Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

MIXED BED???

meomaythongminh

Cây đầu làng
Tham gia
24/5/07
Bài viết
691
Cảm xúc
7
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Vật liệu đa năng ODM-2F
odm-best.JPG

  • Xuất xứ : chỉ PVC-Co nhập khẩu từ OKPUR (CHLB Nga)
  • Đặc điểm : dạng hạt 0.8 - 2.0 mm
  • Công dụng : khử sắt, mangan, arsen, ổn định pH, kim loại nặng, dầu mỡ, chất hữu cơ, hợp chất Nitơ và các độc tố,..
  • Cùng chủng loại :
    ODM-1A
    (hút dầu, hóa chất);
    ODM-1C
    (khử độc tố nuôi trồng thủy sản);
    ODM-3F (khử mangan)
  • Hạn dùng : tối thiểu 5 năm, định kỳ rửa ngược rửa xuôi bằng nước, không cần tái sinh
  • Đơn vị tính : lít
  • Tỷ trọng : 0,65 kg/lít
  • Đóng bao : 40L (chuẩn), 25L, 10L
  • Giá bán lẻ : 18.000 đ/lít + VAT 10%


1. Giới thiệu :

- Nước sản xuất: Nga. Sản phẩm được Cơ quan quản lý bằng sáng chế và thương hiệu của Cộng hòa Liên bang Nga cấp bằng sáng chế số 2141375, ngày 15/12/1998.
- Vật liệu lọc đa năng ODM-2F là sản phẩm thiên nhiên (thành phần chính là diatomit, zeolit, bentonit) được hoạt hóa ở nhiệt độ cao, đưa vào ứng dụng từ năm 1998 trong nhiều công trình ở Nga, Ukraina, Uzbekistan,… (tại các thành phố Matxcơva, Perma, Yekaterinburg, Irkustsk, Omsk) và nhiều quốc gia khác. Sử dụng tại Việt Nam từ năm 2002.
- Phạm vi ứng dụng: có thể thay thế đồng thời cả cát thạch anh, hạt xúc tác và than hoạt tính trong quy trình công nghệ xử lý nước và nước thải. Sản phẩm được chứng nhận an toàn cho sử dụng cấp nước sinh hoạt và ăn uống.
- Đặc tính: là chất hấp phụ, hấp thụ và là vật liệu lọc đa năng.
- Thành phần hóa học cơ bản : SiO2 <= 84%; Fe2O3 <= 3,2%; Al2O3 + MgO + CaO = 8%;

2. Đặc tính kỹ thuật :

Chỉ tiêu
Đơn vị
Thông số
Kích thước hạt
mm
0,8 – 2,0
Tỷ trọng
kg/m3
650
Diện tích bề mặt
m2/g
120 - 180
Độ xốp
%
70
Dung lượng hấp thụ
g/g
1,3
Độ ngậm nước
%
90 – 95%

3. Khả năng ứng dụng :
- Nâng và ổn định độ pH của nước trong khoảng 6,5 - 8,0
- Xúc tác quá trình khử sắt (Fe < 35 mg/l)
- Giảm hàm lượng nitrogen (nitrit, nitrat, amôni), photphat (20–50% tùy theo tốc độ lọc từ 4–7 m/giờ), có khả năng khử arsen, khử Flo trong nước (tác dụng tương tự hạt xúc tác Alumina).

- Giảm hàm lượng một số hợp chất hữu cơ có trong nước
- Khử các kim loại nặng như đồng, kẽm, crôm, niken
- Giảm hàm lượng dầu (hấp thu khoảng 90 mg dầu / g hạt)
- Khử các chất phóng xạ

4. Ưu điểm :

- Kết hợp nhiều công đoạn xử lý như xúc tác, tạo bông, lọc cặn trong cùng một thiết bị.
- Tăng độ an toàn cho chất lượng nước sau xử lý.
- Vận hành đơn giản.
- Giá cả thấp hơn nhiều so với các loại chất hấp phụ khác.
- Có thể thay thế các loại vật liệu lọc đang được sử dụng mà không cần thay đổi cấu trúc bể lọc.
- Lượng nước rửa lọc thấp hơn các loại vật liệu khác. Không cần sục gió.


5. Phạm vi ứng dụng :

- pH đầu vào >= 6,0. Trong trường hợp pH < 6,0 nên lọc kết hợp với hạt nâng pH (LS) hoặc nâng pH bằng hóa chất (pH tối ưu cho quá trình khử sắt là 6,5). Hàm lượng sắt đầu vào <= 35mg/l.
- Vận tốc lọc: 5–20 m/giờ. Có thể sử dụng trong các bể lọc hở hoặc bể lọc áp lực. Hướng lọc từ trên xuống.
- Hạt ODM-2F không cần hoàn nguyên (ngoại trừ quy trình khử Flo). Sau một thời gian sử dụng khoảng 3 - 5 năm (tùy theo chất lượng nước nguồn và yêu cầu xử lý) cần thay mới hạt.


6. Khuyến cáo sử dụng :

- Vận tốc lọc và chiều dày lớp vật liệu lọc ODM-2F sẽ được điều chỉnh theo hàm lượng sắt hoặc các chất ô nhiễm có trong nguồn nước. Để xử lý nước ngầm nên bố trí thiết bị làm thoáng, sục khí hoặc ejector phía trước bể lọc để cung cấp thêm oxy cho quá trình oxy hóa sắt.
- Để tăng hiệu quả xử lý đối với nước nguồn có độ pH thấp, nên sử dụng kết hợp với hạt nâng pH (LS). Độ dày lớp hạt LS được điều chỉnh theo độ pH của nước nguồn và tốc độ lọc (tham khảo phần hướng dẫn sử dụng hạt LS). Hoặc sử dụng kèm các hóa chất nâng pH như NaOH, Na2CO3, vôi.
- Để tạo độ trong cho nước cần bố trí dưới lớp ODM-2F một lớp cát thạch anh dày 0,2 - 0,3m.
- Trong các thiết bị khử sắt hàm lượng cao trên 5 mg/l: nên bố trí chiều cao lớp ODM-2F tối thiểu là 0,8m, vận tốc lọc không vượt quá 20 m/h. Hiệu quả xử lý sẽ tốt hơn sau khi vận hành 3 – 4 ngày (thời gian đầu để tạo lớp màng xúc tác trên bề mặt hạt).
- Trong trường hợp nước ngầm chứa sắt ở dạng phức hữu cơ, có thể châm thêm một ít chlorine phía trước bể lọc ODM-2F.
- Hạt ODM-2F có khả năng xử lý dầu trong nguồn nước có nồng độ dầu đến 20 mg/l. Khả năng hút dầu của hạt là 90 mg/g.
- Cần rửa sạch hạt ODM-2F trước khi đưa công trình vào sử dụng.
- Rửa lọc định kỳ bằng quy trình rửa ngược. Chu kỳ rửa lọc 1–2 lần/ngàyđêm. Cường độ nước rửa để đảm bảo độ giản nở của lớp vật liệu lọc đạt 30% là 10 l/s.m2. Thời gian rửa lọc 15–20 phút. Không cần sục gió.
 

thhenviro

Cây công nghiệp
Tham gia
13/1/09
Bài viết
212
Cảm xúc
2
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Chủ đề này đã 2 năm rồi, cả nhà mình sao không thấy ai bàn luận về chủ đề Mixed Bed thể nhỉ --> cái này cũng rất hay đó.
Mình cũng tìm hiểu sơ sơ và có một số ý kiến thế này, mong anh em cũng đóng góp nhé.
1. Mixed Bed : bản chất có phải là trộn lẫn 2 loại hạt anion và cation không.
2. Xử dụng trong trường hơp nào? -->
- Một số nguồn nước đòi hỏi độ tinh khiết cao, độ dẫn điện <2 thì màng Ro không đáp ứng được nên phải xử dụng cái này có đúng không.
3. Vị trí đặt ở đâu trong hệ thống xử lý nước tinh khiết? Trước hay sau RO
4. TRong hệ thống có xử dụng Mixed Bed có cần phải gắn 2 trụ cation và anion không?
Bác nào có kinh nghiệm cùng chia sẻ và bàn luấn nha.
 

thehiepvn

Mầm xanh
Tham gia
2/11/07
Bài viết
17
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Mixed Bed

Chào Bạn,

Mình đã làm về Mixed Bed, nên cũng có hiểu qua về đặc điểm của nó. Có thể chưa được nhiều nhưng mạn phép được trả lời như sau:

Chủ đề này đã 2 năm rồi, cả nhà mình sao không thấy ai bàn luận về chủ đề Mixed Bed thể nhỉ --> cái này cũng rất hay đó.
Mình cũng tìm hiểu sơ sơ và có một số ý kiến thế này, mong anh em cũng đóng góp nhé.
1. Mixed Bed : bản chất có phải là trộn lẫn 2 loại hạt anion và cation không.
- Dúng là trộn lẫn 2 loại hạt nhựa anion và cation vào trong 1 bồn. Cation và Anion phân thành 2 lớp riêng biệt. Quá trình trao đổi ion diễn ra trong thời gian đó. Thông thường, sau 1 thời gian hoạt động, khi độ dẫn điện của nước sản phẩm tăng lên, người ta phải tiến hành tái sinh hạt nhựa. Quá trình tái sinh trải qua 14 bước, đại loại là sục khí để cho hạt nhựa được trộn lẫn, sau đó sẽ cho NaOH nóng và HCL vào lần lượt để tái sinh hạt nhựa. Sau đó backwash để rửa sạch hóa chất...
2. Xử dụng trong trường hơp nào? -->
- Một số nguồn nước đòi hỏi độ tinh khiết cao, độ dẫn điện <2 thì màng Ro không đáp ứng được nên phải xử dụng cái này có đúng không.
--> Đúng! sau khi qua mixed bed, độ dẫn điện có thể đạt được tới 0.05 mS/cm
3. Vị trí đặt ở đâu trong hệ thống xử lý nước tinh khiết? Trước hay sau RO
--> Sau RO. Nếu đặt trước RO thì RO sẽ trở thành vô nghĩa vì RO không có tác dụng trao đổi ion (thực ra là có nhưng ko nhiều). Vai trò của RO là để loại bỏ những phân tử có kích cỡ lớn hơn kích cỡ của màng RO.
4. TRong hệ thống có xử dụng Mixed Bed có cần phải gắn 2 trụ cation và anion không?
--> Tất nhiên là không rồi.
Bác nào có kinh nghiệm cùng chia sẻ và bàn luấn nha.

TQ!
 

thhenviro

Cây công nghiệp
Tham gia
13/1/09
Bài viết
212
Cảm xúc
2
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Thanks thehiepvn.
Trao đổi thêm nhé> Bản chất của Mixed Bed là trộn 2 loại ionit lại với nhau, vậy tại sao ta không tách riêng ra làm 2 cột trao đổi có phải là dễ dàng tái sinh hạt nhựa không?
Nếu tách riêng thì hiệu quả xử lý có thay đổi không?
Nếu trộn lẫn 2 loại hạt nhựa thì tỉ lệ trộn như thế nào nhỉ? có phải là phụ thuộc và hàm lượng ion cần loại bỏ không.
 

luckyst4r88

Cây ăn trái
Tham gia
22/9/08
Bài viết
89
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Chủ đề này đã 2 năm rồi, cả nhà mình sao không thấy ai bàn luận về chủ đề Mixed Bed thể nhỉ --> cái này cũng rất hay đó.
Mình cũng tìm hiểu sơ sơ và có một số ý kiến thế này, mong anh em cũng đóng góp nhé.
1. Mixed Bed : bản chất có phải là trộn lẫn 2 loại hạt anion và cation không.
2. Xử dụng trong trường hơp nào? -->
- Một số nguồn nước đòi hỏi độ tinh khiết cao, độ dẫn điện <2 thì màng Ro không đáp ứng được nên phải xử dụng cái này có đúng không.
3. Vị trí đặt ở đâu trong hệ thống xử lý nước tinh khiết? Trước hay sau RO
4. TRong hệ thống có xử dụng Mixed Bed có cần phải gắn 2 trụ cation và anion không?
Bác nào có kinh nghiệm cùng chia sẻ và bàn luấn nha.

Mình có một số ý bàn luận với bạn, và trao đổi với thehiepvn thế này lun:

1. Bản chất là trộn lẫn 2 laọi K(cation) và A (Anion). Tuy nhiên không phải là phân thành 2 lớp (khi hoạt động mà phân lớp vầy thì hiệu quả có khác gì cột K và A riêng), rồi tới khi backwash để tái sinh hạt nhựa thì trộn lẫn chúng nó lên (trộn lên thì bạn cho HCl và NaOH vào oánh nhau à :gunsmilie:)
Thực chất là, hạt K và A trộn lẫn với nhau khi hoạt động, khi tái sinh các hạt được sục ngược và 2 loại hạt được phân tách lớp theo tỷ trọng (K ở dưới, A ở trên). Sau đó, 2 đường cấp hóa chất để hoàn nguyên là HCl và NaOH (nồng độ thì tùy từng loại hạt,...) được bố trí riêng --> Vận hành cực kì khó, phức tạp.
Cũng có loại hạt nhựa MB không tái sinh được (nước dành cho điện tử hay dùng loại này á bạn, chất lượng nước yêu cầu cực cao he he, và đương nhiên chi phí thì hơi khủng vì dùng xong vứt lun, Tuy nhiên tuổi thọ nó cao hơn MB tái sinh được)
Tỷ lệ trộn nè: thông thường 1:1, có thể 1:2 tùy theo chất lượng nước xử lý (bạn nói đúng đó). Còn cụ thể thì phải do các chuyên gia của nhà sản xuất loại hạt đấy cơ. Phân tích 1 đống nước đầu vào, rùi từ đống số liệu đó thiết kế. :022:
2. Sử dụng trong TH nào?
Khi yêu cầu CL nước cao, đòi hỏi Conductivity cao (vài micro Siemen/cm2) . Đặt sau RO, hoặc cao hơ:3316978:n nữa thì sau cột K và cột A.
3. Vị trí: Sau RO hoặc sau cột K, cột A (Dầu khí Dung Quất còn chơi cả RO --> Cột K --> Cột A --> MB :dance3:). CHo nên còn tùy yêu cầu CL nước đầu ra.
4. Như nói trên, tùy CL nước đầu ra, nếu ycau` cao, chẳng hạn EC mà < 1 micro S/cm2 thì đặt MB sau K sau A lun. keke
À, thêm 1 điều nữa, tại sao phải trộn nó lại mà k tách riêng cho dễ tái sinh. He, trộn lại thì hiệu quả nó cao hơn mà bạn, tiếp xúc tốt và triệt để hơn. Trong khi từng cột, thì nó xử lý hết loại ion này rồi mới tới loại ion kia, lại còn bị rò rỉ nữa.

Nói chung cái thằng MB này phức tạp lắm. hic hic. Có gì fai tìm hiểu thêm thôi. :3316978:
 

thhenviro

Cây công nghiệp
Tham gia
13/1/09
Bài viết
212
Cảm xúc
2

luckyst4r88

Cây ăn trái
Tham gia
22/9/08
Bài viết
89
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Bác lucky trả lời quá hay, cho Thanks cái . Có chỗ muốn mình làm cái này cho họ nhưng chắc "say no" quá
Riêng cái vụ hoàn nguyên là mình thấy linh tinh rồi. Vấn đề này cần phải tìm hiểu thêm mới được.

Dạ bác quá khen ùi, mọi sự đều đi tìm hiểu khi đụng đến nó là hiểu thêm chút mà. Chỗ nào yêu cầu bác cái đó vậy, bác có thể hợp tác bên lucky.
 

thhenviro

Cây công nghiệp
Tham gia
13/1/09
Bài viết
212
Cảm xúc
2
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Àh, họ yêu cầu xử lý nước để làm dược phẩm. yêu cầu có mấy chục lít 1 ngày àh. Do chưa tự tin lắm mà công suất lại nhỏ quá nên mình đã cancel rồi.
Để khi nào gặp độ lớn lớn chút anh em hợp tác nha.
Mình ở Gò vấp - SG, thế bác ở đâu nhỉ. Cho số phone đi có dịp thì anh em đi cafe cà pháo.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua