gió.
– Bảo quản trong chai thủy tinh có thành dày, có nút nhám.
– Thực hiện pha chế theo đúng nguyên tắc.

3.3. Xử lý khi có sự cố:
– Đối với axit trung hòa với NaHCO3 1-2%
– Đối với kiềm dùng Axit citric hoạc giấm loãng 1-3% sau đó cho uống sữa
– Uống phải Axit: uống ngay với nước xà phòng hoặc nước vôi, không dùng dd cacbonat
– Không được uống thuốc làm nôn.
– Nhanh chóng đưa NN đến bệnh viện

4. CHẤT LỎNG DỄ GÂY CHÁY
– Dễ bắt lửa dưới 37oC
– Điểm dễ phát cháy: nhiệt độ thấp nhất mà tại đó chất đốt/hỗn hợp khí trên bề mặt của dung dịch sẽ bốc cháy khi có tác nhân
– Phạm vi gây cháy: Nồng độ ít/cao nhất của chất đốt trong không khí đủ để gây cháy
– Mức độ cháy/nổ: độ ẩm của không khí
– Luồng hơi nước
– Độ tập trung của hơi/khí tại nơi có hệ thống thông khí kém
– Khác biệt về sự cháy nổ của hóa chất đang sử dụng và đang cất giữ

5. CHẤT NỔ
– Là các hợp chất có khả năng tạo thành một thể tích khí lớn (gấp 15.000 lần thể ích ban đầu, phát ra nhiệt độ cao (3000 – 4000oC), áp suất rất cao, trong thời gian rất ngắn (1/10000 giây).Tạo ra nổ lớn, gây chấn động mạnh.
– Dạng lỏng: Xăng, dầu hỏa, benzen, toluen, các loại alcol, ete, xeton…
– Dạng rắn: Phospho, lưu huỳnh…. ở nhiệt độ cao có thể bốc cháy trong không khí.
– Dạng khí: nhóm hydrocacbon…

6. BẢO QUẢN HÓA CHẤT
6.1. Quản lý:
– Bảo quản hóa chất (dễ kiểm soát, dễ tìm).
– Tránh phơi nhiễm, khuếch tán ra môi trường.
– Lập và thường xuyên cập nhật danh mục hóa chất .
– Hóa chất tự pha đựng trong lọ có nắp đậy, dán nhãn phân biệt.
– Lưu ý những hóa chất độc, dung môi bay hơi, axit đậm đặc, bazơ.
– Định kỳ kiểm tra hóa chất, loại bỏ hóa chất hết hạn, hóa chất không còn xử dụng, xử lý chai lọ khi đã xử dụng hết theo đúng qui định.

6.2. Kho cất giữ hóa chất:
– Có biển báo
– Diện tích phù hợp
– Cửa tự động, có nam châm
– Hệ thống đèn, bộ điều khiển điện, nhiệt độ phía ngoài
– Không có vật liệu dễ cháy trong kho: giấy, nhựa
– Thiết kế đặc biệt: giá, phân vùng để hóa chất
– Hệ thống thông khí và hút khói: khu vực kho, chuẩn bị sử dụng hóa chất
– Thùng lạnh chống nổ: hệ thống theo dõi nhiệt độ
– Hộp kim loại an toàn: thiếc
– Hệ thống báo cháy, dụng cụ chống cháy

7. DỤNG CỤ THỦY TINH
7.1. Phòng ngừa:
– Hạn chế làm đổ vỡ, nối ống tủy tinh có đường kính lớn hơn vào ống cao su.
– Nếu cần tạo ra một áp suất dư nhỏ, phải mắc vào hệ thống khí van an toàn.
– Không được đun nóng chất lỏng trong các bình hoặc các dụng cụ kín.
– Không dùng dụng cụ thủy tinh có vết nứt hoạc sức mẻ mép cạnh.
– Chỉ để trên bàn những dụng cụ thủy tinh thường sử dụng, để có trật tự.
– Dùng chổi thu gom mảnh thủy tinh vở, tuyệt đối không dùng tay.
– Cẩn thận dùng tay khi khiêng những bình lớn.

7.2. Rửa dung cu thủy tinh:
– Rửa ngay dụng cụ sau khi sử dụng.
– Đặt cẩn thận các dụng cụ bẩn vào các giá để đặc biệt.
– Nhân viên sử dụng dụng cụ phải báo cho nhân viên súc rửa tính độc hại của hóa chất để có biện pháp xử lý.
– Đeo găng tay cao su khi rửa, đeo mặt nạ, đeo kính che mắt khi tiếp xúc với chất ăn mòn.
– Việc súc rửa nên tiến hành trong tủ hút.
– Nếu chưa biết được tính chất của dd cần rửa nên rửa trước bằng nước nóng và xà phòng.

8. THIẾT BỊ GIA NHIỆT
8.1. Các nguồn gây nguy hiểm:
– Đèn gas.
– Đèn cồn.
– Bếp điện.
– Tủ sấy.
– Tủ ấm.
– Tủ chưng cách thủy.

8.2 Hiện tượng:
– Chập mạch, phóng hồ quang, lớp cách điện bốc cháy

9. CÁC HỆ THỐNG CHÂN KHÔNG- CHƯNG CẤT
9.1. Gây nguy hiểm:
– Nứt vỡ dụng cụ thủy tinh.
– Sự cố khi sử dụng bếp điện.
– Khả năng gây nổ các dụng cụ thủy tinh.
– Gây cháy, tạo hơi độc.

9.2. Biện pháp an toàn:
– Dùng kính và mặt nạ bảo vệ.
– Che chắn bình bằng lưới.
– Các bình hút ẩm được dán bằng băng dính trong suốt.
– Kiểm tra bình: không có vết nứt, bóng bọt, các mối nhám và van khóa cần làm sạch và bôi mỡ.

10.THIẾT BỊ CHƯNG CẤT THƯỜNG DÙNG
– Mức chất lỏng trong bình không được vượt quá 1/3 tt.
– Chỉ được dùng bình sinh hàn làm nguội bằng nước.
– Dùng nồi chưng cách chất lỏng, không nên dùng bếp điện để chưng trực tiếp, bếp có rơle tự ngắt điện.
– Không dùng nồi cách thủy để chưng cất các chất có chứa Na kim loại, các hydrua, các chất có khả năng phản ứng mạnh với nước.
– Có bộ kẹp cất vào giá để, dễ thao tác.
Biện pháp phòng ngừa.
– Rót chất lỏng vào bình sau khi đã lắp xong thiết bị.
– Cho hạt tạo sôi vào bình chưng cất.
– Chỉ gia nhiệ̣t sau khi chuẩn bị xong tất cả các thao tác, sau khi cho nước vào sinh hàn.
– Theo dõi nhiệt độ nồi chưng không quá nóng, cao hơn nhiệt độ sôi của chất lỏng 20-30oC.
– Theo dõi tình hình làm việc của bộ sinh hàn.
– Tháo bộ cất sau khi để nguội hoàn toàn.

11. .THỰC HÀNH THAO TÁC CHUẨN
– Tuân thủ đúng trình tự thao tác.
– Cải thiện và điều chỉnh các điều kiện không an toàn càng sớm càng tốt.
– Xem các hóa chất không nhãn là độc hại cho tới khi nhận dạng hoặc đi tiêu hủy.
– Loại bỏ các hóa chất biến màu hoặc quá hạn.
– Hóa chất trước khi dùng phải đọc kỹ nhãn hiệu.
– Dùng xong phải trả lại ngay chỗ cũ.
– Dụng cụ dùng xong phải rửa ngay.
– Hút mẫu bằng pipet hay quả bóp cao su, không được hút bằng miệng.
– Các lọ hóa chất sau khi mở lấy hóa chất phải đóng nắp ngay.
– Khi đun sôi phải cho đá bọt, mảnh thủy tinh hoặc bi thủy tinh.
– Khi sang chai phải dùng phễu (khi rót nhớ một tay cầm chai rót chai kia để trên bàn tuyệt đối không cầm trên 2 tay).
– Không hút axit hay bazơ bằng pipet không có bầu an toàn.
– Không hút bằng pipet khi còn một ít axit hay bazơ trong chai.
– Dụng cụ sử dụng cho axit đậm đặc phải tráng ngay với nước nhiều lần.
– Phòng thương tích, chống cháy nổ.
– Tránh để bắn hay trào ra ngoài khi thao tác.
– Tránh dùng dụng cụ đã rạn nứt.
– Khi làm việc với chất dễ cháy tuyệt đối không dùng lửa ngọn.
– Khi mở khóa vòi đốt, phải châm lửa ngay, tránh hơi đốt tràn lan khắp phòng.
– Khi không dùng hơi đốt, khóa thật kín hơi đốt ngay.
– Phải đóng cửa hotte để tránh hơi độc lan ra phòng.
– Phải mở lỗ thông hơi, hoặc quạt hút gió để đưa hơi độc thoát khỏi ra ngoài.

12. THỰC HIỆN BIỆN PHÁP AN TOÀN
12.1. Tổ chức an toàn phòng thí nghiệm hóa hoc:
– Trang bị phòng hộ cá nhân
– Các nguyên tắc hoạt động an toàn các thiết bị thí nghiệm
– Tổ chức, hướng dẫn, trực quan, thực tập các kỹ thuật phòng ngừa
– Xử lý cứu hộ, khắc phục hậu quả tai nạn xảy ra
– Dự trù kinh phí phục vụ công tác bảo hộ và ATLĐ
– Qui định trách nhiệm rõ ràng
– Phụ trách PTN chịu trách nhiệm cao nhất về AT
– Nội dung hoạt động
– Quản lý nhân sự
– Giao trách nhiệm
– Duy trì các điều kiện làm việc AT
– Đào tạo nhân viên thực hiện an toàn PTN
– Thống kê sự cố
– Trang bị hệ thống cấp cứu
– Trách nhiệm nhân sự của người lao động

12.2. Dán nhãn và chứa hóa chất trong PTN;

12.2.1. Yêu cầu về chai lọ, đồ đựng hóa chất:
– Dung tích: pha chế đủ phục vụ cho công việc.
– Vật liệu cấu tạo: dùng chai lọ thủy tinh.

12.2.2. Yêu cầu về dán nhãn: gồm các thông tin sau:
– Tên hóa chất (danh pháp), tên thường gọi hoặc loại hóa chất.
– Một từ ký hiệu chỉ thị tính độc hại của hóa chất: Nguy hiểm, dễ cháy, dễ nổ, độc..
– Các biện pháp phòng ngừa.
– Cách xử lý khi bị ảnh hưởng.
– Ngày, tháng, người xử dụng, người pha.
– Điểm chớp cháy (nếu là chất cháy).
– Cấp độc hại của hóa chất.

12.3. Thải bỏ chất độc hại:
– Đốt ngoài trời, xa nơi dân cư
– Đốt trong lò, chú ý đến khả năng gây nổ
– Thải qua nước thải: chú ý các hóa chất sinh hơi gây cháy nổ hoặc độc hại, ô nhiễm môi trường nước, theo đúng qui định của nhà nước, lưu ý các chất thải phóng xạ
– Thải các chất gây nổ: phải được xử lý trước, phải được các cơ quan có thẩm quyền về an ninh cho phép
– Chôn lấp: chú ý các vật liệu có thể ngấm vào nước ngầm và nước mặt gây ô nhiễm, thường áp dụng đối với HC thông thường và chất hữu cơ.

12.4. Vấn đề thông khí:
– Cung cấp khí sạch từ bên ngoài vào.
– Duy trì nhiệt độ, độ ẩm thích hợp.
– Giảm các nguy cơ cháy nổ, mang đi hoặc pha loãng chất ô nhiễm khí tại nơi làm việc.
– Bố trí các chụp hút tại các góc phòng, tốc độ hút khí 30m/phút.

13. VỆ SINH – MÔI TRƯỜNG AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
– Làm việc trong tủ hút, chạy tủ trước khi làm việc 30’,chỉ ngắt điện tủ hút khi tủ hoàn toàn kín, khi làm việc chiều cao cửa tủ mở không được vượt quá 1/3 chiếu cao tủ
– Không được để các hóa chất bay hơi tại khu làm việc
– Các thuốc thử dùng hàng ngày đã pha phải đậy kín, các chất dễ bay hơi (axit clohydric,amoniac,brom…) để trong các thùng đặc biệt, đặt trong tủ hút, cân ngay trong tủ hút các chất dễ bay hơi.
– Xử dụng mặt nạ phòng khí độc
– Hạn chế sự xâm nhập các chất độc
– Mặc quần áo bảo hộ chuyên dụng, đeo khẩu trang
– Đeo kín bảo hộ hoặc dùng mặt nạ che chắn mắt
– Không được ăn uống trong khu vực làm việc
– Không bảo quản các loại đồ ăn uống trong tủ lạnh bảo quản
– Nghiêm cấm dùng miệng để hút hóa chất lỏng bằng pipet,
– Chỉ hút bằng quả bóp cao su hay xylanh.

14. TỔ CHỨC AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
14.1. Đào tạo:
– Nâng cao kiến thức, ý thức về an toàn.
– Nhận biết tác hại, biết được qui tắc và qui trình thực hiện.
– Xây dựng các biện pháp an toàn.

14.2 . Tổ chức nơi làm việc:
– Phân công trách nhiệm về an toàn.
– Thường xuyên kiểm tra nơi làm việc, chú ý biền cảnh báo.
– Kiểm tra việc quản lý hóa chất.
– Bố trí thiết bị báo động.
– Số điện thoại khẩn cấp
– Đường thoát hiểm hợp lý.

14.3. Xây dựng và thực hiện chương trình dự phòng liên quan đến hóa chất:
– Mua, nhận hóa chất, thiết bị liên quan phải đúng yêu cầu kỹ thuật.
– Bảo vệ môi trường, xử lý chất thải liên quan đến hóa chất.
– Có kế hoạch ứng cứu trong trường hợp khẩn cấp.

14. 4. Thực hiện bộ luật lao động:
– Đo kiểm môi trường lao động và lập hồ sơ vệ sinh lao động.
– Thực hiện khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ sức khỏe.
– Theo dõi bệnh nghề nghiệp theo luật định.

14.5. Sẵn sàng ứng phó trong trường hợp khẩn đảm bào an toàn trong phòng thí nghiệm:
– Nắm được nguyên tắc xử lý.
– Báo cáo ngay hiện tượng bất thường cho người có trách nhiệm.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua