HSE
Cây công nghiệp
- Bài viết
- 296
- Nơi ở
- TP.Hồ Chí Minh
Làm thế nào để quản lý chặt chẽ hoá chất tại nơi làm việc?
Chiến lược chung để quản lý chặt chẽ hoá chất tại nơi làm việc và bảo vệ môi trường có thể diễn đạt đơn giản như sau:
- Bước đầu tiên là xác định xem hoá chất đó là những chất nào; phân loại chúng theo tác động tới sức khoẻ, môi trường và các tác hại vật lý; chuẩn bị nhãn và bảng dữ liệu an toàn hoá chất và các biện pháp phòng tránh. Thiếu các thông tin đó tại nơi làm việc thì không thể tiến hành các bước tiếp theo trong việc dánh giá tác động của hoá chất cũng như xác định các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát. Các thông tin đó cung cấp cấu trúc ưu tiên trong việc quản lý hoá chất.
- Bước thứ 2 là đánh giá xem các hoá chất đó sẽ được sử dụng thế nào và các tiếp xúc của NLĐ sẽ ra sao. Các đánh giá đó sẽ kết thúc thông qua việc giám sát tiếp xúc hoặc thông qua việc áp dụng các công cụ cho phép ước tính tiếp xúc dựa vào các thông số liên quan đến lượng sử dụng, nguy cơ thải vào môi trường trong điều kiện làm việc và các đặc tính vật lý của hoá chất.
- Một khi nguy cơ đã được nhận diện, phân loại và rủi ro của chúng được đánh giá, bước thứ 3 cũng là bước cuối cùng là sử dụng các thông tin này để xây dựng các chương trình kiểm soát và phòng ngừa tại nơi làm việc. Chương trình này bao gồm rất nhiều biện pháp như: lắp đặt và sử dụng các biện pháp kiểm soát kỹ thuật; thay thế bằng hoá chất ít độc hại hơn; sử dụng mặt nạ chống độc và các phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) khác nếu cần thiết. Các mục khác của chương trình cũng hỗ trợ việc kiểm soát là: giám sát tiếp xúc, thông tin và tập huấn cho NLĐ tiếp xúc hoá chất; lưu giữ các ghi chép; khám sức khoẻ; kế hoạch sơ tán khẩn cấp; và quy trình thải bỏ hoá chất.
(Nguồn tin: ILO)
Chiến lược chung để quản lý chặt chẽ hoá chất tại nơi làm việc và bảo vệ môi trường có thể diễn đạt đơn giản như sau:

- Bước đầu tiên là xác định xem hoá chất đó là những chất nào; phân loại chúng theo tác động tới sức khoẻ, môi trường và các tác hại vật lý; chuẩn bị nhãn và bảng dữ liệu an toàn hoá chất và các biện pháp phòng tránh. Thiếu các thông tin đó tại nơi làm việc thì không thể tiến hành các bước tiếp theo trong việc dánh giá tác động của hoá chất cũng như xác định các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát. Các thông tin đó cung cấp cấu trúc ưu tiên trong việc quản lý hoá chất.
- Bước thứ 2 là đánh giá xem các hoá chất đó sẽ được sử dụng thế nào và các tiếp xúc của NLĐ sẽ ra sao. Các đánh giá đó sẽ kết thúc thông qua việc giám sát tiếp xúc hoặc thông qua việc áp dụng các công cụ cho phép ước tính tiếp xúc dựa vào các thông số liên quan đến lượng sử dụng, nguy cơ thải vào môi trường trong điều kiện làm việc và các đặc tính vật lý của hoá chất.
- Một khi nguy cơ đã được nhận diện, phân loại và rủi ro của chúng được đánh giá, bước thứ 3 cũng là bước cuối cùng là sử dụng các thông tin này để xây dựng các chương trình kiểm soát và phòng ngừa tại nơi làm việc. Chương trình này bao gồm rất nhiều biện pháp như: lắp đặt và sử dụng các biện pháp kiểm soát kỹ thuật; thay thế bằng hoá chất ít độc hại hơn; sử dụng mặt nạ chống độc và các phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) khác nếu cần thiết. Các mục khác của chương trình cũng hỗ trợ việc kiểm soát là: giám sát tiếp xúc, thông tin và tập huấn cho NLĐ tiếp xúc hoá chất; lưu giữ các ghi chép; khám sức khoẻ; kế hoạch sơ tán khẩn cấp; và quy trình thải bỏ hoá chất.
(Nguồn tin: ILO)