Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Một số trường hợp vi phạm trong Quản lý PCB

hoanglongmc

Mầm xanh
Tham gia
1/4/09
Bài viết
12
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Lực lượng cảnh sát môi trường đã phát hiện một số đơn vị cố tình nhập khẩu, mua, bán dầu biến thế đã qua sử dụng với hàng trăm tấn chất thải nguy hại (có thể chứa hợp chất PCB) ra bên ngoài, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Những vụ việc kiểu này cho thấy, nhận thức về độc chất PCB của các doanh nghiệp còn rất sơ sài.

Việt Nam không sản xuất PCB nhưng đã nhập khẩu và sử dụng hợp chất PCB trong các thiết bị điện như máy biến áp, tụ điện, trong dầu công nghiệp như dầu máy thủy lực, dầu turbin khí và phụ gia cho chất dẻo. Theo ước tính của đợt khảo sát năm 2007 - 2008, Việt Nam có tới 11.800 thiết bị điện nghi nhiễm PCB với tổng lượng dầu chứa PCB lên tới hàng chục nghìn tấn. Theo tin từ Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49), Bộ Công an, đã có một số đơn vị nhập khẩu, mua bán và tái chế dầu biến thế vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.


Về nhập khẩu: “Qua một số vụ nhập khẩu PCB vào Việt Nam có nổi lên vụ chúng tôi đấu tranh với Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long Vinashin nhập khẩu máy biến thế cũ có chứa chất PCB vào cuối năm 2007, đầu năm 2008. Sau khi phát hiện, Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đề nghị xử lý 3 máy biến thế trọng lượng 300 tấn nhập khẩu qua cảng Cái Lân, Quảng Ninh vào Việt Nam. Hiện nay, 1 máy chứa 4 m3 dầu biến thế có PCB với hàm lượng vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần vẫn chưa tái xuất được và đang được lưu giữ tại cảng Cái Lân” (Thượng tá Nguyễn Quốc Trung, trưởng phòng 5, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường).

Về mua bán: “Rất dễ nhận thấy vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm là phức tạp nhất, vì ảnh hưởng ngay lập tức đến sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, còn các loại vi phạm khác vẫn diễn biến phức tạp như: vi phạm quy định về xử lý chất thải công nghiệp, xả khí thải, nước thải, chất thải rắn nguy hại chưa qua xử lý ra môi trường; nhập khẩu phế thải, phế liệu có chứa chất thải nguy hại; thu gom, xử lý trái phép chất thải nguy hại, phế thải. Ví dụ như vụ 23 công ty thành viên của Tổng công ty điện lực Việt Nam đã bị phát hiện bán hơn 564.000 lít dầu thải có thể chứa chất PCB gây ung thư ra thị trường (Thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý, Cục trưởng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường).


Cuối năm 2007, Công ty TNHH SX-TM-DV L&V mua lô hàng thanh lý gồm nhiều vật tư, thiết bị các loại, trong đó có 12.957 lít dầu biến thế, 39 thùng dầu, máy biến thế di động, ắc quy chì,... Điều đáng lưu ý là Công ty L&V không được cấp phép và không có chức năng mua bán, thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại.


Vận chuyển: Cuối tháng 12/2012, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, môi trường Công an quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra kho hàng tại số 57 Chế Lan Viên của ông Trần Văn Vũ phát hiện tại đây có 30 thùng phuy loại 200 lít bên trong có chứa chất lỏng màu đen đã qua sử dụng và một xe bồn đang tiến hành hút số dầu thải trên vào trong bồn xe. Ông Trần Văn Vũ đã thuê xe bồn nói trên hút số dầu thải này vào bồn xe vận chuyển lên các nhà máy ở khu công nghiệp Hòa Khánh bán lại. Theo giám định của Trung tâm kỹ thuật môi trường thành phố Đà Nẵng, số chất thải trên thuộc loại “chất thải nguy hại”, tuy nhiên ông Vũ không có giấy phép quản lý, chuyển giao, kinh doanh.


Lưu giữ: Phòng Quản lý chất thải rắn (Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, tại Nhà máy nước Thủ Đức hiện đang lưu giữ 27 tấn dầu máy biến thế. Các thùng phuy chứa dầu này đang bị mục nát và đã có hiện tượng dầu chảy rơi vãi ra bên ngoài dẫn đến nguy cơ “thấm” dần vào môi trường.


Tái chế: Phòng Cảnh sát môi trường, Công an thành phố Hải Phòng thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường tại hai cơ sở thu gom, tái chế dầu thải là Trung tâm Cứu hộ và sửa chữa ôtô Pijco và Công ty TNHH ôtô Huy Hoàng (thuộc địa bàn quận Hồng Bàng).

Cả hai cơ sở này đều không có báo cáo đánh giá tác động môi trường, không có cam kết bảo vệ môi trường.


Quản lý PCB tại Việt Nam: “Ở nước ta công tác xử lý chất thải, quản lý và bảo vệ môi trường chưa được tốt cho nên các vụ ô nhiễm do hóa chất thải ra từ các nhà máy sản xuất và các hoạt động của con người xảy ra khá phổ biến. Trong khuôn khổ thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường và Luật Hóa chất, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì quản lý việc thải bỏ hóa chất, Bộ Công thương quản lý việc sản xuất, tiêu thụ hóa chất. Hai Bộ đã có nhiều cuộc thảo luận xây dựng một số văn bản quy định liên quan đến công tác quản lý. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng phối hợp với các Bộ Ngành liên quan, đặc biệt là Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện một số cuộc điều tra. Chúng tôi sẽ thống kê toàn bộ lượng dầu có chứa PCB, đánh dấu các máy biến thế có nhiễm PCB vẫn đang sử dụng để theo dõi, giám sát cho đến khi dầu đó thải bỏ thì phải thải bỏ đúng quy định và theo chương trình kết hợp với việc xây dựng đối với các kho lưu giữ, để khi dầu PCB đó không sử dụng được trong các máy biến thế nữa thì sẽ được thải bỏ lưu giữ an toàn”. (Ông Trần Thế Loãn, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát Ô nhiễm, Tổng cục Môi trường).
Tạ Thị Thu Hương
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua