Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Một số nhận xét và đề xuất kiến nghị về chất thải rắn

leeahnjun

Cây công nghiệp
Tham gia
29/8/19
Bài viết
279
Cảm xúc
200
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Một số nhận xét và đề xuất kiến nghị về chất thải rắn

a) Nhận xét

Thứ nhất, có sự tương quan chặt chẽ giữa quản lý CTR với mức thu nhập bình quân của quốc gia: CTR được quản lý tốt hơn ở các nước có thu nhập cao, yếu kém hơn ở các nước có thu nhập thấp. So sánh với mức trung bình của các nước có cùng mức thu nhập trung bình thấp, Việt Nam có lượng phát sinh CTR gia tăng nhanh, có tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt cao hơn, tuy nhiên, tỷ lệ tái chế và phương thức xử lý tương đương, không có nhiều cải thiện hơn. Bên cạnh đó, Chất thải nhựa đang là vấn đề lớn đối với nước ta.

Thứ hai, cũng như các nước có cùng mức thu nhập, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với các thách thức, gồm:

- Thiếu nguồn tài chính cho vận hành hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Nguyên nhân là do nguồn thu thấp từ các hộ gia đình và các nguồn phát sinh chất thải khác hoặc cũng như thiếu ngân sách từ chính quyền địa phương.

- Về công nghệ, thiếu công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đồng thời đáp ứng yêu cầu về BVMT. Hoạt động tái chế phi chính thức là phổ biến, gây tác động tiêu cực đến môi trường. Thiếu tài nguyên đất dành cho chôn lấp nhưng lại có sự phản đối của người dân địa phương đối với việc xây dựng các cơ sở xử lý chất thải.

- Sự khó khăn, vướng mắc trong thiết kế và quản lý hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải bền vững về tài chính trong khi tối đa hóa phạm vi thu gom và giảm thiểu các tác động môi trường. Thực tế cho thấy các quy hoạch quản lý CTR cấp vùng ở nước ta không được thực hiện thành công; công tác thu gom có hiệu quả thấp. Cơ sở dữ liệu về CTR chưa đáp ứng yêu cầu.

- Năng lực thể chế trong lập kế hoạch, giám sát và thực thi chính sách, pháp luật quản lý CTR còn thấp. Còn nhiều bất cập, hạn chế trong cơ cấu tổ chức, phân công trách nhiệm, sự phối hợp giữa các cơ quan cùng cấp chính quyền ở trung ương và địa phương; trong sự hợp tác giữa các tỉnh/TP.

Thứ ba, trong khoảng 20-30 năm qua, tư duy về quản lý CTR trên thế giới đã có nhiều thay đổi: từ “tiêu hủy” đến “quản lý” đến “quản lý tổng hợp”; từ “chất thải” đến “coi chất thải là tài nguyên”; từ nền “kinh tế tuyến tính” (linear economy) sang “nền kinh tế tuần hoàn” (circular economy). Trong bối cảnh BĐKH đang gia tăng như hiện nay, tăng trưởng xanh, thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh, trong đó có quản lý tổng hợp chất thải, đang được triển khai thực hiện ở nhiều quốc gia.

b) Một số giải pháp đề xuất cho quản lý CTR ở nước ta

Trong thời gian tới, cần tiếp tục thay đổi tư duy, nhận thức về quản lý CTR ở nước ta; thực hiện nguyên tắc coi chất thải là tài nguyên; tiếp cận theo phương thức kinh tế tuần hoàn; tăng cường giảm thiểu phát sinh, thúc đẩy tái chế, thu hồi năng lượng và giảm tối đa lượng CTR phải chôn lấp. Một số giải pháp cụ thể cần được triển khai như sau:

Thứ nhất, huy động và tăng cường nguồn lực cho quản lý CTR. Từng bước tăng dần mức phí CTR, đặc biệt ở các TP lớn, để giảm dần gánh nặng ngân sách. Huy động sự tham gia tích cực của khối tư nhân thông qua các cơ chế khuyến khích, ưu đãi; cơ chế đấu thầu, tuyển chọn công khai, minh bạch; tăng thời gian hợp đồng với lộ trình các mục tiêu môi trường rõ ràng để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ xử lý.

Thứ hai, tổ chức điều tra, khảo sát đánh giá, dự báo về tình hình phát sinh, quản lý CTR cho các vùng/miền/địa phương từ đó lựa chọn các mô hình/công nghệ xử lý CTR phù hợp. Với đặc thù có hàm lượng hữu cơ cao (50-60%), cần hướng tới phân loại và xử lý loại hình CTR này bằng biogas hoặc compost; kết hợp với tái chế và đốt thu hồi năng lượng đối với thành phần còn lại. Nâng cao chất lượng và đẩy mạnh sản xuất phân vi sinh ứng dụng cho phát triển nông nghiệp hữu cơ. Cân nhắc kết hợp đốt chất thải trong các lò nung clinke ở các nhà máy xi măng ở các địa phương có điều kiện. Từ bước phát triển ngành công nghiệp tái chế để thay thế dần các hoạt động tái chế phi chính thức ở các làng nghề.
bai rac Khanh Son.jpg

Thứ ba, nâng cao chất lượng/tính khả thi của các quy hoạch quản lý CTR. Xây dựng và thực hiện Quy hoạch BVMT quốc gia, trong đó có định hướng quy hoạch về CTR ở cấp vùng và địa phương. Xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý CTR dựa trên ứng dụng công nghệ 4.0 làm cơ sở để thiết lập hệ thống quản lý CTR; để hoạch định chính sách, chiến lược, quy hoạch về quản lý CTR.

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý CTR; sắp xếp tổ chức bộ máy thống nhất ở Trung ương và địa phương theo hướng tập trung đầu mối về ngành tài nguyên và môi trường. Tăng cường điều phối, hợp tác giữa các cơ quan chính quyền của các tỉnh/TP. Tăng cường tính chủ động, chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc thực hiện quản lý CTR.

St
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua