Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Mương oxy hóa

tphsports

Cây công nghiệp
Tham gia
29/9/08
Bài viết
150
Cảm xúc
4
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Chưa thử - Nhưng sẽ thử xem sao.

Bạn thử nói (có cơ sở) xem nào? Chắc gì cái (cơ sở) mà bạn biết, bạn nói đã đúng, đã thuyết phục? Tớ thấy bạn trong 1 vài topic mà chúng ta gặp nhau bạn nói không có cơ sở cũng khá nhiều đấy nếu không tớ đã chẳng nhắc nhở, cây đa đầu làng đừng có nói bừa. Ví dụ trong topic này chẳng hạn. Bạn chẳng nói lên điều gì giúp chủ topic lý giải được những điều mà cậu ấy muốn lý giải cả. Chỉ chọc gậy bánh xe với tát nước theo mưa thôi.

Còn thói trịnh trượng ư? có lẽ đây là 1 góc nhìn mới về con người tớ qua diễn đàn. Còn ở ngoài đời tớ thấy mình cũng dễ mến, dễ chịu lắm. Nhất là các chị em nào tiếp xúc cũng nhận thấy như thế... hihi vô sỷ, vô sỷ, vô sỷ.

Thực ra tớ chỉ như con nhím xù lông lên khi tpsports (đụng) vào tớ còn cậu thì đế thêm vào (ý đồ ném đá xuống giếng bất thành) thôi. Không dưng tớ cũng chẳng thèm dây vào các cậu làm gì. Nên nhớ tớ chưa bao giờ chủ động gây sự với ai trong diễn đàn này nhé.

Chua choa chủi nhau ầm ĩ như con khỉ :007:
Lâu rùi mới sôi động như vậy hỷ
Chào 2 bác sôi động, thứ nhất kum ơn ngài hòa hiệp có lời binh em, thứ 2 sr bác ngthinh, nội dung e viết thế lày:
"Bạn đang nói về hướng khắc phục cách tăng oxy hòa tan chứ k nói đúng quy trình tại sao ứng dụng sử lý N chung 1 bể, nói như bạn thì việc thay thế sục khí bằng máy thổi khí với cánh quay sục bề mặt lấy oxy tự nhiên xem như vô nghĩa ....
Câu hỏi này liên quan đến công nghệ chứ k phải là cải tiến thiết bị "
Là bởi em nghe bác nói thế lày:
"Có gì đâu. chẳng qua đây chỉ là giải pháp lưu giữ oxi trong nước được lâu hơn, giúp cho quá trình oxi hóa khử Nitrat và Phốt pho được nhiều hơn bể hiếu khí thông thường mà thôi."
Có gì đâu nghe sao mà đơn giản thế, để rùi bác bồi tiếp: "chẳng qua đây chỉ là giải pháp lưu giữ oxi trong nước được lâu hơn"
Câu này k phải là nông dân như bác hòa hiệp nói được, mà là của dân cơ khí chính cống làm việc trng ngành xử lý nước.
Phương án của bác rất được em chú ý, nhug đích thực là chỉ để cải tiến chứ k chính xác trong câu hỏi bác à!
Việc giữ oxy lâu như bác nói không giải quyết được vấn đề Nito, mặc may nó là thời gian quá lâu, nhưng đứng góc cạnh kĩ thuật thì nó là phương án bậy.
----------------------
Giải thích khá nhìu cho chủ topic nhưng cuối cùng rút ra kết luận, thì ra anh chàng này chưa nắm được quá trình xử lý nito theo phương pháp sinh học nitrat hóa và khử nitrat, nên nói 1 cách tổng quát anh ta cũng chưa nắm được. Tôi đã khuyên nếu k rõ thì nên xem lại sách vở để hiếu nó trước đã. Nhưng sẵn nói tóm lượt cho chú ấy hiểu.
-------------------------------------------
Nito trong nước thải ở rất nhìu dạng tổng kết lại là NH4 và N-org, phương pháp xử lý vi sinh thường là ưu tiên hàng đầu để xử lý Nito trong nuóc thải vì các ưu điểm k thể chối cãi của nó (hiệu quả kinh tế, môi trường ....)
Qua nghiên cứu nhận định vi sinh có thể chuyển hóa nó theo 2 giai đoạn,
+Nitrat hóa: NH4 + 02 (hoạt động vi sinh hiếu khí) => NO3
+Khử nitrat hóa: NO3 + COD (hoạt động vi sinh thiếu khí) => N2
các phản ứng này mình chỉ ghi thành phần chính thôi, k nhớ chi tiết bạn nên xem lại sách.
Trong bể Oxy hóa sở dĩ xử lý được vì nó đảm bảo 2 quá trình này xảy ra liên tục, nước thải vào sẽ tiếp xúc với vùng k có oxy, xảy ra giai đoạn khử nitrat, tiếp tục di chuyển đến vùng co cấp oxy, thì quá trình nitrat hóa xảy ra, tiếp tục qua giai đoạn k có oxy, thi khử nitrat lại tiếp tục, roi lại về vùng cấp oxy để quá trình oxy hóa xảy ra; thuog là 1 vòng di chuyển của NT sẽ qua 4 phản ứng trên, sau đó lặp lại chu trình này.
Mương oxy hóa có thể cấp cả mấy cấp khí bề mặt hoặc ống khí bởi máy thổi khí, ăn thua ở đây là bố trí phân vùng thiếu khí - hiếu khí rõ rệt
--------------------------------------------
Mương oxy hóa k hiệu quả bằng quá trình xử lý tách biết thông thường pre-denitrification or post-denitrification, nhưng vẫn được áp dụng đối với nguồn thải sinh hoạt, vì đôi khi n vướt quá triêu chuẩn mặc dù trên lý thuyết thì N chỉ vừa đủ để vi sinh sinh trưởng, nhưng giới hạn của nó thấp nên biết đâu mà lần :009:
---------------------------------------------------------------
Bác ngthinh à, bác là dân cơ khí làm trong nghề tôi cũng rất tôn trọng bác, vì những kinh nghiệm cơ khí đưa vào của bác giúp mọi thứ tốt hơn, nhưng đây là câu hỏi công nghệ chính cống, xử lý nito là lý thuyêt k phải sinh viên nào ra trường cũng biết, trừ khi họ tiếp xúc hay làm luận văn liên quan. Vì trong quá trình dạy nó lướt qua rất nhanh vì ng ta nghĩ trình độ đại học tới bùn hoạt tính kà đủ hay gì đó em k rõ lém :007:
--------------------------------------------------
Tiếp tục thảo luận nhé !:46:
 

duongthiphuongquyen

Mầm xanh
Tham gia
2/8/10
Bài viết
8
Cảm xúc
0
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

nguyenthinh96

Cây công nghiệp
Tham gia
9/11/09
Bài viết
129
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Phương án của bác rất được em chú ý, nhug đích thực là chỉ để cải tiến chứ k chính xác trong câu hỏi bác à!
Tớ có nêu phương án và nêu cách cải tiến cái quái gì đâu trong cái topic này mà sao cậu cứ cho rằng là tớ cải tiến nhỉ? Cậu nói quàng, nói xiên về việc này là nghĩa làm sao? nói như bạn thì việc thay thế sục khí bằng máy thổi khí với cánh quay sục bề mặt lấy oxy tự nhiên xem như vô nghĩa? Hiểu thế quái nào ra cái ý này mà nói như thế này?
Việc giữ oxy lâu như bác nói không giải quyết được vấn đề Nito, mặc may nó là thời gian quá lâu, nhưng đứng góc cạnh kĩ thuật thì nó là phương án bậy.

Việc xục khí (có oxi vào nt là để khử N) thực hiện phản ứng nitrat hóa, việc xục khí vào nt có dòng chảy ở mương oxi hóa giúp khí có oxi được giữ ở trong nước được lâu hơn, nhiều hơn so với bể hiếu khí (nước tương đối tĩnh) thì dẫn đến khử N được tốt, cao hơn như thắc mắc của chủ topic còn gì. Sau đó do lực đẩy acsimet bọt khí vẫn bị thoát ra khỏi bề mặt nước thải nhưng ở vị trí xa hơn vị trí đầu phân phối khí hay họng thổi khí dẫn đến vùng không có khí (thiếu khí) tạo ra phản ứng khử nitrat hóa
(Có thể bạn giải thích theo góc nhìn của hóa học, hóa sinh còn tớ giải thích theo góc nhìn của vật lý - có thể là chưa đủ nhưng không có nghĩa là sai, là phương án bậy, là chưa nắm được quy trình cho dù tớ có không phải dân trong nghề nhưng thực chất bản chất của quá trình này cũng không có gì quá phức tạp)

Giải thích khá nhìu cho chủ topic nhưng cuối cùng rút ra kết luận, thì ra anh chàng này chưa nắm được quá trình xử lý nito theo phương pháp sinh học nitrat hóa và khử nitrat, nên nói 1 cách tổng quát anh ta cũng chưa nắm được. - Đề nghị khiêm tốn nhé.

Tôi đã khuyên nếu k rõ thì nên xem lại sách vở để hiếu nó trước đã. Nhưng sẵn nói tóm lượt cho chú ấy hiểu.
- Có thể tớ chưa biết, chưa hiểu. Nhưng tớ có thèm hỏi cậu cóc đâu mà cần phải cậu khuyên. Sách vở chắc gì đã đúng hoàn toàn, đã nêu được những vấn đề cần biết mà phải xem lại. Người dành thời gian ra viết sách chắc gì đã có thời gian nghiên cứu, người dành thời gian nghiên cứu chắc gì đã có thời gian viết, biên soạn sách. Chỉ biết tin vào sách vở có mà đổ thóc giống ra ăn.
 

oriole

Cây công nghiệp
Tham gia
10/11/07
Bài viết
245
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
tphsport có vẻ nhiều kinh nghiệm và nắm rõ mương oxy hóa nhỉ!

tphsport cho mình hỏi DO dùy trì tại từng vùng trong mương oxy hóa bao nhiêu vậy? Quá trình di chuyển của nước trong mương được tính và kiểm soát thế nào để duy trì DO tại từng vùng như vậy?

Các yếu tố nào có ảnh hưởng đến những quá trình diễn ra trong mương (khách quan lẫn chủ quan: công nghệ, cơ khí, bố trí kích thước mương, vận hành, thời tiết...)?

Những câu hỏi này trên tinh thần giao tiếp, học hỏi chứ không đánh đố. Mong tphsport trả lời.

Trong ngôn ngữ có thể hiểu lầm, nên mình phân tích bằng thái độ góp ý, thảo luận. Mình nghĩ không cần nặng lời như các bạn post đâu.hihihi...

Chúc mọi người thành công!
 

hoaithuong.vu512

Mầm xanh
Tham gia
25/6/10
Bài viết
6
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Giải thích khá nhìu cho chủ topic nhưng cuối cùng rút ra kết luận, thì ra anh chàng này chưa nắm được quá trình xử lý nito theo phương pháp sinh học nitrat hóa và khử nitrat, nên nói 1 cách tổng quát anh ta cũng chưa nắm được. Tôi đã khuyên nếu k rõ thì nên xem lại sách vở để hiếu nó trước đã. Nhưng sẵn nói tóm lượt cho chú ấy hiểu.
Xin lỗi vì làm bạn thất vọng với khả năng hiểu biết của mình, mình là cô nàng, hok phải anh chàng.
 

Snow_wolf

Cây cổ thụ
Tham gia
22/5/07
Bài viết
1,130
Cảm xúc
14
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Các bác người lớn thì lời lẽ đừng có lớn, nhẹ nhàng chút đi. Mỗi người bỏ đi một tý. Các bác là người lớn thì làm gương cho đàn em đi chứ. Diễn đàn để trao đổi kiến thức chứ đâu phải để xỉ vả nhau.

Mình thấy nội dung trong các bài viết cũng đã tương đối rõ ràng cho hoaithuong.vu512 hiểu rồi, chỉ tội bạn đó thấy các bạn nặng lời nhau mà sợ đến mức phải xin lỗi mọi người.

Mình cũng thích trao đổi kiến thức nhưng thấy mấy topic vầy cũng thấy ớn quá :pitiful:
 

nguyenthinh96

Cây công nghiệp
Tham gia
9/11/09
Bài viết
129
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Các bác người lớn thì lời lẽ đừng có lớn, nhẹ nhàng chút đi. Mỗi người bỏ đi một tý. Các bác là người lớn thì làm gương cho đàn em đi chứ. Diễn đàn để trao đổi kiến thức chứ đâu phải để xỉ vả nhau.

Mình thấy nội dung trong các bài viết cũng đã tương đối rõ ràng cho hoaithuong.vu512 hiểu rồi, chỉ tội bạn đó thấy các bạn nặng lời nhau mà sợ đến mức phải xin lỗi mọi người.

Mình cũng thích trao đổi kiến thức nhưng thấy mấy topic vầy cũng thấy ớn quá :pitiful:

Xin lỗi mọi người nhé.
 

hoahiep

Cây đầu làng
Tham gia
24/9/08
Bài viết
633
Cảm xúc
16
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Câu này thì bất kỳ một dân môi trường nào cũng trả lời được nên ko ai hào hứng trả lời lắm. Thực ra nó bao gồm hai quá trình XL là thiếu khí và hiếu khí. Nó xử lý N là nhờ các quá trình nitorat và nitorit hóa. Hết ạ

ko phải ai cũng trả lời đc như bạn nói mà vì đã nói nhiều trên này rùi, bạn lục lại xem có như bạn nói ko hen :007:
 

oriole

Cây công nghiệp
Tham gia
10/11/07
Bài viết
245
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Mương oxy hóa!

tphsport có vẻ nhiều kinh nghiệm và nắm rõ mương oxy hóa nhỉ!

tphsport cho mình hỏi DO dùy trì tại từng vùng trong mương oxy hóa bao nhiêu vậy? Quá trình di chuyển của nước trong mương được tính và kiểm soát thế nào để duy trì DO tại từng vùng như vậy?

Các yếu tố nào có ảnh hưởng đến những quá trình diễn ra trong mương (khách quan lẫn chủ quan: công nghệ, cơ khí, bố trí kích thước mương, vận hành, thời tiết...)?

Những câu hỏi này trên tinh thần giao tiếp, học hỏi chứ không đánh đố. Mong tphsport trả lời.

Trong ngôn ngữ có thể hiểu lầm, nên mình phân tích bằng thái độ góp ý, thảo luận. Mình nghĩ không cần nặng lời như các bạn post đâu.hihihi...

Chúc mọi người thành công!

Mọi người trả lời giúp mấy câu này cái,hihihi...

Tuần mới mọi người có những khởi đầu tốt nhé!
 

nguyenthinh96

Cây công nghiệp
Tham gia
9/11/09
Bài viết
129
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Tài liệu tiếng anh tạm nhé - Mọi người tự dịch
Oxidation Ditch

1. Outline

The oxidation ditch (OD) is a sort of equipment used for a long-term aeration. It consists of a long channel of an elliptical or circular shape equipped with an aeration equipment called a rotor for generating a water flow and stirring water in the channel to supply oxygen. Thought it requires a relatively large area, it has a simple structure and can be easily operated as well as being able to remove nitrogen easily. Thus, it has recently been widely used in relatively small wastewater treating plants.

2. Advantages and Disadvantages

Advantages of the oxidation ditch are as follows.
1) It can be easily maintained.
2) It is hard to be effected by load fluctuations and forms only a little sludge.
3) OD can be easily controlled by changing the rotation of the rotor and the dipping depth.
4) It requires relatively little energy as the rotor is operated efficiency.
5) It can perform nitrification and denitrification easily.

Disadvantages of the oxidation ditch are as follows.
1) As the tank is large and the depth is small, it requires a large area.
It can be said the OD method is particularly suitable for a small scale equipment.

3. About the Oxidation Ditch Method

Fig. 1 shows a flow diagram of the oxidation ditch method. Though it is not different from a standard OD method, it is characterized by the "aqua-rotor".
The shape of the "aqua-rotor" is shown in Photo. 1. It aerates by rotating a shaft equipped with a number of L-shaped blades. The aqua-rotor generates a stirration flow in the up-down and right-and-left directions. It exerts a high performance with an efficiency of 2-2.5 kgO2/kWh and 2 to 3 kgO2/(mh)

4. Operation

1) In the case of BOD removal only
When only BOD removal is performed, the rotations of the inverter and the VS motor and the mechanical transmission in the rotor and the dipping depth of the rotor are adjust to supply the required amount of oxygen. When oxygen supply is excessive due to continuous operation, the oxygen supply is adjusted by making it supplied intermittently.
2) In the case denitrification is also performed
(1) Continuous method
The downstream portion of the long channel is used as the aerobic zone, while the upstream portion is the anaerobic zone. Raw water is flowed into the anaerobic zone to be denitrified there and then nitrified in the aerobic zone. However, it is difficult to always keep the anaerobic zone and the aerobic zone in the same condition if the raw water concentration fluctuates.
(2) Intermittent method
The period of rotor operation is made to be the aeration period, while the period of rotor stoppage to be the anaerobic period. Thus, nitrification and denitrification are repeated. Unless extreme water quality fluctuations are present, it can provide stable operation

Fig.1 Flow diagram of oxidation ditch method

www.epa.gov/owmitnet/mtb/oxidation_ditch.pdf

www.thewatertreatments.com/waste-water-treatment/oxidation-ditch

http://www.mixing.com/animation/jac.asp

www.chemicalonline.com/product.mvc/PMSLs-HALO-Oxidation-Ditch-System-0001

http://www.usfilter-tj.com/eng/gy.asp?id=272

http://www.springerlink.com/index/4032n8523tx20934.pdf
 
Sửa lần cuối:

nguyenthinh96

Cây công nghiệp
Tham gia
9/11/09
Bài viết
129
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Bổ xung thêm.
+ Mương oxi hóa là dạng cải tiến của bể aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh, làm việc trong chế độ làm thoáng kéo dài với dung dịch bùn hoạt tính lơ lửng trong nước thải chuyển động tuần hoàn liên tục trong mương.
+ Mương oxi hóa lần đầu tiên được áp dụng tại Hà Lan năm 1950 do viện nghiên cứu Public Engineering. Người chủ trì nghiên cứu áp dụng công nghệ mương oxi hóa của viện này là tiến sỹ Paneer.
+ Đến nay do tính hiệu quả của công trình, mương oxy hóa được cải tiến thành nhiều dạng và áp dụng rất rộng rãi, nhất là đối với các trạm xử lý công suất nhỏ.
 

tphsports

Cây công nghiệp
Tham gia
29/9/08
Bài viết
150
Cảm xúc
4
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Mọi người trả lời giúp mấy câu này cái,hihihi...

Tuần mới mọi người có những khởi đầu tốt nhé!

Câu trả lời này hỏi MOD đó, đã trả lời nhưng bị del, del thì cũng lựa phần del cái gì cũng nhắm mắt bấm del :051:

Để kết hợp xử lý nito thì tên của nó có thể gọi là mương oxy hóa carô (cách lắp ống khí xen kẽ)
"tphsport cho mình hỏi DO dùy trì tại từng vùng trong mương oxy hóa bao nhiêu vậy? Quá trình di chuyển của nước trong mương được tính và kiểm soát thế nào để duy trì DO tại từng vùng như vậy?" DO phân biệt ở 2 vùng, thiếu khí thì k quan trọng lém vì ta không cấp oxy, nên kiểm soát bằng chỉ tiêu ORP để dánh giá hiệu quả khử nitrat nếu đại gia thì xài NO3 lun, còn vùng hiếu khí thì hồi lào tới giờ vẫn rứa kiểm soát DO và NH4 thì tốt, về thông số kĩ thuật cho thiết kế mình xin k trình bày nhé.
"Các yếu tố nào có ảnh hưởng đến những quá trình diễn ra trong mương (khách quan lẫn chủ quan: công nghệ, cơ khí, bố trí kích thước mương, vận hành, thời tiết...)?" bạn đã hiểu quá trình nitrat hóa và khử nitrat rùi, điều kiện vận hành là gì cần phải hỏi hay sao chứ? hihi
 

nguyenthinh96

Cây công nghiệp
Tham gia
9/11/09
Bài viết
129
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Các dạng cấp khí cho mương oxi hóa

- rotor cánh quạt trục ngang 9kieeur như máy khuấy tạo oxi ở đìa tôm
- rotor tuabin trục đứng
- rotor tuabin chân vịt đặt xiên 30 - 45 độ.
- Bơm air-lift (hoặc bơm nước và bơm khí nén đồng thời) họng thổi đặt ở đáy mương.
- Dàn khí nén và chân vịt bơm nước đặt ngập, vuông góc với trục mương.
 

nguyentrongvu

Mầm xanh
Tham gia
8/10/12
Bài viết
11
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
chào các bạn.
Để giải thích vấn đề bạn hỏi thì tốn nhiều thời gian mới nói được hết ý.
mình gửi bạn tài liệu này hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ.

CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NITƠ VÀ PHOSPHO


7.1 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NITƠ

7.1.1 Khử Nitơ Bằng Phương Pháp Sinh Học

QUÁ TRÌNH NITRATE HÓA

Dưới tác dụng của Nitrosomonas và Nitrobacter, quá trình nitrate hóa xảy ra theo các phương trình phản ứng sau đây:

NH3 + 3/2O2  NO2- + H+ + H2O + sinh khối : Nitrosomonas

NO2- + ½O2  NO3- + sinh khối : Nitrobacter

Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình nitrate hóa:

- Nhiệt độ;
- pH;
- Nồng độ oxy hòa tan (DO);
- NH4+ và NO2-
- BOD5/TKN.

Quá trình nitrate hóa có thể thực hiện trong:

- Hệ thống xử lý hiếu khí với vi sinh vật tăng trưởng lơ lửng;
- Hệ thống xử lý hiếu khí với vi sinh vật tăng trưởng dính bám.

Trong hệ thống xử lý hiếu khí với vi sinh vật tăng trưởng lơ lửng:

NH4+ + HCO3- + 4CO2 + H2O  C5H7O2N + 5O2

Trong hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí quá trình nitrate hóa bị hạn chế vì mật độ vi sinh vật nitrate hóa thấp hơn nhiều so với nhóm vi sinh vật hetero-trophs. Hay nói cách khác, quá trình nirate hóa tách riêng với quá trình khử BOD5 sẽ cho hiệu quả cao hơn.

55NH4+ + 76O2 + 109HCO3-  C5H7O2N + 54NO2- + 57H2O + 104 H2CO3 (1)
400NO2- + NH4+ + 4H2CO3 + HCO3- + 195O2  C5H7O2N + 3H2O + 400NO3- (2)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
NH4+ + 1,855O2 + 1,979HCO3-  0,021C5H7O2N + 0,979NO3- + 1,041H2O + 1,874H2CO3

Từ phương trình trên có thể xác định cần khoảng 4,23 mg O2 để oxy hóa 1 mg N-NH4+

Để quá trình nitrate hóa xảy ra hiệu quả cần:

- DO > 2 mg/L;
- pH ~ 7,5-8,6
- Duy trì độ kiềm (8,62 mg HCO3-/mg N-NH4+)
QUÁ TRÌNH KHỬ NITRATE

- NO3-  NO2-  NO  N2O  N2
- Quá trình thiếu khí
- pHop ~ 7-8
- Phải bổ sung đủ nguồn carbon:

+ sẵn có trong nước thải;
+ bổ sung

Bảng 7.1 Nguồn cung cấp carbon trong quá trình khử nitrate

Nguồn carbon Tốc độ khử nitrate
(lb NO3-/lb VSS.d) Nhiệt độ (oC)
Methanol 0,21-0,32 25
Methanol 0,12-0,20 20
Nước thải 0,03-0,11 15-27
Trao đổi chất nội bào 0,017-0,048 12-20

- Tốc độ khử nitrate:

U’DN = UDN x 1,09(T-20)(1-DO)

+ U’DN = Tốc độ khử nitrate
+ UDN = Tốc độ khử nitrate đặc biệt (lb NO3-/lb VSS.d)
+ T = Nhiệt độ (oC)
+ DO = Nồng độ oxy hòa tan trong nước thải (mg/L)

- Quá trình: vi sinh vật tăng trưởng lơ lởng hoặc dính bám

- Hai hệ enzyme tham gia vào quá trình khử nitrate:

 Đồng hóa (assimilatory): NO3-  NH3, tổng hợp tế bào, khi N-NO3- là dạng nitơ duy nhất tồn tại trong môi trường
 Dị hóa (dissimilatory)  quá trình khử nitrate trong nước thải.

+ Quá trình đồng hóa:

3NO3- + 14CH3OH + CO2 + 3H+  3C5H7O2N + H2O

+ Quá trình dị hóa:

Bước 1: 6NO3- + 2CH3OH  6NO2- + 2CO2 + 4H2O
Bước 2: 2NO2- + 3CH3OH  3N2 + 3CO2 + 3H2O + 6OH-
------------------------------------------------------------
6NO3- + 5CH3OH  5CO2 + 3N2 + 7H2O + 6OH-

+ Tổng quá trình khử nitrate:

NO3- + 1,08CH3OH + H+  0,065C5H7O2N + 0,47N2 + 0,76CO2 + 2,44H2O


- Nhu cầu methanol:

Cm = 2,47N0 + 1,53N1 + 0,87D0

+ Cm = nồng độ methanol yêu cầu (mg/L)
+ N¬0 = nồng độ N-NO3- ban đầu (mg/L)
+ N1 = nồng độ N-NO2- ban đầu (mg/L)
+ D0 = Nồng độ oxy hòa tan ban đầu (mg/L)

- Thông số động học quá trình khử nitrate

Bảng 7.2 Thông số động học quá trình khử nitrate

Hằng số Đơn vị Khoảng dao động Giá trị đặc trưng
m Ngày-1 0,3-0,9 0,3
Ks mg N-NO3-/L 0,06-0,20 0,1
Y mgVSS/mgN-NO3- 0,4-0,9 0,8
kd Ngày-1 0,04-0,08 0,04

KẾT HỢP QUÁ TRÌNH NITRATE HÓA VÀ KHỬ NITRATE

Ưu Điểm

- Giảm thể tích khí cần cung cấp cho quá trình nitrate hóa và khử BOD5;
- Không cần bổ sung nguồn carbon cho quá trình khử nitrate;
- Giảm công trình lắng cho riêng mỗi quá trình;
- Có khả năng khử 60-80% tổng lượng nitơ trong nước thải.








Hình 7.1 Hệ thống kết hợp nitrate hóa và khử nitrate 4 giai đoạn.















Hình 7.2 Hệ thống kết hợp nitrate hóa và khử nitrate bằng mương oxy hóa.
Tỷ lệ tuần hoàn

(NH4+-N)0 – (NH4+-N)e
R = ----------------------------- - 1
(NO3--N)e

- R = tỷ lệ tuần hoàn (h2 nước và bùn + bùn tuần hoàn)
- (NH4+-N)0 – (NH4+-N)e = nồng độ ammonia trong NT trước và sau xử lý (mg/L)
- (NO3--N)e = nồng độ nitrate trong NT sau xử lý (mg/L)

Thời gian lưu bùn đối với quá trình nitrate hóa trong hệ thống kết hợp

c : Thời gian lưu bùn đối với qt nitrate hóa trong hệ thống cổ điển
c’ = ---------
Vhiếu khí : tỷ lệ phần thể tích hiếu khí


Nồng độ sinh khối trong thiết bị: Thời gian lưu nước vùng hiếu khí:

c. Y.(S0 – S) c’. Yh. (S0 – S)
X = ----------------- a = -----------------------
 (1 + kdc) Xa [1 + kdfVSSc’]

a = tổng thời gian lưu nước trong vùng hiếu khí (ngày);
Yh = hệ số thu hoạch đối với vi sinh vật dị dưỡng (mgVSS/mgBOD5) (thường= 0,55)
S0-S = BOD bị khử trong hệ thống (mg/l)
Kd = hệ số tốc độ phân hủy nội bào (ngày-1)
Xa = MLVSS (mg/L)
fVSS = tỷ lệ phân hủy MLVSS trong điều kiện hiếu khí
fVSS’
fVSS = -----------------------
1 + (1- fVSS’)kdc’

fVSS’ = tỷ lệ phân hủy VSS, dao động trong khoảng 0,75 - 0,80

Thời gian lưu nước vùng thiếu khí được ước tính bằng: DN = (1 – Vhiếu khí)a
Thời gian lưu nước để thực hiện quá trình khử nitrate được tính theo công thức sau:

Nkhử nitrate : lượng nitrate bị khử (mg/L)
DN’ = -----------
UDN Xa : UDN = tốc độ khử nitrate (ngày-1)

Nếu DN = DN’  hoàn tất quá trình tính toán.
Nếu DN  DN’  giả sử lại tỷ lệ thể tích vùng hiếu khí Vhiếu khí và tính lại.

BÀI TẬP 7.1

Tính thời gian lưu nước vùng hiếu khí và vùng thiếu khí cần thiết cũng như tỷ lệ tuần hoàn trong thiết bị nitrate hóa và khử nitrate kết hợp, giả sử rằng:

- BOD của nước thải trước xử lý = 200 mg/L
- N-NH3 của nước thải trước xử lý = 25 mg/L
- N-NH3 của NT sau xử lý = 1,5 mg/L
- N-NO3 của NT sau xử lý = 5 mg/L
- Nhiệt độ = 150C
- Yh = 0,55 mgVSS/mgBOD
- kd(150C)= 0,04 ngày_1
- UDN(150C = 0,042 mg N-NO3/mgVSS.d
- DO trong vùng hiếu khí = 2,0 mg/l
- Xa = 2500 mg/L
- c = 8,9 ngày (đối với quá trình nitrate hóa), Vhiếu khí = 0,71
- fVSS’ = 0,8

7.1.2 Khử Nitơ Bằng Phương Pháp Hóa Lý

- Áp dụng quá trình trao đổi ion;
- Oxy hóa bằng hóa chất.

7.2 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ PHOSPHO

7.2.1 Khử Phospho Bằng Phương Pháp Sinh Học

- A/O
- PhoStrip
- SBR






Hình 7.3 Hệ thống A/O (Anaerobic/Oxic).










Hình 7.4 Hệ thống PhoStrip.





Hình 7.5 Hệ thống SBR.

SBR khử carbon, nitơ và phosphor:

- Giải phóng P và tiêu thụ BOD : giai đoạn kỵ khí
- Tiêu thụ P : giai đoạn hiếu khí
- Chu kỳ : 3-24 giờ :

Bảng 7.3 Thông số thiết kế hệ thống khử P bằng phương pháp sinh học

Thông số Đơn vị Quá trình
A/O PhoStrip SBR
F/M Ngày -1 0,2-0,7 0,1-0,5 0,15-0,5
SRT (c) Ngày -1 2-25 10-30
MLSS mg/L 2.000-4.000 600-5.000 2.000-3.000
HRT (): Giờ
- Kỵ khí 0,5-1,5 8-12 1,8-3,0
- Hiếu khí 1-3 4-10 1,0-4,0
Tuần hoàn bùn hoạt tính % Lưu lượng xử lý 25-40 20-50
Tuần hoàn nước % Lưu lượng xử lý 10-20

7.2.2 Khử Phospho Bằng Phương Pháp Hóa Học

BẲNG VÔI

5Ca2+ + 3PO43- + OH-  Ca5(PO4)3(OH)
Mg2+ + 2OH-  Mg(OH)2
Ca2+ + CO32-  CaCO3

BẰNG PHÈN NHÔM

Al3+ + PO43+  AlPO4
Al3+ + 3OH-  Al(OH)3

BẰNG PHÈN SẮT

Fe3+ + PO43-  FePO4
Fe3+ + 3OH-  Fe(OH)3
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua