Nhiều nước Đông Nam Á đẩy mạnh sản xuất nhiên liệu xanh
Điểm lại tình hình phát triển nhiên liệu mới thay thế năng lượng truyền thống của nhiều nước trong khu vực Đông Nam á những năm gần đây, đã có những bước tiến vượt bật. Điển hình Thái Lan, ngay từ năm 1985, chính phủ nước này đã khởi xướng dự án về sản xuất diesel sinh học từ dầu cọ.
Ủy ban quốc gia về nhiên liệu sinh học cũng được thành lập để chỉ đạo các cơ quan, trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp tham gia vào chương trình nghiên cứu thử nghiệm xăng pha cồn và diesel sinh học. Đến năm 2004, nước này đã sản xuất trên 280 ngàn m3 cồn, dùng làm nhiên liệu.
Ngoài ra, để khuyến khích người dân sử dụng loại nhiên liệu này, chính phủ Thái Lan còn sử dụng chính sách thuế và ưu đãi giá để nhiên liệu sinh học luôn có giá thấp hơn nhiều so với giá nhiên liệu truyền thống. Tương tự, nước Malaysia. Ngay từ đầu năm 2005, Luật Nhiên liệu sinh học được ban hành với mục tiêu trong 4 năm tới sẽ thay thế 1/10 tiêu thụ xăng bằng nhiên liệu sạch, giá rẻ sản xuất từ mía đường, dừa, sắn và các loại khác. Năm 2006, chính phủ nước này đã yêu cầu các phương tiện vận tải và xe tải quân đội và ngành đồn điền thay việc sử dụng dầu diesel bằng biodiesel.
Việc ứng dụng thành công nguồn nhiên liệu xanh đã tạo cơ sở cho nước này tiến hành áp dụng trên toàn quốc vào đầu năm 2007. Đến nay, gần như tất cả các ngành công nghiệp, hàng hóa, quốc phòng, vận tải của nước này đều đã sử dụng nguồn nhiên liệu có pha trộn nhiên liệu xanh. Thậm chí, nước Campuchia, chỉ mới đề cập đến phát triển nguồn nhiên liệu xanh trong 2 năm gần đây nhưng đang có những bước phát triển mạnh mẽ, táo bạo. Đó là chưa kể đến trường hợp Trung Quốc, hiện đã vươn lên đứng thứ ba trên thế giới về việc phát triển ngành năng lượng mới… Vậy, phải chăng Việt Nam không có tiềm năng phát triển ngành năng lượng mới này?
Việt Nam, làm chủ công nghệ nhưng thiếu đầu tư thực tế
Tại hội thảo về nhiên liệu sinh học, nhiều chuyên gia đã bức xúc, vì từ thập niên 80 chúng ta đã có những nghiên cứu và ứng dụng thành công nhiều loại năng lượng mới như điện mặt trời, điện gió, điện từ chất thải vật nuôi, dầu biodiesel từ hạt đậu nành, dừa… nhưng mãi cho đến nay vẫn loay hoay trong phòng thí nghiệm.
Theo ông Hồ Xuân Thiên, Giám đốc Xí nghiệp chế biến thực phẩm, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, từ những năm 90, công ty đã tiến hành sản xuất mỡ cá ba sa thành biodiesel. Việc này đã được các cơ quan chức năng giám định và xác nhận là đạt kết quả tốt. Bản thân xí nghiệp đã đưa loại nhiên liệu sinh học trên vào để ứng dụng tại hệ thống máy móc trong xí nghiệp thay cho dầu diesel truyền thống, kết quả là giúp xí nghiệp tiết kiệm hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Gần đây nhất, Trung tâm Hóa dầu Đại học Bách khoa TPHCM đã nghiên cứu và ứng dụng thành công việc chưng cất dầu ăn phế thải thành biodiesel… Riêng ông Trịnh Minh Tú, Giám đốc Công ty chuyên sản xuất và chế tạo thiết bị công nghiệp cho biết thêm, hiện công ty đã sản xuất được nhiều loại máy có thể chưng cất mỡ cá ba sa thành dầu biodiesel…
Có thể nói, công nghệ sản xuất ngành nhiên liệu sinh học đã sẵn sàng, kết quả thực nghiệm trên thực tế cũng đạt hiệu quả nhưng đầu tư sản xuất với quy mô lớn thì chưa có. Tại hội thảo về nhiên liệu sinh học, nhiều chuyên gia cho rằng, tính cốt yếu nhất của vấn đề là thiếu một luật về sử dụng năng lượng sinh học; cần có chính sách cho phép pha chế và sử dụng xăng, dầu pha 10% loại nhiên liệu này; chính sách về thuế và giá sao cho giá loại nhiên liệu xanh phải thấp hơn nhiên liệu truyền thống để khuyến khích người dân tích cực hưởng ứng tham gia sử dụng nhiên liệu xanh.
Có như vậy mới tạo cơ sở cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, sản xuất các loại năng lượng xanh. Hiện chính phủ đã ban hành những quy định về khí thải theo tiêu chuẩn EU2. Có thể nói đây là tiền đề để đẩy mạnh hoạt động sử dụng năng lượng sinh học để giảm khối lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường. Việc còn lại hoàn thiện cơ chế chính sách sử dụng năng lượng xanh, kết hợp với việc tăng cường thực hiện chặt chẽ quy định, đánh thuế môi trường mạnh đối với những đơn vị, cá nhân, phương tiện giao thông gây ô nhiễm nặng.
Nước ta với tiềm năng dầu khí không phải là lớn, từ chỗ xuất khẩu dầu thô, than đá thì chỉ trong vòng 15 năm tới nước ta sẽ phải nhập siêu về năng lượng. Dự báo tỷ lệ nhập khẩu khoảng 11% – 20% vào năm 2020 và tăng lên 50% – 60% năm 2050. Trong khi đó, điều đáng lo ngại là giá nhiên liệu trên thế giới không ngừng tăng. Nếu nước ta không nhanh chóng phát triển nguồn năng lượng xanh, đảm bảo năng lượng phải đi trước một bước thì nguy cơ mất an ninh năng lượng là điều chắc chắn xảy ra.
Lúc đó, mục tiêu phấn đấu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 của nước ta cũng sẽ bị đe dọa. Bây giờ để bắt tay vào phát triển ngành này cũng đã là muộn, song muộn vẫn còn hơn không.
Điểm lại tình hình phát triển nhiên liệu mới thay thế năng lượng truyền thống của nhiều nước trong khu vực Đông Nam á những năm gần đây, đã có những bước tiến vượt bật. Điển hình Thái Lan, ngay từ năm 1985, chính phủ nước này đã khởi xướng dự án về sản xuất diesel sinh học từ dầu cọ.
Ủy ban quốc gia về nhiên liệu sinh học cũng được thành lập để chỉ đạo các cơ quan, trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp tham gia vào chương trình nghiên cứu thử nghiệm xăng pha cồn và diesel sinh học. Đến năm 2004, nước này đã sản xuất trên 280 ngàn m3 cồn, dùng làm nhiên liệu.
Ngoài ra, để khuyến khích người dân sử dụng loại nhiên liệu này, chính phủ Thái Lan còn sử dụng chính sách thuế và ưu đãi giá để nhiên liệu sinh học luôn có giá thấp hơn nhiều so với giá nhiên liệu truyền thống. Tương tự, nước Malaysia. Ngay từ đầu năm 2005, Luật Nhiên liệu sinh học được ban hành với mục tiêu trong 4 năm tới sẽ thay thế 1/10 tiêu thụ xăng bằng nhiên liệu sạch, giá rẻ sản xuất từ mía đường, dừa, sắn và các loại khác. Năm 2006, chính phủ nước này đã yêu cầu các phương tiện vận tải và xe tải quân đội và ngành đồn điền thay việc sử dụng dầu diesel bằng biodiesel.
Việc ứng dụng thành công nguồn nhiên liệu xanh đã tạo cơ sở cho nước này tiến hành áp dụng trên toàn quốc vào đầu năm 2007. Đến nay, gần như tất cả các ngành công nghiệp, hàng hóa, quốc phòng, vận tải của nước này đều đã sử dụng nguồn nhiên liệu có pha trộn nhiên liệu xanh. Thậm chí, nước Campuchia, chỉ mới đề cập đến phát triển nguồn nhiên liệu xanh trong 2 năm gần đây nhưng đang có những bước phát triển mạnh mẽ, táo bạo. Đó là chưa kể đến trường hợp Trung Quốc, hiện đã vươn lên đứng thứ ba trên thế giới về việc phát triển ngành năng lượng mới… Vậy, phải chăng Việt Nam không có tiềm năng phát triển ngành năng lượng mới này?
Việt Nam, làm chủ công nghệ nhưng thiếu đầu tư thực tế
Tại hội thảo về nhiên liệu sinh học, nhiều chuyên gia đã bức xúc, vì từ thập niên 80 chúng ta đã có những nghiên cứu và ứng dụng thành công nhiều loại năng lượng mới như điện mặt trời, điện gió, điện từ chất thải vật nuôi, dầu biodiesel từ hạt đậu nành, dừa… nhưng mãi cho đến nay vẫn loay hoay trong phòng thí nghiệm.
Theo ông Hồ Xuân Thiên, Giám đốc Xí nghiệp chế biến thực phẩm, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, từ những năm 90, công ty đã tiến hành sản xuất mỡ cá ba sa thành biodiesel. Việc này đã được các cơ quan chức năng giám định và xác nhận là đạt kết quả tốt. Bản thân xí nghiệp đã đưa loại nhiên liệu sinh học trên vào để ứng dụng tại hệ thống máy móc trong xí nghiệp thay cho dầu diesel truyền thống, kết quả là giúp xí nghiệp tiết kiệm hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Gần đây nhất, Trung tâm Hóa dầu Đại học Bách khoa TPHCM đã nghiên cứu và ứng dụng thành công việc chưng cất dầu ăn phế thải thành biodiesel… Riêng ông Trịnh Minh Tú, Giám đốc Công ty chuyên sản xuất và chế tạo thiết bị công nghiệp cho biết thêm, hiện công ty đã sản xuất được nhiều loại máy có thể chưng cất mỡ cá ba sa thành dầu biodiesel…
Có thể nói, công nghệ sản xuất ngành nhiên liệu sinh học đã sẵn sàng, kết quả thực nghiệm trên thực tế cũng đạt hiệu quả nhưng đầu tư sản xuất với quy mô lớn thì chưa có. Tại hội thảo về nhiên liệu sinh học, nhiều chuyên gia cho rằng, tính cốt yếu nhất của vấn đề là thiếu một luật về sử dụng năng lượng sinh học; cần có chính sách cho phép pha chế và sử dụng xăng, dầu pha 10% loại nhiên liệu này; chính sách về thuế và giá sao cho giá loại nhiên liệu xanh phải thấp hơn nhiên liệu truyền thống để khuyến khích người dân tích cực hưởng ứng tham gia sử dụng nhiên liệu xanh.
Có như vậy mới tạo cơ sở cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, sản xuất các loại năng lượng xanh. Hiện chính phủ đã ban hành những quy định về khí thải theo tiêu chuẩn EU2. Có thể nói đây là tiền đề để đẩy mạnh hoạt động sử dụng năng lượng sinh học để giảm khối lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường. Việc còn lại hoàn thiện cơ chế chính sách sử dụng năng lượng xanh, kết hợp với việc tăng cường thực hiện chặt chẽ quy định, đánh thuế môi trường mạnh đối với những đơn vị, cá nhân, phương tiện giao thông gây ô nhiễm nặng.
Nước ta với tiềm năng dầu khí không phải là lớn, từ chỗ xuất khẩu dầu thô, than đá thì chỉ trong vòng 15 năm tới nước ta sẽ phải nhập siêu về năng lượng. Dự báo tỷ lệ nhập khẩu khoảng 11% – 20% vào năm 2020 và tăng lên 50% – 60% năm 2050. Trong khi đó, điều đáng lo ngại là giá nhiên liệu trên thế giới không ngừng tăng. Nếu nước ta không nhanh chóng phát triển nguồn năng lượng xanh, đảm bảo năng lượng phải đi trước một bước thì nguy cơ mất an ninh năng lượng là điều chắc chắn xảy ra.
Lúc đó, mục tiêu phấn đấu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 của nước ta cũng sẽ bị đe dọa. Bây giờ để bắt tay vào phát triển ngành này cũng đã là muộn, song muộn vẫn còn hơn không.