Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

nhãn xanh Việt Nam

meocon_haycuoi

Hạt giống tốt
Tham gia
29/8/10
Bài viết
3
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 1493/QĐ-BTNMT Hà Nội, ngày 13 tháng 08 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, CHỨNG NHẬN VÀ CẤP THÍ ĐIỂM “NHÃN XANH VIỆT NAM”
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 253/QĐ-BTNMT ngày 05 tháng 03 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt Chương trình cấp nhãn sinh thái;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về trình tự, thủ tục, chứng nhận và cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” đối với các sản phẩm, dịch vụ thân thiện hơn với môi trường.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ nằm trong Danh mục các sản phẩm, dịch vụ thân thiện hơn với môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố được lựa chọn cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” có quyền đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, đánh giá, chứng nhận và cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” cho sản phẩm, dịch vụ của mình nếu đạt các tiêu chí “Nhãn xanh Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
Điều 3. Đăng ký cấp thí điểm nhãn “Nhãn xanh Việt Nam”
1. Hồ sơ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” bao gồm:
a) 01 Đề nghị đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này;
b) 01 Báo cáo đánh giá tình hình quản lý môi trường của doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Quyết định này;
c) Bản nhận xét doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quyết định này;
d) 01 Báo cáo đánh giá về đáp ứng các tiêu chí “Nhãn xanh Việt Nam” của doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục được ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tiêu chí “Nhãn xanh Việt Nam” cho từng nhóm sản phẩm, dịch vụ cụ thể;
đ) 01 Bản kết quả thử nghiệm (bản chính) phân tích mẫu do Phòng thử nghiệm quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định này cấp và có thời hạn không quá sáu (06) tháng kể từ ngày Văn phòng Nhãn xanh Việt Nam nhận được Hồ sơ đăng ký chính thức (hồ sơ hợp lệ và được gửi bằng văn bản);
e) 01 Bản thiết kế dự tính thể hiện “Nhãn xanh Việt Nam” trên sản phẩm hoặc bao bì của sản phẩm;
g) 01 Giấy cam kết không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân khác đối với sản phẩm, dịch vụ đăng ký cấp nhãn theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Quyết định này.
2. Nộp Hồ sơ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”:
a) Doanh nghiệp nộp Hồ sơ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” qua thư điện tử: nhanxanhvn@vea.gov.vn. Nếu hồ sơ hợp lệ, Văn phòng Nhãn xanh Việt Nam đề nghị doanh nghiệp nộp Hồ sơ chính thức tại Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b) Thủ tục đăng ký, các biểu mẫu chi tiết cho việc cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” được công bố trên trang thông tin điện tử (http://www.vea.gov.vn/VN/quanlymt/nhanxanhvn) của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 4. Xem xét, đánh giá kỹ thuật Hồ sơ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”
1. Xem xét Hồ sơ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”
a) Văn phòng Nhãn xanh Việt Nam trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” qua thư điện tử có trách nhiệm xem xét sự phù hợp các tài liệu trong Hồ sơ, nếu Hồ sơ hợp lệ, đáp ứng các yêu cầu thì đề nghị doanh nghiệp gửi Hồ sơ đăng ký chính thức.
Trường hợp không hợp lệ hoặc không đạt yêu cầu, Văn phòng Nhãn xanh Việt Nam thông báo qua thư điện tử đề nghị doanh nghiệp hoàn chỉnh, bổ sung Hồ sơ đăng ký. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo doanh nghiệp cần hoàn thiện Hồ sơ, nếu quá thời hạn mà doanh nghiệp không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ thì coi như Hồ sơ đăng ký không còn giá trị.
b) Văn phòng Nhãn xanh Việt Nam trong thời hạn hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ đăng ký chính thức có trách nhiệm chuyển cho Đơn vị đánh giá kỹ thuật quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định này để thực hiện các quy trình tiếp theo.
2. Đánh giá kỹ thuật
a) Đơn vị đánh giá kỹ thuật quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định này trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” do Văn phòng Nhãn xanh Việt Nam chuyển đến, chịu trách nhiệm đánh giá sự phù hợp của các tài liệu trong Hồ sơ trên cơ sở đối chiếu với các tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc sau khi có kết quả đánh giá kỹ thuật, Đơn vị đánh giá kỹ thuật chịu trách nhiệm chuyển Hồ sơ đăng ký và kết quả đánh giá kỹ thuật bằng văn bản cho Văn phòng Nhãn xanh Việt Nam để thực hiện các quy trình tiếp theo.
b) Trường hợp kết quả đánh giá kỹ thuật đạt yêu cầu, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả đánh giá kỹ thuật, Văn phòng Nhãn xanh Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho doanh nghiệp có Hồ sơ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” đạt yêu cầu để thực hiện ký Bản cam kết sử dụng “Nhãn xanh Việt Nam” với Bộ Tài nguyên và Môi trường và nhận Quyết định Chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”.
c) Trường hợp kết quả đánh giá kỹ thuật không đạt yêu cầu, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả đánh giá kỹ thuật, Văn phòng Nhãn xanh Việt Nam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do không đạt yêu cầu.
Trong thời hạn chín mươi (90) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo kết quả đánh giá kỹ thuật, doanh nghiệp chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện theo đúng như yêu cầu được thông báo bằng văn bản của Văn phòng Nhãn xanh Việt Nam.
Quá thời hạn nêu trên, doanh nghiệp không thực hiện đúng như yêu cầu của Văn phòng Nhãn xanh Việt Nam, Hồ sơ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” của doanh nghiệp không còn giá trị và doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký lại như lần đầu.
Điều 5. Phòng thử nghiệm, đơn vị đánh giá kỹ thuật
1. Phòng thử nghiệm là tổ chức, đơn vị được công nhận do các tổ chức công nhận đã ký thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (ILAC - MRA, International Laboratory Accreditation Cooperation - Mutual Recognition Agreement).
2. Đơn vị đánh giá kỹ thuật:
a) Chỉ định Trung tâm Tư vấn và Công nghệ Môi trường thuộc Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị đánh giá kỹ thuật.
b) Trung tâm Tư vấn và Công nghệ Môi trường có trách nhiệm đánh giá sự phù hợp của các tài liệu trong Hồ sơ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” trên cơ sở đối chiếu với các tiêu chí đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố đối với sản phẩm, dịch vụ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”.
Trường hợp cần thiết, tổ chức các hoạt động thẩm tra nhằm kiểm chứng các thông tin về sản phẩm, dịch vụ và các dữ liệu liên quan của doanh nghiệp có Hồ sơ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”.
Điều 6. Bảo mật Hồ sơ
Cơ quan tiến hành đánh giá, cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” có trách nhiệm bảo mật các thông tin, số liệu, dữ liệu được ghi trong Hồ sơ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”; nếu cung cấp số liệu cho bên thứ ba phải được sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp có Hồ sơ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”.
Điều 7. Cấp Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí “Nhãn xanh Việt Nam”
1. Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Quyết định này.
Mã số sản phẩm, dịch vụ được cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” theo số của Quyết định Chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” kèm theo năm được cấp (ví dụ: 1234/QĐ-TCMT-2009).
Quyết định Chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” có thời hạn tối đa là ba (03) năm kể từ ngày cấp.
2. Giao Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường ký Quyết định Chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”.
Điều 8. Gắn “Nhãn xanh Việt Nam”
1. Doanh nghiệp được cấp Quyết định Chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” được thực hiện việc gắn “Nhãn xanh Việt Nam” lên sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”.
2. “Nhãn xanh Việt Nam” được gắn cho sản phẩm, dịch vụ theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Quyết định này.
Vị trí gắn “Nhãn xanh Việt Nam” do doanh nghiệp tự thiết kế, quyết định, nhưng không gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng đến thông tin ghi trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
3. Khi thời hạn của Quyết định Chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” không còn hiệu lực, doanh nghiệp không được tiếp tục gắn “Nhãn xanh Việt Nam” lên sản phẩm, dịch vụ của mình.
Trường hợp muốn tiếp tục gắn “Nhãn xanh Việt Nam” lên sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp đăng ký lại Hồ sơ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” để đánh giá, chứng nhận lại.
4. Đối với các sản phẩm trong kho được sản xuất trước khi Quyết định Chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” hết hiệu lực thì doanh nghiệp vẫn được tiếp tục gắn nhãn các sản phẩm tồn kho này trong thời hạn sáu tháng kể từ khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực.
Điều 9. Chứng nhận lại
1. Việc xem xét, đánh giá và chứng nhận lại “Nhãn xanh Việt Nam” được thực hiện một trong những trường hợp sau:
a) Quyết định Chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” hết hiệu lực;
b) Sản phẩm, dịch vụ đã được cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” có thay đổi về thiết kế và chế tạo sản phẩm;
2. Trình tự, thủ tục đăng ký và chứng nhận lại được thực hiện như đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” lần đầu.
3. Trường hợp Quyết định Chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” vẫn còn hiệu lực nhưng có thay đổi về tiêu chí cấp nhãn thì doanh nghiệp không phải đăng ký lại.
4. Giao cho Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường ký Quyết định Chứng nhận lại sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”.
Điều 10. Điều kiện sử dụng nhãn
1. Doanh nghiệp được sử dụng “Nhãn xanh Việt Nam” sau khi có Quyết định Chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” do cơ quan có thẩm quyền cấp và chỉ sử dụng cho chính sản phẩm, dịch vụ đã được chứng nhận.
2. Doanh nghiệp được sử dụng biểu trưng “Nhãn xanh Việt Nam” để minh hoạ thuần túy trong các sách tham khảo và các tài liệu liên quan đến tuyên truyền, quảng bá “Nhãn xanh Việt Nam”.
Điều 11. Giám sát sử dụng “Nhãn xanh Việt Nam”
1. Định kỳ sáu tháng một lần, doanh nghiệp được cấp Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”, có trách nhiệm lập báo cáo bằng văn bản thống kê số lượng sản phẩm đã xuất kho được gắn nhãn, số lượng sản phẩm đã được sản xuất nhưng chưa xuất kho, số doanh thu của dịch vụ gửi về Văn phòng Nhãn xanh Việt Nam để tổng hợp.
2. Tổng cục Môi trường tiến hành kiểm tra, thử nghiệm mẫu điển hình sản phẩm, dịch vụ được gắn nhãn trong trường hợp có biểu hiện nghi vấn hoặc có khiếu nại.
Điều 12. Đình chỉ Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”
1. Doanh nghiệp bị đình chỉ Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” đã hết hiệu lực;
b) In sai mẫu biểu trưng “Nhãn xanh Việt Nam” đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Sử dụng sai mục đích hoặc quảng cáo sản phẩm, dịch vụ được cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” không đúng với tiêu chí cấp nhãn gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng;
d) Sử dụng “Nhãn xanh Việt Nam” cho sản phẩm, dịch vụ không phải là sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký và được cấp Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”;
đ) Thay đổi về thiết kế và chế tạo sản phẩm nhưng không đăng ký lại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Không thực hiện việc báo cáo về thống kê số lượng sản phẩm đã xuất kho, dịch vụ được gắn nhãn về Văn phòng Nhãn xanh Việt Nam theo quy định.
2. Giao Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường ký Quyết định đình chỉ Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”.
Quyết định đình chỉ gửi đến doanh nghiệp vi phạm, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và công bố trên trang thông tin điện tử http://www.vea.gov.vn/VN/quanlymt/nhanxanhvn.
3. Doanh nghiệp bị đình chỉ Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” không tiếp tục gắn “Nhãn xanh Việt Nam” cho đến khi có văn bản xác nhận của Tổng cục Môi trường đã thực hiện xong các biện pháp khắc phục vi phạm.
Điều 13. Thu hồi Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”
1. Doanh nghiệp bị thu hồi Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp gian dối trong việc lập các Báo cáo tự đánh giá;
b) Doanh nghiệp vi phạm tiêu chí cấp nhãn;
2. Giao Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường ký Quyết định thu hồi Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”.
Quyết định thu hồi gửi đến doanh nghiệp vi phạm, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, công bố trên trang thông tin điện tử http://www.vea.gov.vn/VN/quanlymt/nhanxanhvn và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Doanh nghiệp bị thu hồi Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” phải có biện pháp phong tỏa sản phẩm của mình đang lưu hành trên thị trường và ngừng ngay việc gắn nhãn, đồng thời gửi báo cáo về Tổng cục Môi trường đề xuất giải pháp khắc phục.
Điều 14. Công bố sản phẩm, dịch vụ được cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”
Tổng cục Môi trường công bố sản phẩm, dịch vụ được cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” trên Tạp chí Môi trường, trên các tài liệu tuyên truyền quảng bá “Nhãn xanh Việt Nam” của Tổng cục Môi trường và trang web http://www.vea.gov.vn/VN/quanlymt/nhanxanhvn.
Điều 15. Kinh phí hoạt động
1. Kinh phí thử nghiệm, đánh giá đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” do doanh nghiệp chi trả theo hợp đồng dịch vụ với phòng thử nghiệm, Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường thuộc Tổng cục Môi trường phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
2. Kinh phí giám sát sử dụng “Nhãn xanh Việt Nam” chi theo quy định của pháp luật về tài chính hiện hành được bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của Tổng cục Môi trường ghi trong kế hoạch hàng năm.
Điều 16. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành trong thời hạn ba (03) năm kể từ ngày ký.
Sau khi Quyết định này hết hiệu lực, nhưng Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” vẫn còn hiệu lực thì doanh nghiệp vẫn tiếp tục được dán nhãn cho sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đến khi Quyết định chứng nhận hết hiệu lực.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề mới phát sinh, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Tổng cục Môi trường để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định./.


Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên (để báo cáo);
- Website Bộ TN&MT;
- Lưu: VT, TCMT, PC (150). KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thái Lai


Phụ lục
PHỤ LỤC 1
MẪU ĐĂNG KÝ CẤP THÍ ĐIỂM “NHÃN XANH VIỆT NAM”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1493/QĐ-BTNMT Ngày13 tháng8 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
TÊN DOANH NGHIỆP
------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số:...... ............., ngày..... tháng..... năm 200......

Kính gửi: Tổng cục Môi trường
Căn cứ Quyết định số 1493/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định thủ tục, trình tự, chứng nhận và cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”;
Căn cứ Quyết định số ..../QĐ-BTNMT ngày ...tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường phê duyệt tiêu chí “Nhãn xanh Việt Nam” cho nhóm sản phẩm (hoặc dịch vụ)....,
Doanh nghiệp đăng ký: ...........................................................................................
Người đại diện:..................................................Chức vụ:.......................................
Trụ sở chính tại:.......................................................................................................
Điện thoại:...............................Fax:....................Email............................................
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá, chứng nhận (hoặc chứng nhận lại) và cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” cho sản phẩm (hoặc dịch vụ)...... (in đậm tên nhãn hiệu của sản phẩm hoặc dịch vụ).
Hồ sơ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” bao gồm:
1) .......
2) .......
Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi được cấp Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: .... ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 2
MẪU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1493/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
PHẨN A. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
A.1. Tên doanh nghiệp:
A.2. Tên công ty mẹ/cơ quan chủ quản (nếu có):
A.3. Cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi về quản lý môi trường:
Họ và tên:
Chức vụ:
Trình độ chuyên môn:
Điện thoại:......................... Fax:............................. Email:........................
A.4. Địa điểm hoạt động của doanh nghiệp: (báo cáo tất cả các điểm sản xuất, kinh doanh hiện có)
Phường/Xã (Số nhà nếu có):
Quận/Huyện/Thành phố:
Tỉnh/Thành phố:
Nằm trong Khu công nghiệp/Khu chế xuất công nghiệp:
Địa chỉ liên hệ qua bưu điện (Nếu không giống địa chỉ nêu trên):
Phường/Xã (Số nhà nếu có):
Quận/Huyện/Thành phố:
Tỉnh/Thành phố:
A.5. Địa chỉ website của doanh nghiệp (nếu có):
A.6. Lao động hiện có:
- Số cán bộ làm việc toàn thời gian cố định cho cơ sở:
- Lao động làm việc theo thời vụ (tổng số tháng/người trong cả năm):
A.7. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số….....ngày.......tháng......năm…. do……………...cấp
(Nếu có thay đổi về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đề nghị nêu rõ)
A.8. Ngành nghề kinh doanh được cấp phép:
A.9. Doanh nghiệp có thực hiện theo dõi, đánh giá và lập báo cáo kết quả bảo vệ môi trường hàng năm không?
1. Có  2. Không 
A.10. Doanh nghiệp tự xây dựng báo cáo về môi trường của mình hay thuê đơn vị tư vấn bên ngoài thực hiện? Trường hợp thuê đơn vị tư vấn bên ngoài thực hiện, hãy nêu rõ những thông tin sau:
Tên cơ quan tư vấn:
Địa chỉ liên hệ:
Giấy phép hoạt động số:…….......cấp ngày....tháng...năm.....do…....….cấp
PHẦN B. THÔNG TIN CHUNG VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường:
Số...........ngày....tháng.....năm......
Cơ quan phê duyệt/xác nhận:........................
(Gửi kèm theo bản sao Báo cáo Đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt/xác nhận và văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt/xác nhận)
2. Tuân thủ quan trắc đầy đủ theo như các cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt:
1. Có  2. Không 
Tần suất quan trắc?
Theo tháng  Theo quý  Theo năm 
3. Tuân thủ việc xả nước thải theo như các cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt:
1. Có  2. Không 
(Gửi kèm theo bản sao văn bản liên quan đến việc tuân thủ xả nước thải: giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, hoặc hợp đồng về các điều kiện được phép xả nước thải của doanh nghiệp vào nhà máy xử lý nước thải tập trung,...)
5. Phát sinh chất thải nguy hại:
1. Có  2. Không 
Nếu có, đề nghị bổ sung thêm các thông tin sau đây:
Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cấp ngày.....tháng...... năm....... do.................cấp;
Mã số quản lý chất thải nguy hại:
(Gửi kèm theo bản sao)
PHẦN C. THÔNG TIN CỤ THỂ VỀ KẾT QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Tiêu dùng năng lượng
1.1. Tình hình tiêu dùng năng lượng của doanh nghiệp:
Stt Hạng mục Đơn vị tính Tổng mức tiêu hao cả năm
Năm trươc Năm báo cáo Dự kiến năm sau
1 Điện mWh
2 Khí đốt mWh
3 Nhiên liệu hóa thạch khác (than, dầu DO, FO các loại)
4 Tổng chi cho tiêu dùng năng lượng cả năm đồng
1.2. Áp dụng các phương án hoặc chương trình tiết kiệm nhiên liệu:
1. Có  2. Không 
1.3. Áp dụng các phương án hoặc chương trình sử dụng nhiên liệu sạch:
1. Có  2. Không 
Nếu có (mục 1.2 và 1.3) đề nghị mô tả phương án hoặc chương trình mà doanh nghiệp đã hoặc đang áp dụng, tự đánh giá về hiệu quả kinh tế thông qua các phương án hoặc chương trình này (trình bày riêng trong phụ lục kèm theo Báo cáo này).
2. Tiêu dùng nước
2.1. Tình hình tiêu dùng nước của doanh nghiệp:
Stt Hạng mục Đơn vị tính Mục đích sử dụng Tổng mức tiêu hao cả năm
Năm trươc Năm báo cáo Dự kiến năm sau
1 Nước cấp (nước sạch) M3
2 Nước dưới đất (tự khai thác)* M3
3 Nước mặt (tự khai thác)** M3
4 Tổng chi cho tiêu dùng nước cả năm đồng
(*), (**) Giấy phép khai thác (nước dưới đất hoặc nước mặt) cấp ngày......tháng..... năm... do....cấp (nếu có)
3. Khối lượng và phương pháp lưu trữ và sử dụng nguyên liệu thô các loại
3.1. Nguyên liệu là tài nguyên thiên nhiên:
Stt Loại nguyên liệu Mục đích sử dụng Biện pháp bảo quản, lưu giữ Đơn vị tính Khối lượng sử dụng
Năm trươc Năm báo cáo Dự kiến năm sau
1 Nguyên liệu 1
… ……..
… Nguyên liệu n
3.2. Nguyên liệu khác (không bao gồm các nguyên liệu là hóa chất):

Stt Loại nguyên liệu Mục đích sử dụng Biện pháp bảo quản, lưu giữ
Đơn vị tính Khối lượng sử dụng
Năm trươc Năm báo cáo Dự kiến năm sau
1 Nguyên liệu 1
… ……
… Nguyên liệu n
Đánh giá (mục 3.1 và 3.2) về những tiến bộ, ưu điểm và nhược điểm liên quan đến tiết kiệm tài nguyên, mức độ an toàn về môi trường và sức khỏe người lao động đối với các biện pháp lưu giữ, bảo quản và sử dụng nguyên liệu các loại hiện đang sử dụng tại doanh nghiệp (trình bày riêng trong phụ lục kèm theo Báo cáo này).
4. Khối lượng, phương pháp lưu trữ và sử dụng hóa chất các loại
4.1. Hóa chất thông thường:
Stt Tên hóa chất Mục đích sử dụng Biện pháp bảo quản, lưu giữ Đã lập MSDS(*) Đơn vị tính Khối lượng sử dụng
Năm trươc Năm báo cáo Dự kiến năm sau
1 Hóa chất 1 Có/Không
… ……
… Hóa chất n
(*) MSDS: Phiếu thông tin an toàn hóa chất (được lập theo quy định quốc tế)
4.2. Hóa chất thuộc danh mục các chất nguy hại:
Stt Tên hóa chất Nhóm nguy hại(*) Mục đích sử dụng Biện pháp bảo quản, lưu giữ Đã lập MSDS Đơn vị tính Khối lượng sử dụng
Năm trươc Năm báo cáo Dự kiến năm sau
1 Hóa chất 1
… …….
… Hóa chất n
(*) POP; Phá hủy tầng ô-zôn
4.3. Hóa chất thuộc danh mục chất độc các bảng:
Stt Tên hóa chất Nhóm/bảng độc Mục đích sử dụng Biện pháp bảo quản, lưu giữ Đã lập MSDS Đơn vị tính Khối lượng sử dụng
Năm trươc Năm báo cáo Dự kiến năm sau
1 Hóa chất 1
… …….
… Hóa chất n
Đánh giá về những tiến bộ, ưu điểm và nhược điểm liên quan đến công tác an toàn hóa chất tại doanh nghiệp (Trình bày riêng trong phụ lục kèm theo Báo cáo này).
5. Nguồn, lượng phát thải và biện pháp kiểm soát, xử lý chất thải rắn
5.1. Chất thải rắn thông thường
Stt Nguồn Khối lượng thải (tấn/năm) Tỷ lệ thu gom (%) Tỷ lệ chất hữu cơ (%) Tỷ lệ chất vô cơ (%) Tỷ lệ tái chế được (%) Tỷ lệ tái sử dụng được (%) Biện pháp
Xử lý
1 Nguồn 1
2 Nguồn 2
… …
TỔNG CỘNG
(Nguồn ở đây được hiểu là loại hình hoạt động hoặc theo từng công đoạn sản xuất. Trường hợp không khai được theo các nguồn riêng biệt thì cung cấp số liệu tổng cộng)
5.2. Chất thải rắn nguy hại:
Stt Tên/loại hình chất thải Mức phát thải Biện pháp xử lý
Đơn vị tính Khối lượng
1 Dầu
2 Dung môi
… …
(Liệt kê tất cả các loại chất thải rắn nguy hại phát sinh tại doanh nghiệp được quy định tại Danh mục chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).
5.3. Thực hiện tự quan trắc lượng phát sinh chất thải rắn:
1. Có  2. Không 
5.4. Tự quan trắc thành phần chất thải rắn:
1. Có  2. Không 
5.5. Chỉ tiêu quan trắc chất thải rắn:
Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Tần suất quan trắc
1
2
3
… ………..
6. Nguồn, lượng phát thải và biện pháp kiểm soát, xử lý nước thải
6.1. Tổng lưu lượng nước thải được xả vào hệ thống chung:
- Mức cao nhất: ………..m3/ngày
- Mức thấp nhất:………..m3/ngày
- Trung bình theo năm:………..m3/ngày
6.2. Thành phần nước thải:
Stt Thông số (*) Tải lượng ước tính Biện pháp xử lý
Đơn vị tính Giá trị trước xử lý Giá trị sau xử lý
1 pH
2 BOD
3 COD
4 TSS
5 Dầu mỡ khoáng
6 Dầu động thực vật
7 Kim loại nặng
8 Tổng chất rắn hòa tan
… Các chất khác
(*) Liệt kê theo các thành phần thải có trong nước thải của doanh nghiệp mà có giới hạn mức phát thải theo TCVN áp dụng với loại hình nước thải của doanh nghiệp.
6.3. Thực hiện tự quan trắc lưu lượng nước thải:
1. Có  2. Không 
6.4. Tự quan trắc thành phần nước thải:
1. Có  2. Không 
6.5. Chỉ tiêu quan trắc nước thải:
Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Tần suất quan trắc
1
2
3
.. ……
6.6. Thực hiện đầy đủ việc đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải:
1. Có  2. Không 
7. Nguồn, lượng phát thải và biện pháp kiểm soát, xử lý khí thải
7.1. Tổng mức phát thải các loại khí nhà kính (tấn/năm):
quy đổi tương đương theo CO2 (tấn/năm):
7.2. Thành phần khí thải:
Stt Thông số (*) Nguồn Lượng phát thải ước tính theo năm Biện pháp xử lý
Đơn vị tính Giá trị trước xử lý Giá trị sau xử lý
A Hơi, khí
1 CO
2 CO2
3 NOx
4 SO2
5 H2S
Dung môi
Axít
Thuốc BVTV
… …
B Bụi
PM10
PM25
Bụi silic

C Khói



(*) Liệt kê theo các thành phần thải có trong khí thải của doanh nghiệp mà có giới hạn mức phát thải theo TCVN áp dụng với từn loại hình doanh nghiệp.
7.3. Thực hiện tự quan trắc về phát thải khí:
1. Có  2. Không 
7.4. Chỉ tiêu quan trắc phát thải khí:
Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Tần suất quan trắc
1
2
.. ……
8. Nguồn, mức độ và biện pháp khắc phục đối với ô nhiễm tiếng ồn
8.1. Thực hiện tự quan trắc về tiếng ồn:
1. Có  2. Không 
8.2. Chỉ tiêu quan trắc tiếng ồn:
Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Tần suất quan trắc
1
2
.. ……
9. Nguy cơ và các biện pháp phòng cháy, nổ
Xác định các nguy cơ và mô tả các biện pháp phòng tránh tương ứng. Tự đánh giá về những tiến bộ, ưu điểm và nhược điểm liên quan đến công tác phòng cháy nổ tại doanh nghiệp.
10. Nguy cơ và các biện pháp phòng chống sự cố môi trường
Xác định các nguy cơ và mô tả các biện pháp phòng tránh tương ứng. Tự đánh giá về những tiến bộ, ưu điểm và nhược điểm liên quan đến công tác phòng tránh sự cố môi trường tại doanh nghiệp.
11. Rủi ro đối với sức khỏe người lao động và biện pháp kiểm soát rủi ro
Xác định các nguy cơ và mô tả các biện pháp phòng tránh tương ứng. Tự đánh giá về những tiến bộ, ưu điểm và nhược điểm liên quan đến công tác kiểm soát rủi ro do tác động của môi trường đến sức khỏe người lao động tại doanh nghiệp.
12. Chi kinh phí bảo vệ môi trường
Đơn vị tính: triệu đồng
Stt Hạng mục Năm trươc Năm báo cáo Dự kiến năm sau
1 Tổng doanh thu cả năm
2 Tổng số thuế đóng cho Nhà nước
3 Tổng chi cho bảo vệ môi trường, trong đó:
Chi cho các phương án tiết kiệm năng lượng
Chi cho các phương án xử lý khí thải
Chi cho các phương án xử lý nước thải
Chi cho các phương án xử lý chất thải rắn
Chi cho các hoạt động tự quan trắc
4 Chi chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động
PHẦN D. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI TRONG NĂM SẮP TỚI VỀ CÁC PHƯƠNG ÁN DUY TRÌ, CẢI THIỆN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
1. Phương án cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
1. 1. Tiêu dùng năng lượng
1.2. Sử dụng nước
1.3. Tiết kiệm nguyên liệu
2. Phương án giảm thiểu phát thải
2.1. Chất thải rắn
2.2. Nước thải
2.3. Khí thải
3. Phương án phòng tránh và ứng cứu sự cố môi trường
3.1. Các sự cố cháy, nổ
3.2. Các sự cố khác
PHẦN E. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp tự đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội của mình theo 10 tiêu chí sau đây và làm rõ mức độ đã thực hiện, dự kiến sẽ thực hiện hay đã đưa vào trong chính sách phát triển của doanh nghiệp:
1. Quyền con người
1.1. Doanh nghiệp ủng hộ và tôn trọng các quyền con người đã được quốc tế tuyên bố, ví dụ như cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và nhà ở cho người lao động;
1.2. Doanh nghiệp đảm bảo không đồng loã với việc lạm dụng nhân quyền, ví dụ như giảm giá thành sản phẩm, rút ngắn thời hạn giao hàng, v.v, gây việc giảm thời gian nghỉ ngơi và giải trí của người lao động.
2. Lao động
2.1. Doanh nghiệp ủng hộ việc tự do thành lập hiệp hội và thực sự thừa nhận quyền thương lượng tập thể như cho phép tổ chức công đoàn, cho NLĐ được tự do tham gia công đoàn và hội họp, tạo điều kiện thuận lợi cho công đoàn hoạt động, ký Thỏa ước lao động tập thể với công đoàn.
2.2. Doanh nghiệp đảm bảo loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc như bắt buộc lao động thêm giờ, quy định thời gian và số lần đi vệ sinh, bắt vào làm việc ở những nơi nguy hiểm đến tính mạng, v.v.
2.3. Doanh nghiệp đảm bảo xoá bỏ tình trạng lao động trẻ em, như không sử dụng lao động dưới 15 tuổi, có chế độ lao động đặc biệt nếu có sử dụng lao động dưới 18 tuổi.
2.4. Doanh nghiệp đảm bảo loại bỏ phân biệt đối xử trong sử dụng lao động và nghề nghiệp, như phân biệt về giới, tôn giáo, sắc tộc, định hướng chính trị, nguồn gốc xã hội, v.v.
3. Môi trường
3.1. Doanh nghiệp ủng hộ và thực hiện các phương án cải thiện môi trường và điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn-vệ sinh lao động và tạo nơi làm việc lành mạnh và thân thiện;
3.2. Ủng hộ và thực hiện các phương án phòng ngừa đối với các thách thức của môi trường thông qua việc thống kê và đánh giá được các nguy cơ đối với môi trường có thể xảy ra, không sử dụng công nghệ hoặc vật liệu có nguy cơ tác hại đến môi trường, v.v. Khuyến khích và thực hiện các sáng kiến để nâng cao hơn nữa trách nhiệm đối với môi trường. Lồng ghép việc bảo vệ môi trường trong chính sách, quyết định và hoạt động của doanh nghiệp.
3.3. Khuyến khích phát triển và phổ biến công nghệ thân thiện với môi trường.
4. Chống tham nhũng
Doanh nghiệp chống lại nạn tham nhũng dưới mọi hình thức kể cả đòi hối lộ và nhận hối lộ. Để thực hiện việc này, doanh nghiệp cần rất rõ ràng trong mọi chính sách và hướng dẫn kinh doanh.

PHỤ LỤC 3
MẪU BẢN NHẬN XÉT DOANH NGHIỆP TUÂN THỦ QUY ĐINH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1493/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
ỦY BAN NHÂN DÂN......
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số:............ ............., ngày..... tháng..... năm 200......

BẢN NHẬN XÉT

Doanh nghiệp:.........................................................................................................
Trụ sở chính tại:.......................................................................................................
Sản phẩm, dịch vụ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”.......................... (tên nhãn hiệu của sản phẩm hoặc dịch vụ)
Cơ sở sản xuất, kinh doanh ():
- Tên cơ sở:..............................................................................................................
- Địa điểm:...............................................................................................................
1 – Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường:
1. Có  2. Chưa đầy đủ  3. Không 
(nếu chưa đầy đủ, đề nghị liệt kê rõ)
3 – Bị xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (trong thời hạn hai (02) năm tính đến ngày nhận xét):
1. Có  2. Không 
(nếu có, đề nghị ghi rõ hành vi nào bị xử lý)

Giám đốc Sở
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


PHỤ LỤC 4
MẪU GIẤY CAM KẾT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1493/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------
..........., ngày .....tháng......năm.....
GIẤY CAM KẾT
Kính gửi: Tổng cục Môi trường

Căn cứ Quyết định số 1493/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định thủ tục, trình tự, chứng nhận và cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”,
Doanh nghiệp đăng ký: ...........................................................................................
Người đại diện:..................................................Chức vụ:.......................................
Trụ sở chính tại:.......................................................................................................
Điện thoại:...............................Fax:....................Email............................................
Cam kết sản phẩm (hoặc dịch vụ)......(tên nhãn hiệu của sản phẩm hoặc dịch vụ) không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức cá nhân khác.
Doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 5
MẪU QUYẾT ĐỊNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM, DỊCH VỤ ĐẠT TIÊU CHÍ CẤP THÍ ĐIỂM “NHÃN XANH VIỆT NAM”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1493/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số: /QĐ- TCMT ............., ngày..... tháng..... năm 200......

QUYẾT ĐỊNH
Chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Quyết định số 1493/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định thủ tục, trình tự, chứng nhận và cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”;
Căn cứ Quyết định số ..../QĐ-BTNMT ngày ...tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường phê duyệt tiêu chí “Nhãn xanh Việt Nam” cho nhóm sản phẩm (hoặc dịch vụ)....,
Xét Hồ sơ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” của doanh nghiệp ...........
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Nhãn xanh Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chứng nhận sản phẩm (hoặc dịch vụ) đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” cho sản phẩm (hoặc dịch vụ)..... (tên nhãn hiệu của sản phẩm hoặc dịch vụ) của doanh nghiệp........
Trụ sở tại....., điện thoại........, fax................., email:.......................................
Điều 2. Doanh nghiệp....... thường xuyên thực hiện và duy trì các biện pháp bảo đảm sản phẩm (hoặc dịch vụ) đạt tiêu chí “Nhãn xanh Việt Nam” như đã đăng ký và được chứng nhận.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành trong thời hạn ba (03) năm kể từ ngày ký đến ngày.... tháng.... năm .....
Chánh Văn phòng Nhãn xanh Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị chức năng, Giám đốc/Tổng giám đốc doanh nghiệp.... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3,
- Lưu: VT, VP nhãn. TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
-----------------------




CHỨNG NHẬN
Sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”

Sản phẩm (hoặc dịch vụ): .....
Tên doanh nghiệp:.....



Mã số chứng nhận: ..../QĐ-BTNMT-...
Có hiệu lực đến ngày....tháng.....năm....
Nêu ngắn gọn, rõ ràng lý do được cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”
(sử dụng 3 – 5 tiêu chí chính đã được công bố)




Ngày tháng năm 200...
BỘ TRƯỞNG












(Ghi chú: nền giấy chứng nhận in chìm biểu trưng “Nhãn xanh Việt Nam”)


PHỤ LỤC 6
MẪU “NHÃN XANH VIỆT NAM”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1493/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

1. Biểu tượng “Nhãn xanh Việt Nam” được thể hiện đúng với mô tả được quy định tại Điều 1 Quyết định số 253/QĐ-BTNMT ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt Chương trình cấp nhãn sinh thái.
2. Biểu tượng “Nhãn xanh Việt Nam” được sử dụng cho nhiều loại sản phẩm, dịch vụ có kích cỡ khác nhau nên kích thước của biểu tượng có thể biến đổi khác nhau cho phù hợp với từng loại sản phẩm, dịch vụ nhưng kích thước nhỏ nhất được chấp nhận sử dụng để dán cho sản phẩm, dịch vụ được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí “Nhãn xanh Việt Nam” với biểu tượng có đường kính là 1,5 cm.
3. Thông số màu:











1) Xanh lá cây 1
CMYK Values: C100. M55. Y70. K0
RGB Values: R0. G89. B88
2) Xanh lá cây 2
CMYK Values: C25. M0. Y55. K0
RGB Values: R168. G212. B153



:handshake:
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua