Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

Nhật ký ngày mùa trường ĐH Nông Nghiệp HN

  • Thread starter tran_thu_hangnd@yahoo.com
  • Ngày gửi
T

tran_thu_hangnd@yahoo.com

Guest
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
...Ngày mùa, lúa vàng ươm trải khắp cánh đồng. Mùi lúa thơm phức, hương thơm ngào ngạt. Mọi người nô nức gọi nhau cùng thu hoạch. Chúng tôi cũng vậy, những sinh viên Nông Nghiệp làm luận văn tốt nghiệp về lúa. Đua nhau gọi người đến gặt và thu hoạch lúa. Nhà trường có lệnh cấm đốt rơm rạ mà gom rơm rạ lại một là làm nấm, hai là để cày bừa chôn lấp trả lại dinh dưỡng cácbon cho đất. Cũng là sinh viên môi trường chúng tôi hiểu rõ hơn ai hết. Chấp hành nghiêm chỉnh.
Ngày xưa, rơm rạ thường được đánh đống dùng dần làm chất đốt trong gia đình và làm thức ăn dự trữ cho trâu bò. Nhưng bây giờ đốt rơm là giải pháp tối ưu nhất, vừa diệt được mầm bệnh, vừa trả lai được NPK cho đất. Song khói rơm được ngiên cứu là một loại khói độc, nhiều nước đã đưa vào luật bảo vệ môi trường việc cấm đốt rơm ra, hoặc nếu đốt thi phải có sự chuẩn bị, báo trước cho người xung quanh bịt khẩu trang và đưa ngững người bị viêm phế quản mãn tính vào viện.
Bắt đầu từ tối hôm đó. Những hộ dân xung quanh vùng gặt lúa bị cấm đốt rơm ban ngày nên về đêm đua nhau cùng đốt rơm rạ. Khói rơm bay lên, gió cũng thật độc ác thổi thẳng vào khu vực trường, đặc biệt là khu ký túc xá. Mùa ôn thi đứa nào cũng mất ngủ, mắt đã thâm quầng, bây giờ lại khói, cay xè mắt. Nên mắt đứa nào cũng đỏ hoe, trông như là sinh viên năm thứ nhất nhớ nhà ấy. Sáng hôm sau, dù ai đó thức thật muôn 12h trưa đi chăng nữa vẫn được nhìn thấy khung cảnh sương dăng mờ mờ ảo ảo. Khung cảnh đẹp nhưng khét và cay xè. Có mấy đứa trẻ con cứ thấy quẹt nước mũi chảy ròng ròng, thở khò khè, có đứa cứ hắt xì liên tục nhưng vẫn vô tư hồn nhiên chạy đùa theo làn sương độc đó. Đến mấy ngày sau thì khói mới thật sự tan.
Tình trạng này không chỉ xảy ra ở trường nông nghiệp mà còn ở nhiều vùng, miền khác nữa trong và ngoài thành phố. Việc “sương mù” dày đặc không còn là lạ lẫm đối với chúng ta. Nhưng nghĩ đến những viễn cảnh xảy ra, tôi thấy xót xa. Không hiểu đến bao giờ người nông dân mới nhận thức được điều này. Có ý tưởng còn để rơm phơi khô rồi sản xuất giấy vệ sinh. Thật là một ý tưởng hay các bạn nhi? Vừa tiết kiệm, bảo vệ môi trường, không độc hại.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
T

tran_thu_hangnd@yahoo.com

Guest
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
cam on ban Daisy nhe

Đây là ảnh khu trồng lúa sau trường Nông Nghiệp 1 trước khi gặt
46nsbqed2t3qlyfhfcf0.jpg

DSC01426.jpg
Còn đây là ảnh bờ hồ của trường sau đó mấy hôm. Tớ chụp vào buổi chiều mà trông mù mịt như sương buổi sáng ấy.
f68gts2lvjmi4y1m0wh.jpg

clip_image002.jpg
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

ngoaidao

Cây công nghiệp
Tham gia
24/1/09
Bài viết
117
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
bạn là sinh viên. ý thức rất tốt. nhưng bạn có biết nông dân thì ngoài cách đốt rơm ra hoặc là cho trâu bò ra thì họ ko biết làm gì nữa hết ko? nếu bạn có thể làm giấy từ rơm đó thì bạn thử hỏi nhưng người làm nông thử coi! chắt chắt là họ cũng sẽ cho bạn ( hoặc bán với giá cực rẻ) vì ko một ai mua nên họ đành phải đốt. Là sinh viên môi trường bạn thấy đau lòng nhưng muốn hết cảnh đó thì bạn phải vạch được một hướng mới cho người dân chứ!
 

Snow_wolf

Cây cổ thụ
Tham gia
22/5/07
Bài viết
1,130
Cảm xúc
14
T

tran_thu_hangnd@yahoo.com

Guest
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
trả lời bạn ngoaidao

Bạn ơi, hiện giờ thì tớ chưa nghĩ ra được nhiều giải pháp mới thực sự hữu ích, nhưng mình đã thấy có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng đó. Quan trọng là chưa có người đứng đầu để thực hiện hay vạch định kế hoạch cho người dân về vấn đề này. Hiện nay ở trường Nông Nghiệp tớ vẫn thu gom một phần rơm để làm nấm. Phần còn lại thì được cày luôn vào đất để trả lại dinh dưỡng cho đất. Vì rơm rạ phân hủy rất nhanh mà. Nhưng tớ có đọc được một số thông tin như thế này nhé:
- ở thành phố Hồ chí minh người ta bán rơm để nuôi bò sữa đấy, bgio còn tính để đóng rơm xuất khẩu mà :haywazuiwa:
- ở Thái Lan dùng rơm để sản xuất điện năng, tro của rơm thì trôn với xi măng, không gây hại cho môi trường.
- tạo phân bón từ rơm là phương pháp ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ có hiệu quả.
- một số nơi đã dùng rơm để làm giấy bao bì mà
ai có thông tin gì nữa thì đóng góp giúp tớ với. tớ nghĩ rơm cũng là một nguồn tài nguyên rất phong phú các bạn a.vì thế nên môi trường chúng ta phải biết tận dụng và khai thác nó chứ. Đừng để nó hủy hoại môi trường của chúng ta các bạn nhé
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

vantuyenenv

Cây đầu làng
Tham gia
26/2/08
Bài viết
519
Cảm xúc
6
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
@haiyen88: Hình như bạn hơi lầm một chút, hình ảnh trên ko phải ở trường Nông Lâm (TP HCM), tiêu đề là ĐH Nông Nghiệp Hà Nội mà!!!^^
Bạn xem ảnh chụp thì cũng giống như là chứng kiến rùi, tức là bạn cũng quan tâm đến vấn đề này phải ko? ^^ Vì ít người quan tâm nên mục "CLB Phóng viên môi trường tập sự" là một nơi để bạn có thể nói lên những gì mà bạn bức xúc, mắt thấy, tai nghe, và qua mục này sẽ có nhiều người biết đến. Và biết đâu, khi bạn đọc xong chuyên mục này bạn sẽ có một ý tưởng sáng tạo nào vừa giúp tạo công ăn việc làm từ đống rơm đó mà sẽ ko có hại cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng ^^
 

ngoaidao

Cây công nghiệp
Tham gia
24/1/09
Bài viết
117
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Mình ờ TP HCM nè! và cũng là con nhà nông chính gốc luôn. thật ra mọi người dân trên mình cũng không muốn đốt rơm làm gì đâu. nhưng buột phải đốt vì những lý do sau hén:
1. Rơm có thể bán cho người nuôi bò sữa (nếu ruộng gần đường giao thông) còn xa đường giao thông thì cho cũng chưa chắt có người lấy.
2. khi rơm cho mà ko có người lấy thì chỉ còn cách đốt để lấy tro và nhanh chống xử lý đất cho vụ mùa kết tiếp (không quá 1 tháng từ ngày gặt vụ trước).
3. cách cày rơm xuống đất để tự phân hủy hoàng toàn không khả thi vì khi thu hoạch rơm chất lại thành 1 đống lớn. muốn cày chôn vào đất thì phải tán ra toàn ruộng (chí ích là 1 phần) sẽ tốn kinh phí (công lao động) và thêm nữa là sẽ lâu không kịp cho vụ sau. chưa kể đến ruộng lầy (sâu) những rơm đó có thể nổi lên sau khi sử lý đât --> rất cực để lôi chúng lại với nhau, còn không lôi chúng lại thì phần lúa sẽ không thể mọc lại trên đó.
Như vậy: nếu ai có kế hoạch sử lý rơm tốt thì làm ơn liên lạc với mình. chắt chắn người dân trên mình sẽ hưởng ứng nhiệt tình. còn các nhà khoa học mà chỉ toàn kế hoạch trên giấy, ở đâu đâu không thực tế thì dù có đau lòng cách mấy cũng phải chấp nhận thui bạn à. vì người dân không còn con đường nào khác để chọn.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua