Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

Lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

de^

Cây đầu làng
Tham gia
21/5/07
Bài viết
580
Cảm xúc
28
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
LỜI MỞ ĐẦU



“Sự cố tràn dầu” là những sự cố thường xảy ra trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, phân phối và tàng trữ dầu khí và các sản phẩm của chúng. Ví dụ, các hiện tượng rò rỉ, phụt dầu, vỡ đường ống, vỡ bể chứa, tai nạn đâm va gây thủng tàu, đắm tàu, sự cố tại các dàn khoan dầu khí, cơ sở lọc hoá dầu v.v... làm cho dầu và sản phẩm dầu thoát ra ngoài tự nhiên khoảng vài trăm lít trở lên, dẫn đến gây ô nhiễm môi trường tự nhiên, ảnh hưởng xấu đến sinh thái và thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên thuỷ sản. Nói cách khác thì sự cố tràn dầu là hiện tượng dầu bị rò rỉ, thất thoát ra ngoài môi trường tự nhiên do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây ra không kiểm soát được

Ở Việt Nam,Với gần 90.000 lượt tàu biển ra vào cảng biển mỗi năm với tổng dung tích hơn 320 triệu GT, trong đó có 44.224 lượt tàu nước ngoài, nguy cơ xảy ra tai nạn hàng hải và sự cố tràn dầu luôn thường trực.

Với những hiểu biết của em, trong khuôn khổ của một bài tập học kì môn Luật môi trường, em xin được xây dựng một tình huống giả định về sự cố tràn dầu, từ đó lập kế hoạch để ứng phó sự cố tràn dầu đó. Bài tập của em cơ cấu như sau:

Phần A – TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH

Phần B – LẬP KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

I, Công tác báo cáo:

II, Tổ chức thực hiện ứng cứu:

1,NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA ỨNG CỨU:

2, NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN KHI THAM GIA ỨNG CỨU:

3, KHẮC PHỤC, GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ SỰ CỐ TRÀN DẦU

4. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ:

5,KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT, XỬ LÍ VI PHẠM:

Em đã cố gắng hoàn thành một cách tốt nhất có thể bài tập của mình. Tuy nhiên do nhiều lý do khách quan nên chắc chắn còn có nhiều thiếu sót mà em chưa thể nhận ra. Rất mong nhận được sự đánh giá và những đóng góp quý báu từ các thầy cô

Em xin cảm ơn !







A – TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH

Vào đêm 21/11/2008, tàu X của công ty Ychở 100 tấn dầu đi từ TP HCM đến Đà Nẵng trên vùng biển cách Mũi Né, tỉnh Bình Thuận khoảng 4 hải lý bị lật úp làm 10 người chết, 4 người mất tích, toàn thể hàng hóa bị chìm và làm khoảng 80 tấn bị tràn ra biển. Dầu đã loang ra biển trên diện rộng 2 Km2 và vẫn còn khả năng tiếp tục tiếp tục lan rộng . Do dầu đã bị tràn ra biển đã để lại hậu quả rất nghiêm trọng làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, tài nguyên thủy sinh, tài nguyên nước, tài nguyên đất trên một khu vực khá rộng, gây thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là những hoạt động liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên thủy sản, các tổ chức, cá nhân sinh sống và có hoạt động phát triển ven bờ như đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, du lịch, làm muối, nông nghiệp...

B – LẬP KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

Căn cứ vào mức độ sự cố tràn dầu, việc tổ chức, kế hoạch ứng phó được tiến hành ở 3 cấp:

- Cấp cơ sở (mức I, tràn dầu dưới 100 tấn);

- Cấp khu vực (mức II, tràn dầu từ 100 đến 2.000 tấn);

- Cấp quốc gia (mức III, tràn dầu trên 2.000 tấn).

Với mức tràn dầu khoảng 70 tấn thì sự cố nêu trên phải lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở như sau:

I, Công tác báo cáo:

Thuyền trưởng, đại lý, hoa tiêu, chủ tàu X… bằng mọi biện pháp, có trách nhiệm báo kịp thời đến một trong các cơ quan sau đây:

+ Cảng vụ hàng hải;

+ Cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn của Tỉnh Bình Thuận

+ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận;

+ Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu Miền Nam ;

+ UBND tỉnh Bình Thuận (Ban chỉ huy PCLB & TKCN cấp tỉnh).

Ngoài các đầu mối trên, khi để xảy ra tràn dầu hoặc phát hiện SCTD, có thể thông tin đến bất kỳ địa chỉ liên lạc nào, như: các đài thông tin duyên hải, UBND cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); các đơn vị: hải quân, biên phòng, cảnh sát biển, cảnh sát giao thông đường thủy.

Trường hợp tràn dầu từ tàu biển: Thuyền trưởng, đại lý, hoa tiêu, chủ tàu… bằng mọi biện pháp phải thông báo ngay cho cảng vụ hàng hải để có những biện pháp xử lý kịp thời.

II, Tổ chức thực hiện ứng cứu:

Khi nhận được thông tin xảy ra sự cố tràn dầu từ các đơn vị trên,Chi cục Bảo vệ Môi trường thuộc Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận tổ chức thực hiện như sau:

Bước 1: Ghi nhận đầy đủ thông tin về sự cố xảy ra từ đơn vị đã báo tin và từ các nguồn tin khác để xác định tính chất, quy mô của sự cố.

Bước 2: Tổ chức thực hiện nhanh lực lượng ứng cứu cũng như phương án ứng cứu như sau:

+Tổ chức đoàn cán bộ đến hiện trường thực hiện công tác ứng cứu.

+Thông báo cho các bên liên quan cùng tham gia công tác ứng cứu.

+Điều động cho các đơn vị chuyên môn thực hiện công tác ứng cứu.

Bước 3: Lực lượng ứng cứu từ Chi cục phối hợp các đơn vị liên quan cùng tham gia công tác ứng cứu. Công tác ứng cứu hiện trường bao gồm:

+ Tổ chức các biện pháp vây dầu để ngăn dầu loang, đồng thời thực hiện công tác bơm hút, xử lý dầu loang. Công tác này được thực hiện bởi các đơn vị chuyên môn như lực lượng ứng cứu tràn dầu của Tổng kho xăng dầu B, Nhà máy lọc dầu , Nhà máy điện … của Tỉnh Bình Thuận và Trung tâm ứng cứu sự cố tràn dầu miền Nam .

+ Giám sát công tác bơm hút chuyển lượng dầu còn lại trong phương tiện gặp sự cố sang phương tiện chứa khác nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình ứng cứu. Trong quá trình chuyển dầu sang phải triển khai các biện pháp để ngăn ngừa dầu tràn ra ngoài.

+ Tổ chức lực lượng trực tại hiện trường ứng cứu liên tục cho đến khi hoàn thành công tác ứng cứu.

+ Giám sát hoạt động và hao phí cần thiết của các đơn vị tham gia ứng cứu sự cố.

+ Lập biên bản sự cố với chủ phương tiện và các bên liên quan.

+ Báo cáo liên tục công tác ứng cứu về Ban chỉ huy công tác ứng cứu, Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận

Bước 4: Tiến hành khảo sát và ghi nhận, chụp ảnh, lấy mẫu nước để đánh giá sơ bộ tác động, ảnh hưởng của sự cố đến môi trường.

Bước 5: Phối hợp với các cơ quan chuyên môn khác tổ chức tiến hành công tác đánh giá tác động môi trường do sự cố gây ra, điều tra thống kê thiệt hại kinh tế và công tác xử lý làm sạch môi trường sau sự cố.

Bước 6: Họp với các bên liên quan xem xét chi phí xử lý sự cố.

Bước 7: Lập thủ tục yêu cầu đền bù và xử lý theo quy định pháp luật.

1,NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA ỨNG CỨU:

a.Ban chỉ đạo

– Khi nhận thông tin có sự cố, ban chỉ đạo yêu cầu ban chỉ huy thực hiện ứng cứu nhanh, ngăn chặn tối đa lượng dầu tràn trên biển.

– Xử lý vi phạm, bồi thường dưới sự tham mưu của ban chỉ huy.

b. Ban chỉ huy

Chỉ huy trưởng hiện trường (Chi cục Bảo vệ Môi trường ):

– Đề xuất nhanh phương án ứng cứu.

– Thông báo các đơn vị liên quan tham gia ứng cứu.

– Tổ chức nhanh lực lượng và ứng cứu.

– Thông báo, điều động các đơn vị ứng cứu trực tiếp thực hiện phao vây và bơm hút dầu tràn.

Các thành viên:

+ Cảng vụ Tỉnh Bình Thuận

– Hỗ trợ Ban chỉ đạo hay Ban chỉ huy trong công tác Ứng phó sự cố tràn dầu

– Lập hồ sơ lưu giữ tàu khi cần thiết.

– Điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.

+ Sở Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy Tỉnh Bình Thuận

– Cứu hộ cứu nạn (cứu người và chữa cháy phương tiện thủy gặp sự cố)

– Điều tra xử lý nguyên nhân xảy ra sự cố.

+ Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Bình Thuận

– Lập hồ sơ ban đầu do tai nạn gây ra.

– Phối hợp cấp cứu người, phương tiện, tài sản.

– Phân luồng giao thông.

– Đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực xảy ra sự cố.

– Phối hợp xử lý vi phạm nguyên nhân xảy ra sự cố.

+ Chi cục quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận

– Bảo vệ, ngăn chặn lượng dầu tràn đến khu vực nuôi trồng thủy sản.

– Hỗ trợ trong công tác kiểm soát dầu tràn.

Trung tâm ứng cứu

– Thông báo đến ban chỉ huy ứng cứu khi có sự cố xảy ra (nếu có)

– Tác nghiệp với đơn vị ứng cứu trực tiếp tại địa phương khi có sự cố.

– Túc trực ứng cứu hiện trường 24/24.

– Thường xuyên báo cáo công tác ứng cứu đến ban chỉ huy.

– Thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra trong hoạt động neo đậu, bơm hút dầu…

Đơn vị ứng cứu trực tiếp

– Theo sự điều động của ban chỉ huy ứng cứu khi có sự cố.

– Phải thực hiện phương án phòng ngừa ứng cứu theo quy định.

2, NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN KHI THAM GIA ỨNG CỨU:

a. Kiểm tra, đánh giá

Ban chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu kiểm tra đánh giá thông tin, diễn biến tình hình mới để điều chỉnh các biện pháp ứng phó phù hợp.

Trong trường hợp diễn biến mới không làm thay đổi mức độ sự cố thuộc cấp độ khu vực thì ban chỉ đạo tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố tràn dầu.

Trong trường hợp diễn biến mới, làm tăng mức độ nguy hại, vượt quá khả năng ứng phó của cấp cơ sở, thì ban chỉ đạo phải kịp thời có các biện pháp cần thiết yêu cầu huy động biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu ở cấp khu vực.

b. Xử lý đối với phần dầu tràn trên mặt biển

Các đơn vị ứng cứu trực tiếp phối hợp, điều động tàu chuyên dụng thực hiện các nhiệm vụ sau:

– Tìm mọi biện pháp cứu người, tìm kiếm người mất tích.

– Thực hiện các biện pháp xử lý phần dầu tràn trên mặt biển:

· Biện pháp cơ học: Tổ chức quây gom, dồn dầu vào một vị trí nhất định để ngăn dầu không tiếp tục lan rộng để thu gom, xử lý. Sử dụng phao ngăn dầu để quây khu vực tràn dầu, hạn chế ô nhiễm lan rộng và để thu gom, xử lý. Dùng máy hớt váng dầu sau khi đã được quây lại để cho vào kho chứa.

· Biện pháp hoá học: Sử dụng các chất phân tán, chất phá nhũ tương dầu - nước, các chất keo tụ và hấp thụ dầu được sự chấp thuận của Bộ tài nguyên và môi trường.

· Biện pháp sinh học: Dùng các vi sinh vật phân giải dầu như vi khuẩn, nấm mốc, nấm men,…

Sự cố tràn dầu tàu X, dầu đã loang ra biển trên diện rộng 2 Km2 và vẫn còn khả năng tiếp tục tiếp tục lan rộng vì vậy biện pháp ưu tiên là kết hợp biện pháp cơ học với biện pháp hoá học.

– Các phương tiện cần được huy động để ứng phó sự cố tràn dầu:

· Tàu đa năng, ca nô chuyên dụng ứng phó sự cố tràn dầu;

· Các loại phao quây dầu tràn chuyên dụng;

· Bơm hút dầu, thùng thu gom dầu;

· Máy bơm nước;

· Chất phân tán;

· Máy bay trực thăng tìm kiếm cứu nạn, tàu chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn;

· Các thiết bị chuyên dụng khác.

c. Không cho dầu từ nguồn gây ô nhiễm do sự cố tiếp tục tràn ra môi trường

Chuyển toàn bộ số dầu còn lại bằng phương tiện chuyên dụng về kho của tổng cục hậu cần tại tỉnh Bình Thuận. Các đơn vị cảnh sát giao thông, cảnh sát phòng cháy chữa cháy tham gia đảm bảo an toàn nhiệm vụ vận chuyển dầu đến kho.

Nếu kho xăng của tổng cục hậu cần tại tỉnh Bình Thuận không đủ khả năng tiếp nhận, các công ty xăng, dầu thuộc địa bàn tỉnh sẵn sàng tiếp nhận dầu nếu đủ điều kiện.

d. Làm sạch bờ biển, đất bị nhiễm dầu

Nhanh chóng và bằng mọi biện pháp, mọi phương tiện, từ thô sơ (như xẻng, xô, chậu ...) cho tới hiện đại (như xe hút nước, bơm dầu, xe ủi, ô tô tải...) tổ chức thu gom váng dầu , cặn dầu theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo.

Tổ chức làm sạch bờ biển sau khi đã vớt dầu. Kỹ thuật xử lý và làm sạch bờ cụ thể đối với từng kiểu, dạng bờ cần được trao đổi và thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn về môi trường ở Trung ương và địa phương.

Váng dầu, cặn dầu và các vật liệu bám dầu (như đất, cát, cành cây, rác bám dầu v.v...) cần gom về một nơi, cùng với lượng dầu thu gom được trên mặt biển và sngăn quây cách ly không cho thấm ra môi trường xung quanh và sẽ được cơ quan chuyên môn hướng dẫn xử lý.



3, KHẮC PHỤC, GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ SỰ CỐ TRÀN DẦU

a. Đánh giá hậu quả sự cố tràn dầu

Ban chỉ đạo phối hợp với các tổ chức, cơ quan có liên quan để tiến hành đánh giá mức độ thiệt hại. Thiệt hại về sự cố bao gồm những thiệt hại có thể xác định được bằng tiền theo quy định của pháp luật và chi phí điều động lực lượng, phương tiện, thiết bị để ứng phó sự cố, hoạt động khảo sát, đánh giá, xác định thiệt hại, giải quyết các thủ tục bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả

Trong trường hợp cần thiết, có thể thuê tư vấn của cơ quan chuyên môn để đánh giá mức độ thiệt hại.

Các đơn vị thực hiện đánh giá và kê khai thiệt hại theo hướng dẫn chung của Ban chỉ đạo. Sở tài chính tỉnh Bình Thuận là cơ quan giúp việc cho Ban chỉ đạo trong việc tổng hợp đánh giá tình hình thiệt hại.

Kinh phí bồi thường thiệt hại do cơ quan bảo hiểm chi trả (do tàu X của doanh nghiệp Y này có tham gia bảo hiểm) và từ nguồn tài chính của công ty Y.

b, Khắc phục, giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu

Trên cơ sở đánh giá thiệt hại, Ban chỉ đạo chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, ưu tiên phục hồi môi trường theo hiện trạng ban đầu. Ban chỉ đạo quyết định các biện pháp, công nghệ, điều động các lực lượng chuyên môn hỗ trợ địa phương trong quá trình khắc phục hậu quả.

UBND tỉnh Bình Thuận có nhiệm vụ sau:

– Triển khai công tác khắc phục hậu quả trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Tổ chức khôi phục lại đời sống nhân dân trong vùng thiệt hại, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân ổn định cuộc sống.

– Phối hợp với các cơ quan chuyên môn theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo trong hoạt động khắc phục hậu quả sự cố, bao gồm:

+ Phối hợp với Chi cục quản lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Sở tài nguyên môi trường tỉnh Bình Thuận trong công tác khắc phục những thiệt hại còn lại ở phần diện tích biển xảy ra sự cố, có kế hoạch khôi phục số lượng động, thực vật biển bị chết; phối hợp với cơ quan cảnh sát bờ biển, cơ quan quân đội cho phép thuyền cá được tiếp tục lưu thông qua vùng biển này.

+ Phối hợp với Sở tài nguyên môi trường tỉnh Bình Thuận, triển khai các hoạt động khắc phục ban đầu những ảnh hưởng lâu dài do lượng dầu đã ngấm xuống đất gây.

+ Phối hợp với Sở tài nguyên môi trường tỉnh Bình Thuận đánh giá lại tình hình các thành phần môi trường sau sự cố.

– Tiến hành kiểm tra, đánh giá lại khả năng hoạt động của công ty Y. Trong trường hợp công ty Y được tiếp tục hoạt động, phải tiến hành giám sát việc gia cố lại bờ kè là nơi đặt các bồn chứa dầu được đảm bảo an toàn.

c, Giải quyết bồi thường thiệt hại

_ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh Bình Thuận chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan và chủ tàu X (gây ra sự cố tràn dầu) thực hiện việc đánh giá, xác định thiệt hại và giải quyết bồi thường thiệt hại.

_ Kinh phí giải quyết bồi thường thiệt hại do cơ quan bảo hiểm chi trả (nếu có tham gia bảo hiểm) và từ nguồn tài chính của chủ cơ sở gây ra sự cố tràn dầu.

_ Các khoản bồi thường thiệt hại gồm: tính mạng, sức khoẻ con người; tài sản của nhà nước và nhân dân; huỷ hoại tài nguyên, môi sinh, môi trường; điều động lực lượng, phương tiện, thiết bị để ứng phó sự cố tràn dầu; khảo sát, đánh giá, xác định thiệt hại; giải quyết các thủ tục bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả. Cụ thể là 10 người chết, 4 người mất tích, bồi thường cho sức khoẻ con người, tài sản hoa màu, môi trường sinh thái, tài nguyên thủy sinh, tài nguyên nước, tài nguyên đất,… của các tổ chức, cá nhân sinh sống và có hoạt động phát triển ven bờ như đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, du lịch, làm muối, nông nghiệp... bị ảnh hưởng.

_Chủ cơ sở gây ra sự cố tràn dầu đã ký kết hợp đồng ứng phó sự cố tràn dầu với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu hoặc với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực phải thanh toán chi trả theo hợp đồng.

_ Việc giải quyết bồi thường thiệt hại cần tiến hành khẩn trương, chặt chẽ, có thể thuê tư vấn của cơ quan chuyên môn, kể cả tư vấn quốc tế trong trường hợp bên gây ra sự cố tràn dầu là pháp nhân nước ngoài. Trường hợp cần thiết, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố tràn dầu, Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn có thể phối hợp, chỉ đạo cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giải quyết hậu quả, bồi thường thiệt hại sự cố tràn dầu.

_ Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, đơn vị chủ quản của chủ cơ sở có trách nhiệm chỉ đạo đương sự gây ra sự cố tràn dầu thực hiện đầy đủ, kịp thời trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật.



5. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ:

Sau khi các đơn vị đã thực hiện các biện pháp cần thiết để ứng phó sự cố tràn dầu, và khắc phúc đến mức tối đa có thể, đời sống nhân dân đã được ổn định; không còn nguy cơ dầu tiếp tục tràn ra ngoài môi trường, hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu chấm dứt. Ban chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu tại họp các bên có liên quan để thông báo chấm dứt hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, tổng kết hoạt động của các bộ phận, thực hiện công tác báo cáo và chấm dứt hoạt động của Ban chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu.

6,KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT, XỬ LÍ VI PHẠM:

Các cơ quan, đơn vị, cá nhân tích cực tham gia công tác ứng cứu sự cố, góp phần nâng cao khả năng ứng phó, khắc phục hậu quả được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, không thực hiện trách nhiệm của mình trong công tác ứng phó sự cố gây hậu quả xấu cho công tác ứng phó sự cố thì bị xử lý theo quy định của pháp luật và phải bồi thường cho những thiệt hại do sự thiếu trách nhiệm của mình gây ra.

Trên cơ sở báo cáo của Ban chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu và hoạt động điều tra của cơ quan công an, thông báo để UBND tỉnh Bình Thuận tiếp tục phối hợp với cơ quan công an điều tra về trách nhiệm của công ty Y trong việc để xảy ra sự cố lần này để có những biện pháp xử lý công ty Y và các đối tượng có liên quan trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật.

Tìm tag: Luật môi trường, Sự cố tràn dầu
 
Tham gia
25/3/09
Bài viết
5
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
EMERGENCY RESPONSE PLAN IN CASE OF FUEL AND CHEMICAL SPILLS

EMERGENCY RESPONSE PLAN IN CASE OF FUEL AND CHEMICAL SPILLS

 Responsibility, timeframe, resources/equipments and procedures to control in emergency response plan
Responsibility Timeframe Available Resources/Equipment Control Procedure Government Permit
Related Authorities Record information, survey on the scene and support to clean up spills. In working time or overtime if necessary +Shovel: 5 units
+Dry sand: 2 m3
+Cotton: 10 kg
+Tank: 5 units
+Gloves & Hobnailed boots: 10 sets
+Big tank for hazardous waste: 2 units (200 liters/unit) Figure 3.4 Will be mobilized
Supervisor Record, survey and check on the scene Anytime have risk
Project Director Receiving information and assign tasks to employees to solve the problem
Site Environmental Spe******************t Record on the scene and give the urgent methods for solving and control implementing process until finishing the problem.
Construction Manager Mobilize Resources/Equipment to the scene and survey on site
Site Manager Check on the scene and inform to Site Environmental Spe******************t
Site Engineer Record risks and inform to manager and supply resources/equipments
Subcontractors Support equipments and give method for solution if can be
Client (VEC) Check and assess on the scene after handling In working time

 Process troubleshooting
 Evacuate from the risky areas
Individuals in the spill area with oil/chemical need to be evacuated from the site immediately (Except those who have been trained to handle the overflow traces). If the wound in the full-size medium and large or seems dangerous to immediately inform to site manager to apply the plan for emergency incidents.
 Plan against spills and clean up spills
Upon receiving the information happens to oil spills/chemical from the site (technical staff of the contractors/local communities/local authorities) in the process of troubleshooting, Site Manager should perform the following steps:
Step 1: To note the information about the incident from the signal-man were notified and from other sources to determine property and scale of the problem (small/medium /large).
Step 2: Implementation quickly rescue forces as well as rescue plan as follows:
- Organization of emergency response forces to the scene carrying out rescue work.
- Inform the stakeholders involved in rescue work.
- Mobilization of the specialized units perform the rescue (if necessary)
Step 3: Force-site rescue coordinate of related agencies involved in rescue work. The work of the rescue scene, including:
• For small spill stain (<10 liters)
- Ensure that the spill area can access and full marks are not dangerous to life and health of the individuals involved in spill prevention.
- Identify and stop the overflow source (plug the leak, close the valve, the bottle is upright overflow ...).
- Check/identify risk factors such as combustible materials, the harmful gases, the causes of spills. If the flammable liquid must turn off the engine, power/electrical equipment nearby. If found the risk of serious harm should immediately leave the area overflow. If in doubt, consider the list of oil / chemicals to test and identify hazards.
- Keep track overflow drain into drainage lines or the surrounding water by using absorbent materials and/or other materials (if necessary), close the valve drains, cover the drain ...
- If material spills have penetrated drainage pipe/water is necessary to apply measures to isolate the source of water to oil/chemical spills wide and alert to local communities.
- Clean up spills and other materials used in absorbent material (not water) into the container security - are boxes for hazardous waste.
- Ensure that the area is cleaned non-slip. If it is easy to slip, you need to use anti-slip material and or use warning signs.
- Prepare minutes of the incident and report to stakeholders (People’s committee, WSA).
• For medium spill stain (10 liters to 100 liters)
- Ensure that the spill area can access and spills do not endanger the lives and health of the individuals involved in spill prevention.
- Identify and stop the overflow source (plug the leak, close the valve, the bottle is upright overflow ...).
- Check/identify risk factors such as combustible materials, the harmful gases, the causes of spills. If the flammable liquid must turn off the engine, power/electrical equipment nearby. If found the risk of serious harm should immediately leave the spill area. If it is flammable liquid in doubt, consider the list of oil/chemicals to test and identify hazards.
- To mobilize additional support forces to handle spills and stains direct command and supervision of the entire process of managing pain overflow.
- Keep track overflow drain into sewer lines or the surrounding water using absorbent materials and/or other materials (if necessary), close the valve drains, cover the drain ...
- If material spills have penetrated sewer / water is necessary to apply measures to isolate the source of water to oil / chemical spills wide and alert local people.
- Clean up spills and other materials used in absorbent material (not water) into the container security - are boxes for hazardous waste.
- Ensure that the area is clean non-slip. If you slip, you need to use anti-slip material and or use warning signs.
- To record and report incidents to the relevant parties (People’s community, and WSA)
• For full marks (over 100 liters)
- Ensure that the spill area can access and spills and stains do not endanger the lives and health of the individuals involved in spill prevention.
- Identify and stop the overflow source (plug the leak, close the valve, the bottle is upright overflow ...).
- Check/identify risk factors such as combustible materials, the harmful gases, the causes of spills. If the flammable liquid must turn off the engine, power/electrical equipment nearby. If found the risk of serious harm should immediately leave the area overflow. If in doubt, consider the list of oil/chemicals to test and identify hazards.
- To mobilize additional support forces to handle spills and stains direct command and supervision of the entire process of managing pain overflow.
- Keep track overflow drain into sewer lines or the surrounding water using absorbent materials and/or other materials (if necessary), close the valve drains, cover the drain ...
- If material spills have penetrated sewer/water is necessary to apply measures to isolate the source of water to oil/chemical spills wide and alert local people.
- Depending on the size and capacity overflow traces of actual rescue team to request the assistance of the specialized agencies at the local (if necessary).
- Clean up spills and other materials used in absorbent material (not water) into the container security - are boxes for hazardous waste.
- Ensure that the area is clean non-slip. If you slip, you need to use anti-slip material and or use warning signs.
- Prepare minutes of the incident and report to stakeholders (People’s communities, Environmental Resources district office and WSA).
Step 5: Collaborate with other professional agencies and organizations carrying out the assessment of environmental impacts caused by the incident, the statistical survey of economic damage and the environmental cleanup process after the incident.
Step 6: Meeting with stakeholders to consider the cost of troubleshooting.
Step 7: Prepare procedures and requirements for compensation and treatment under the law.
 
Tham gia
25/3/09
Bài viết
5
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
QUY TRÌNH XỬ LÝ TRONG TRƯỜNG HỢP DẦU, HÓA CHẤT CHẢY TRÀN

QUY TRÌNH XỬ LÝ TRONG TRƯỜNG HỢP DẦU, HÓA CHẤT CHẢY TRÀN

 Nhiệm vụ, thời gian biểu, nguồn lực và quy trình xử lý trong trường hợp dầu và hóa chất chảy tràn
Nhiệm vụ Thời gian biểu Thiết bị/nguồn lực sẵn có Quy trình kiểm soát Giấy phép
Các bên có liên quan Ghi nhận thông tin, khảo sát địa điểm và hỗ trợ lực lượng và thiết bị để làm sạch khu vực xảy ra sự cố. Trong thời gian làm việc hoặc ngoài giờ nếu cần thiết +Xẻng: 05 chiếc
+Cát khô: 2m3)
+Vải thấm: 10
+Xô chứa: 05 chiếc
+Găng tay và giầy bảo hộ không thấm nước: 10 bộ
+Thùng chứa các vật phẩm nguy hại: 02 thùng (200 lít/thùng)
Hình 3 Sẽ được thực hiện trong thời gian tới
Tư vấn Ghi nhận thông tin, khảo sát và kiểm tra địa điểm xảy ra sự cố Bất kỳ thời gian khi có sự cố
Giám đốc Dự án Phân công nhiệm vụ cho cấp dưới để giải quyết vấn đề
Chuyên viên môi trường Đưa ra phương án xử lý khẩn cấp đồng thời điều hành việc thực hiện cho đến khi giải quyết xong vấn đề.
Trưởng phòng xây dựng Huy động lực lượng, trang thiết bị ra hiện trường và giám sát hiện trường
Quản lý Công trường Kiểm tra hiện trường và thông báo khẩn cấp tới nhân viên môi trường
Kỹ sư công trường Ghi nhận thông tin và báo cho quản lý công trường và cung cấp nguồn lực/trang thiết bị.
Nhà thầu phụ Hỗ trợ thiết bị và phương pháp giải quyết sự cố trong trường hợp cần thiết
Chủ đầu tư (VEC) Kiểm tra và đánh giá hiện trường sau xử lý Trong thời gian làm việc
 Quy trình xử lý sự cố
• Sơ tán khỏi khu vực sự cố
Các cá nhân trong khu vực có vết tràn dầu/hóa chất cần phải được sơ tán khỏi công trường ngay lập tức (trừ những người đã được huấn luyện về xử lý các vết tràn). Nếu các vết tràn ở cỡ “vừa và lớn hoặc có vẻ nguy hiểm thì cần thông báo ngay đến Chỉ huy công trường để áp dụng phương án đối phó sự cố khẩn cấp.
• Phương án chống tràn và dọn sạch vết tràn
Khi nhận được thông tin xảy ra sự cố tràn dầu/hóa chất từ các công trường (cán bộ kỹ thuật của nhà thầu/người dân/chính quyền địa phương) theo quy trình xử lý sự cố, chỉ huy công trường (Site Manager) cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Ghi nhận đầy đủ thông tin về sự cố xảy ra từ đơn vị đã báo tin và từ các nguồn tin khác để xác định tính chất, quy mô của sự cố (nhỏ/vừa/lớn).
Bước 2: Tổ chức thực hiện nhanh lực lượng ứng cứu cũng như phương án ứng cứu như sau:
- Tổ chức lực lượng ứng cứu sự cố đến hiện trường thực hiện công tác ứng cứu.
- Thông báo cho các bên liên quan cùng tham gia công tác ứng cứu.
- Huy động các đơn vị chuyên môn thực hiện công tác ứng cứu (nếu cần thiết)
Bước 3: Lực lượng ứng cứu tại chỗ phối hợp các đơn vị liên quan cùng tham gia công tác ứng cứu. Công tác ứng cứu hiện trường bao gồm:
• Đối với vết tràn nhỏ (<10 lít)
- Phải đảm bảo rằng khu vực tràn có thể tiếp cận được và vết tràn không gây nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe của các cá nhân tham gia chống tràn.
- Xác định và ngưng các nguồn gây tràn (bịt các lỗ rò, đóng van, dựng đứng các bình đang gây tràn…).
- Kiểm tra/xác định các yêu tố nguy hiểm như vật liệu dễ cháy, các chất khí gây hại, các nguyên nhân gây tràn. Nếu là các chất lỏng dễ cháy cần phải tắt các động cơ, nguồn điện/thiêt bị điện gần đó. Nếu phát hiện các nguy cơ nguy hại nghiêm trọng cần phải lập tức rời khỏi khu vực tràn. Nếu nghi ngờ, cần xem xét danh mục dầu mỡ/hóa chất để kiểm tra và xác định các nguy cơ gây hại.
- Ngăn không cho vết tràn chảy vào đường cống thoát nước hoặc các nguồn nước lân cận bằng cách sử dụng các vật liệu thấm và/hoặc các vật liệu khác (nếu cần), đóng van đường cống, đậy nắp cống…
- Nếu vật liệu tràn đã thâm nhập vào cống thoát nước/nguồn nước cần phải áp dụng các biện pháp cô lập nguồn nước không để dầu/hóa chất loang rộng và cảnh báo cho người dân địa phương.
- Dọn sạch vật liệu tràn và các chất sử dụng để thấm (không được dùng nước) vào các thùng chứa đảm bảo an toàn – loại thùng dành chứa chất thải nguy hiểm.
- Đảm bảo rằng khu vực được dọn sạch không trơn trượt. Nếu trơn trượt thì cần phải sử dụng vật liệu chống trơn trượt và hoặc sử dụng các biển cảnh báo.
- Lập biên bản sự cố và báo cáo đến các bên liên quan (UBND xã, WSA)
• Đối với vết tràn vừa (Từ 10 lít đến dưới 100 lít)
- Phải đảm bảo rằng khu vực tràn có thể tiếp cận được và và vết tràn không gây nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe của các cá nhân tham gia chống tràn.
- Xác định và ngưng các nguồn gây tràn (bịt các lỗ rò, đóng van, dựng đứng các bình đang gây tràn…).
- Kiểm tra/xác định các yêu tố nguy hiểm như vật liệu dễ cháy, các chất khí gây hại, các nguyên nhân gây tràn. Nếu là các chất lỏng dễ cháy cần phải tắt các động cơ, nguồn điện/thiêt bị điện gần đó. Nếu phát hiện các nguy cơ nguy hại nghiêm trọng cần phải lập tức rời khỏi khu vực tràn. Nếu nghi ngờ, cần xem xét danh mục dầu mỡ/hóa chất để kiểm tra và xác định các nguy cơ gây hại.
- Huy động thêm lực lượng hỗ trợ để xử lý vết tràn đồng thời trực tiếp chỉ huy và giám sát toàn bộ quá trình xử lý vết tràn.
- Ngăn không cho vết tràn chảy vào đường cống thoát nước hoặc các nguồn nước lân cận bằng cách sử dụng các vật liệu thấm và/hoặc các vật liệu khác (nếu cần), đóng van đường cống, đậy nắp cống…
- Nếu vật liệu tràn đã thâm nhập vào cống thoát nước/nguồn nước cần phải áp dụng các biện pháp cô lập nguồn nước không để dầu/hóa chất loang rộng và cảnh báo cho người dân địa phương.
- Dọn sạch vật liệu tràn và các chất sử dụng để thấm (không được dùng nước) vào các thùng chứa đảm bảo an toàn – loại thùng dành chứa chất thải nguy hiểm.
- Đảm bảo rằng khu vực được dọn sạch không trơn trượt. Nếu trơn trượt thì cần phải sử dụng vật liệu chống trơn trượt và hoặc sử dụng các biển cảnh báo.
- Lập biên bản sự cố và báo cáo đến các bên liên quan (UBND xã, và WSA)
• Đối với vết tràn lớn (Trên 100 lít)
- Phải đảm bảo rằng khu vực tràn có thể tiếp cận được và và vết tràn không gây nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe của các cá nhân tham gia chống tràn.
- Xác định và ngưng các nguồn gây tràn (bịt các lỗ rò, đóng van, dựng đứng các bình đang gây tràn…).
- Kiểm tra/xác định các yêu tố nguy hiểm như vật liệu dễ cháy, các chất khí gây hại, các nguyên nhân gây tràn. Nếu là các chất lỏng dễ cháy cần phải tắt các động cơ, nguồn điện/thiêt bị điện gần đó. Nếu phát hiện các nguy cơ nguy hại nghiêm trọng cần phải lập tức rời khỏi khu vực tràn. Nếu nghi ngờ, cần xem xét danh mục dầu mỡ/hóa chất để kiểm tra và xác định các nguy cơ gây hại.
- Huy động thêm lực lượng hỗ trợ để xử lý vết tràn đồng thời trực tiếp chỉ huy và giám sát toàn bộ quá trình xử lý vết tràn.
- Ngăn không cho vết tràn chảy vào đường cống thoát nước hoặc các nguồn nước lân cận bằng cách sử dụng các vật liệu thấm và/hoặc các vật liệu khác (nếu cần), đóng van đường cống, đậy nắp cống…
- Nếu vật liệu tràn đã thâm nhập vào cống thoát nước/nguồn nước cần phải áp dụng các biện pháp cô lập nguồn nước không để dầu/hóa chất loang rộng và cảnh báo cho người dân địa phương.
- Căn cứ quy mô vết tràn và năng lực của đội ngũ ứng cứu thực tế để yêu cầu sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn tại địa phương (nếu cần thiết).
- Dọn sạch vật liệu tràn và các chất sử dụng để thấm (không được dùng nước) vào các thùng chứa đảm bảo an toàn – loại thùng dành chứa chất thải nguy hiểm.
- Đảm bảo rằng khu vực được dọn sạch không trơn trượt. Nếu trơn trượt thì cần phải sử dụng vật liệu chống trơn trượt và hoặc sử dụng các biển cảnh báo.
- Lập biên bản sự cố và báo cáo đến các bên liên quan (UBND xã, phòng Tài nguyên môi trường huyện và WSA)
Bước 5: Phối hợp với các cơ quan chuyên môn khác tổ chức tiến hành công tác đánh giá tác động môi trường do sự cố gây ra, điều tra thống kê thiệt hại kinh tế và công tác xử lý làm sạch môi trường sau sự cố.
Bước 6: Họp với các bên liên quan xem xét chi phí xử lý sự cố.
Bước 7: Lập thủ tục yêu cầu đền bù và xử lý theo quy định pháp luật.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua