Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

Nhãn sinh thái

vantuyenenv

Cây đầu làng
Tham gia
26/2/08
Bài viết
519
Cảm xúc
6
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Nhãn sinh thái (hay gọi là nhãn xanh, nhãn môi trường) là các nhãn của sản phẩm, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sự thân thiện với môi trường hơn so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại.

Nhãn sinh thái bắt nguồn từ châu Âu, Nhãn Thiên thần xanh (Blue Eco Angel) của Đức, nhãn sinh thái đầu tiên trên thế giới, xuất hiện vào năm 1977. Và hơn 3 thập kỷ sau, nó đã lan rộng sang các quốc gia công nghiệp, hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 30 loại nhãn sinh thái với những tiêu chuẩn khác nhau. Tại khu vực Đông Nam Á, các quốc gia như Singapore đã có Nhãn xanh Singapore (năm 1992), Thái Lan với Nhãn xanh Thái Lan (1994) và gần đây nhất là Philippines với Sự lựa chọn xanh (2001).

Nhãn sinh thái và thói quen tiêu dùng

Khoảng 30-40% áp lực lên môi trường được tạo ra do thói quen tiêu dùng. Việc dán nhãn sinh thái trên sản phẩm có thể tạo ra một sự thay đổi tích cực và chủ động đến ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng bằng cách mua những sản phẩm gây ít tác động đến môi trường. Sử dụng các sản phẩm dán nhãn sinh thái, những nguy cơ mắc bệnh liên quan đến sản phẩm mà họ sử dụng được loại bỏ, tạo ra nhu cầu sử dụng sản phẩm thân thiện đối với các nhà sản xuất.

Ví dụ như nhãn sinh thái châu Âu với biểu tượng bông hoa, ra đời vào năm 1992, được áp dụng rộng rãi tại 27 nước thành viên liên minh châu Âu và một số nước khác, ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của hơn 340 triệu người ở châu Âu. Một cuộc nghiên cứu tại Đan Mạch vào năm 2004 cho thấy người dân sẵn sàng trả thêm từ 10-17% để mua giấy vệ sinh và bột giặt có dán nhãn sinh thái thân thiện với môi trường. Một dạng nhãn sinh thái rất phổ biến khác mà chúng ta có thể thấy rất nhiều ở thiết bị sử dụng điện như máy vi tính, ti-vi, tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng cho đến đèn huỳnh quang, đó là nhãn tiết kiệm năng lượng Energy star. Để đạt được chuẩn này, các sản phẩm phải có một mức độ tiết kiệm năng lượng nhất định so với các sản phẩm thông thường. Ví dụ đối với ti-vi là 30%, tủ lạnh là 15%, đèn huỳnh quang 75% so với đèn dây tóc… Các tòa nhà đạt chuẩn Energy star phải tiết kiệm ít nhất 15% so với các tòa nhà thông thường. Một cuộc khảo sát khác tại Mỹ năm 2007 cho thấy có đến 62% người dân sẵn lòng trả tiền để mua sản phẩm có biểu tượng Energy star.

Tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có 5% sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ là có đủ tiêu chuẩn dán nhãn sinh thái và chưa có tổ chức đánh giá và cấp nhãn sinh thái chính thức. Việc áp dụng nhãn sinh thái hiện đang trong giai đoạn khuyến khích chứ chưa có quy định bắt buộc, cũng như chưa có tiền lệ dán nhãn sinh thái sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có nội dung phấn đấu đến năm 2020, 100% sản phẩm hàng hóa xuất khẩu (có nhu cầu) và 50% hàng hóa tiêu dùng nội địa (thuộc đối tượng cấp nhãn) của Việt Nam sẽ được ghi nhãn sinh thái theo tiêu chuẩn ISO 14024. Đây là cơ sở và định hướng quan trọng để các doanh nghiệp phấn đấu vì một nền sản xuất sạch và cho ra đời các sản phẩm hàng hóa an toàn.

Nhãn sinh thái này sẽ được áp dụng thí điểm từ 2009 và dự kiến 2011 sẽ mở rộng trên toàn quốc và do Tổng Cục Môi trường cấp.
Nguồn: http://www.nea.gov.vn/Sukien_Noibat/Tinkhac/thang5_2009/uo7.html
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua