Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Nghĩ cho 100 năm sau... không sớm!

meomaythongminh

Cây đầu làng
Tham gia
24/5/07
Bài viết
691
Cảm xúc
7
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Nghĩ cho 100 năm sau... không sớm!
SGGP:: Cập nhật ngày 25/05/2007 lúc 00:45'(GMT+7)

Nằm trong số những nước nhiệt đới đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, Việt Nam đang phải đối diện với những thách thức cực kỳ lớn do nước biển dâng cao. Theo các nhà khoa học, vào năm 2100, mực nước biển tại Việt Nam sẽ dâng cao 1m so với hiện nay, ảnh hưởng đến cuộc sống của 17 triệu dân, trong đó có tới 14 triệu dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. 40.000km2 vùng đồng bằøng sẽ bị ngập lụt, 1.700km2 vùng duyên hải bị ngập chìm và con số thiệt hại ước tính lên đến 17 tỷ USD!

Những hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ còn nặng nề hơn nữa nếu con người tiếp tục “vô tư” xả thải, “vô tư” phá rừng! Là quốc gia xếp thứ 25 trong 26 quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất, song diện tích che phủ của rừng VN đã giảm từ 43% xuống 28% trong 5 thập kỷ.

Những nỗ lực quyết liệt của Chính phủ nhằm tái tạo rừng đã đưa diện tích che phủ của rừng hiện nay lên đến khoảng 37%, tương đương 12,6 triệu ha, nhưng rừng trồng mới có độ đa dạng sinh học không cao. Diện tích rừng ngập mặn còn biến mất nhanh hơn: tới 80%, còn 96% các rạn san hô bị đe dọa hủy hoại nghiêm trọng.

Mất rừng, cộng với nguồn nước bị cạn kiệt, lại bị khai thác quá mức, nhiều loại động thực vật hoang dã đã bị tuyệt chủng hoặc suy thoái như heo vòi, tê giác, các loài bò rừng, công, trĩ… Các loại gỗ quý như gỗ đỏ, gụ mật, giáng hương, táu, lim xanh… cũng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Sách Đỏ Việt Nam năm 2004 đã thống kê 1.056 loài đang bị đe dọa và danh sách này đang tiếp tục dài thêm. Việc phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị hóa được coi là “đóng góp” đáng kể nhất cho sự suy giảm đa dạng sinh học, bên cạnh đó là công nghiệp, nông nghiệp.

Trong khi đó, các nhà khoa học khuyến cáo, việc kìm hãm biến đổi khí hậu cũng như bảo tồn đa dạng sinh học, dĩ nhiên không thể làm ngày một ngày hai. Ở cấp độ toàn cầu, từ nay đến năm 2050, ngành năng lượng cần phải giảm ít nhất 60% nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch (có chứa carbon) để ổn định mức tích tụ carbon trong bầu khí quyển ở mức an toàn.

Để bù đắp cho sự mất rừng trong một thập kỷ qua, nhân loại sẽ phải trồng 14 tỷ cây xanh mỗi năm trong 10 năm liên tiếp (giả định toàn bộ số cây trồng đều sống).

Dễ thấy là những nỗ lực ngay từ bây giờ không hề sớm. “Việt Nam đã và đang thực hiện chiến lược hành động quốc gia nhằm mục tiêu kiểm soát, hạn chế biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học, nhưng bất kỳ chiến lược nào cũng chỉ có thể thành công với nỗ lực của mọi người dân”, Thứ trưởng Thường trực Bộ Tài nguyên-Môi trường Phạm Khôi Nguyên khẳng định.

 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,864
Bài viết
42,179
Thành viên
31,235
Thành viên mới nhất
chuhoan