bibipupu
Cây công nghiệp
- Tham gia
- 21/10/07
- Bài viết
- 320
- Cảm xúc
- 1
Nhiễm độc thạch tín từ chất đốt phân bò
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]
Phân bò vừa được phát hiện là nguyên nhân gây ra sự ngộ độc thạch tín trong các làng quê nông thôn tại Tây Ben-gan, Ấn Độ. Trong suốt quãng thời gian cuối thế kỷ trước, người dân tại Trung quốc, Nepal, Ấn Độ và Bangladesh được khuyến khích sử dụng nước giếng.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Trong khi cố gắng giảm bớt những nguy hại từ các bệnh gây ra do vi khuẩn trong nước giếng, người ta cũng nhanh chóng khám phá ra rằng nước giếng cũng bị làm độc bởi sự ngấm chất độc thạch tín từ đất đá. Các bệnh tật do việc uống nước giếng và do việc sử dụng gạo cũng như những cây trồng khác tưới bằng nước giếng, đã được công bố rộng rãi. Chakraborti Dipankar và những đồng nghiệp từ Trường đại học Jadavpur, Ấn Độ hiện vừa khám phá được một nguyên nhân khác liên quan đến việc nhiễm độc thạch tín của người dân vùng tây Ben-gan.
“Những con bò trong vùng này, khi được cho ăn rơm rạ bị nhiễm độc thạch tín bởi nước giếng, sẽ thải ra phân. Phân này sẽ được người dân trong vùng phơi khô và sử dụng làm nhiên liệu chất đốt”, Chakraborti giải thích. Ông phát hiện ra rằng khi các bánh phân bò bị đốt cháy, thạch tín sẽ được giải phóng vào không khí, và người dân sẽ hít phải. Jose Centeno, một chuyên gia trong ngành y học địa chất tại Viện nghiên cứu bệnh tật của quân lực Mỹ tại Washington, DC, nhận xét rằng những kết quả nghiên cứu trên rất quan trọng bởi vì đã làm sáng tỏ được một trong những nguyên nhân gây nên sự nhiễm độc thạch tín trong vùng này. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]
Tại một số làng quê Ấn Độ, phân bò được phơi khô và dùng làm chất đốt
[/FONT]“Phát hiện trên càng cho thấy tầm nghiêm trọng của vấn đề, khi các lò đốt và bếp tại đây thường không được thông gió”, Chakraborti nói. Ông giải thích rằng phụ nữ và trẻ em trong vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất, vì họ thường ở bên bếp lò trung bình 7 giờ một ngày. “Việc hít thạch tín vào, sẽ dẫn tới những vấn đề về hô hấp như bệnh ho mãn tính và làm yếu phổi”, Chakraborti nói. Centeno tin tưởng rằng cần phải có một sự nỗ lực của cộng đồng để ngăn ngừa sự nhiễm độc thạch tín. Ông nói rằng các nhà khoa học địa chất hiện đang cố gắng xác định các nguồn đất đá mà từ đó thạch tín nhiễm vào trong nước.
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Trong khi cố gắng giảm bớt những nguy hại từ các bệnh gây ra do vi khuẩn trong nước giếng, người ta cũng nhanh chóng khám phá ra rằng nước giếng cũng bị làm độc bởi sự ngấm chất độc thạch tín từ đất đá. Các bệnh tật do việc uống nước giếng và do việc sử dụng gạo cũng như những cây trồng khác tưới bằng nước giếng, đã được công bố rộng rãi. Chakraborti Dipankar và những đồng nghiệp từ Trường đại học Jadavpur, Ấn Độ hiện vừa khám phá được một nguyên nhân khác liên quan đến việc nhiễm độc thạch tín của người dân vùng tây Ben-gan.
“Những con bò trong vùng này, khi được cho ăn rơm rạ bị nhiễm độc thạch tín bởi nước giếng, sẽ thải ra phân. Phân này sẽ được người dân trong vùng phơi khô và sử dụng làm nhiên liệu chất đốt”, Chakraborti giải thích. Ông phát hiện ra rằng khi các bánh phân bò bị đốt cháy, thạch tín sẽ được giải phóng vào không khí, và người dân sẽ hít phải. Jose Centeno, một chuyên gia trong ngành y học địa chất tại Viện nghiên cứu bệnh tật của quân lực Mỹ tại Washington, DC, nhận xét rằng những kết quả nghiên cứu trên rất quan trọng bởi vì đã làm sáng tỏ được một trong những nguyên nhân gây nên sự nhiễm độc thạch tín trong vùng này. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]
Tại một số làng quê Ấn Độ, phân bò được phơi khô và dùng làm chất đốt
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]
Hồng Thắm
(Theo RSC)
hoahocvietnam.com[/FONT]
(Theo RSC)
hoahocvietnam.com[/FONT]