Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

Nguy cơ từ các hợp chất POBs - PCBs

  • Thread starter missbinhduong
  • Ngày gửi
M

missbinhduong

Guest
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Cảnh báo của Chương trình môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP) qua nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, Các chất thải hữu cơ bền (POPs) vô cùng bền vững, tồn tại lâu dài trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản, thực phẩm và trong các nguồn nước gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người, đặc biệt là bệnh ung thư. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng POPs có thể phát tán đi rất xa, tồn lưu và tích tụ trong chuỗi thực phẩm cũng như trong mô tế bào của động vật.
UNEP đặc biệt cảnh báo đối với hợp chất Polychlorinated Biphenyls (PCBs), do đặc tính sinh ra từ nhiều hoạt động hàng ngày của con người. Lý do vì PCBs thường xuất hiện ở dạng dầu thải từ các thiết bị điện trong gia đình, các thiết bị sử dụng trong ngành điện như máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnh quang, dầu chịu nhiệt, dầu biến thế... PCBs còn được thải ra qua chất làm mát trong truyền nhiệt, trong các dung môi chế tạo mực in, ngành công nghiệp sản xuất sơn cũng như trong quá trình sản xuất của nhiều ngành công nghiệp khác.
Nhiễm độc PCBs ở mức độ cao và cấp tính sẽ bị bỏng da, trầy da, thay đổi cấu trúc của da và móng tay, thay đổi chức năng gan và hệ thống miễn dịch; ảnh hưởng đến hệ hô hấp gây đau đầu, suy nhược thần kinh, hoa mắt, mất trí nhớ, hoảng loạn và bất lực. Nhiễm độc mãn tính với nồng độ PCBs dù nhỏ cũng dẫn đến phá hủy gan, rối loạn sinh sản và đặc biệt là biến đổi gen gây hàng loạt bệnh nguy hiểm như ung thư, quái thai, dị dạng và những vấn đề khác ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường. Về mặt hóa học, PCBs dễ bị oxy hóa tạo thành các hợp chất vô cùng độc hại khác như Dioxin hoặc các hợp chất Furan.
Ngày 10/8/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 184/2006/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy với nguyên tắc lấy phòng ngừa là chính, coi chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy là hiểm họa trước mắt và lâu dài. Một trong những mục tiêu cơ bản của Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm là kiểm soát, xử lý và tiêu hủy hoàn toàn các kho thuốc bảo vệ thực vật là các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy - những hóa chất rất độc hại đã bị loại bỏ, còn tồn lưu vào năm 2010, xử lý triệt để các khu vực ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật là các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và Dioxins từ chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, giảm thiểu lượng phát thải PCBs vào môi trường, loại bỏ việc sử dụng PCBs trong các thiết bị, máy móc vào năm 2020 và tiêu hủy an toàn PCBs vào 2028, giảm thiểu liên tục lượng phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hình thành không chủ định (hóa chất Dioxins và Furans)...
Hiện tại, việc quản lý PCBs ở Việt Nam chỉ dừng lại ở thu hồi và lưu trữ mà chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu. Năm 2005, nhà máy nước Thủ Đức (TP.HCM), đơn vị lưu giữ 30 tấn dầu có chứa PCBs, đưa ra phương án chuyển toàn bộ số dầu này sang Anh quốc để xử lý. Tuy nhiên, chi phí 300.000 USD mà phía Anh đưa ra là quá cao cho nên số dầu này vẫn nằm lại trong kho của nhà máy.
Áp dụng các phương pháp xử lý truyền thống để xử lý PCBs sẽ thể hiện nhiều mặt hạn chế như sau:
- Sinh ra dòng ô nhiễm thứ cấp đặc biệt là các chất rất độc như dioxin, furanes, NOx.
- Hiệu quả xử lý phụ thuộc nhiều điều kiện khác nhau.
- Phạm vi ứng dụng hạn chế.
- Giá thành xử lý cao.
 

magic06

Cây công nghiệp
Tham gia
8/12/07
Bài viết
326
Cảm xúc
1

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua