Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Nghị định 179/2013 về xử phạt môi trường

Minh Grac

Cây cổ thụ
Ban Quản Trị
Tham gia
20/5/07
Bài viết
1,685
Cảm xúc
78
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
CHÍNH PHỦ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

]Số: 179/2013/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường,

Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về:
a) Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả;
b) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng hình thức xử lý buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
c) Công bố công khai thông tin về vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của cơ sở và khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp tập trung (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung);
d) Các biện pháp cưỡng chế, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định đình chỉ hoạt động; quyết định buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
2. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Các hành vi vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường;
b) Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;
c) Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;
d) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học;
đ) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên;
e) Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
g) Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;
h) Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường.
3. Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan thì áp dụng các quy định đó để xử phạt.

Mời quý vị download ở file đính kèm
Vui lòng G+ hoặc LIKE sau khi download
 

Đính kèm

  • 179_2013_ND-CP.doc
    553.6 KB · Lượt xem: 5,291
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Minh Grac

Cây cổ thụ
Ban Quản Trị
Tham gia
20/5/07
Bài viết
1,685
Cảm xúc
78

Minh Grac

Cây cổ thụ
Ban Quản Trị
Tham gia
20/5/07
Bài viết
1,685
Cảm xúc
78
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Xả nước thải, khí thải sai quy định bị phạt nặng

(Chinhphu.vn) – Theo Nghị định 179/2013/NĐ-CP, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sẽ bị phạt tối đa 1 tỷ đồng, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi cá nhân.


Cụ thể, theo Nghị định, hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, tùy theo mức độ và lượng nước thải sẽ bị phạt từ 1 triệu cho đến mức cao nhất là 1 tỷ đồng.Tương tự, hành vi vi phạm về thải bụi, khí thải vào môi trường cũng sẽ bị phạt từ 1 triệu đến 1 tỷ đồng tùy thuộc hành vi, mức độ vi phạm. Trong đó, mức phạt thấp nhất từ 1-3 triệu đồng áp dụng với hành vi thải mùi hôi thối vào môi trường; mức phạt cao nhất từ 950 triệu đến 1 tỷ đồng áp dụng với hành vi thải khí, bụi có chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép.Ngoài ra, tùy theo mức độ vi phạm, đối tượng vi phạm có thể chịu hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 3 tháng đến 1 năm và buộc phải thực hiện các biện khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính; buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành.

Chôn chất ô nhiễm vào đất bị phạt đến 5 triệu đồng
Theo Nghị định, hành vi chôn vùi hoặc thải vào đất các chất gây ô nhiễm ở thể lỏng, bùn, chất thải vệ sinh hầm cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường bị phạt từ 3-5 triệu đồng.
Bên cạnh đó, sẽ phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi xả, thải dầu mỡ, hóa chất độc hại, chất thải nguy hại, các nguồn gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác vào môi trường nước không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Vứt rác, tàn thuốc không đúng nơi quy định sẽ bị phạt
Theo Nghị định, các hành vi vứt rác, đầu mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định cũng sẽ bị xử phạt.
Cụ thể, hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000-100.000 đồng.
Hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt tiền 100.000-200.000 đồng.
Nếu vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị sẽ bị phạt từ 300.000-400.0000 đồng.
Bên cạnh đó, sẽ phạt tiền từ 200.000-300.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

Nguồn: chinhphu.vn
 

nguyenthanhvuong

Mầm xanh
Tham gia
25/5/11
Bài viết
6
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
PHỤ LỤC
DANH MỤC MỘT SỐ MẪU BIÊN BẢN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TRONG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)

Sao mà chỉ có một số phụ lục thôi, còn các mẫu biên bản vi phạm, quyết định xử phạt,... không có. Sau này khi áp dụng vào thực tiễn thì sao?
 

pmtuan2007

Cây ăn trái
Tham gia
28/2/13
Bài viết
81
Cảm xúc
3
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Theo Báo Pháp luật Việt Nam điện tử, ngày 14/12/2013 có bài viết: Nghị định “trói tay” Cảnh sát Môi trường ?

(PLO) - Nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành và đến ngày 30/12/2013 sẽ có hiệu lực. Thế nhưng nhiều ý kiến lo ngại Nghị định sẽ “trói tay” một lực lượng quan trọng trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đó là lực lượng Công an.
“Phân vùng” xử phạt
Thời gian qua, vi phạm pháp luật về môi trường được phát hiện nhiều, trong đó có những vụ việc gây rúng động dư luận, tác động sâu sắc tới đời sống xã hội như vụ Cty Nicotex Thanh Thái (Cẩm Thủy, Thanh Hóa); vụ Cty Cổ phẩn thuộc da Hào Dương (KCN Hiệp Phước, TP.HCM) xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm nghiêm trọng sông Đồng Điền…
Liên tiếp những vụ vi phạm pháp luật về môi trường kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng bị phát lộ khiến dư luận không khỏi hoài nghi vì sao cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường đã tổ chức thanh tra, kiểm tra nhiều lần, định kỳ có, đột xuất có nhưng không phát hiện ra sai phạm? Hay có phát hiện nhưng xử lý chiếu lệ khiến các tổ chức, cá nhân tái phạm nghiêm trọng hơn?.
Thực tế, khi môi trường bị “đầu độc”, người dân vẫn “trông” vào công an, chờ lực lượng này điều tra, làm rõ, xử lý hành vi vi phạm. Thế nhưng thật khó hiểu, Nghị định 179/2013/NĐ-CP vừa được ban hành, sắp có hiệu lực đã có nhiều quy định “trói tay” lực lượng quan trọng này trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường.
Cụ thể, tại Điểm n, o Khoản 1 Điều 54 đã hạn chế thẩm quyền của Công an, Cảnh sát Môi trường trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Lực lượng này sẽ không được “đụng” vào các hành vi vi phạm khác, như vi phạm các quy định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường; vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường; vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại; xử lý chất thải nguy hại; nhập khẩu phế liệu; vi phạm các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên…
Đồng thời, Khoản 2 Điều 54 tiếp tục “bó tay” lực lượng Công an nhân dân; thể hiện rõ sự bị động, phụ thuộc của lực lượng Công an, lực lượng Cảnh sát Môi trường vào cơ quan quản lý nhà nước: “Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại điều, khoản nào của Nghị định này thì chỉ được thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, điều tra, kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trong phạm vi các điều, khoản đó của Nghị định này quy định; trường hợp phát hiện cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì phải thông báo và phối hợp ngay với cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với hành vi đó để kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật”.
“Hành chính hóa” hoạt động phòng, chống tội phạm
Thực tế, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là vi phạm trong hoạt động xử lý chất thải nguy hại, khai thác tài nguyên thiên nhiên là các vi phạm và tội phạm phức tạp, phổ biến. Với việc “phân vùng” xử phạt nêu trên, nếu khi tiến hành các hoạt động nghiệp vụ, điều tra mà cơ quan Công an phải thông báo và phối hợp ngay với cơ quan quản lý nhà nước thì vô hình trung đã “hành chính hóa” hoạt động nghiệp vụ của lực lượng này, không đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ, nguyên tắc bí mật, bất ngờ trong phòng, chống tội phạm…
Ngoài ra, một số hành vi như làm rò rỉ, tràn đổ chất thải nguy hại ra môi trường đất, nước ngầm, nước mặt, xuất khẩu chất thải nguy hại, tự xử lý chất thải nguy hại…, không phải chỉ là vi phạm về các thủ tục hành chính mà có thể liên quan đến các hành vi tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự như tội “Vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”; tội “Vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại”… Các hành vi liên quan đến những lĩnh vực này, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì phải xem xét có dấu hiệu tội phạm.
Trên thực tế qua 7 năm hoạt động, lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đã phát hiện và xử lý hơn 40.000 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, chuyển các cơ quan có thẩm quyền khởi tố, điều tra trên 940 vụ và hơn 1.440 đối tượng, xử phạt vi phạm gần 400 tỷ đồng, trong đó có nhiều vụ việc gây bức xúc trong dư luận và bất bình trong nhân dân…
Vì thế, một số ý kiến cho rằng việc hạn chế thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Công an nhân dân nói chung, lực lượng Cảnh sát Môi trường nói riêng, có nguy cơ bỏ lọt tội phạm. Từ đó, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cần xem lại Nghi định mới, sửa đổi cho phù hợp với Luật Công an nhân dân nhằm đảm bảo không có “vùng cấm” trong xử lý vi phạm môi trường.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua