Những điều cần biết về OHSAS18001

PhuongAnh1712

Cỏ 4 lá
Bài viết
74
Nơi ở
135 Trần Hưng Đạo
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
OHSAS 18001 là tiêu chuẩn quốc tế về an toàn sức khỏe nghề nghiệp được xây dựng nhằm giúp doanh nghiệp kiểm soát những rủi ro về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. OHSAS 18001 có thể áp dụng cho tất cả loại hình hay qui mô tổ chức. OHSAS 18001 được thiết kế tương thích với các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001 nhằm tạo điều kiện xây dựng một hệ thống tích hợp với mục đích chất lượng cho sản phẩm – an toàn cho con người – an toàn cho môi trường – tiết kiệm chi phí.

Lý do áp dụng OHSAS 18001

Tổ chức lao động thế giới (ILO) cũng như các quốc gia rất quan tâm đến việc bảo vệ người lao động trước những vấn đề về ốm đau, bệnh tật, thương vong có liên quan đến công việc. Đòi hỏi của luật phát quốc gia (Bộ luật lao động, luật công đoàn và các văn bản pháp quy khác). Vấn đề về đạo đức. Đòi hỏi của chuỗi cung ứng3

Mục đích của BS OHSAS 18001:2007
Cung cấp những định nghĩa súc tích mang tính phổ biến được sử dụng trong công tác quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH&S).
Đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý OH&S nhằm giúp một tổ chức kiểm soát các rủi ro về OH&S và cải tiến hoạt động OH&S của mình.
Ghi chú: Bộ tiêu chuẩn này không nêu các chuẩn mực đặc thù của hoạt động OH&S, cũng như không đưa ra các quy định chi tiết cho việc thiết kế một hệ thống quản lý.

Tổ chức nào cần áp dụng OHSAS 18001?

* Các tổ chức mong muốn:

  • Thiết lập một hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp nhằm loại trừ hoặc giảm thiểu các rủi ro với nhân viên hoặc các bên quan tâm, những người có thể tiếp xúc với các rủi ro về an toàn sức khỏe nghề nghiệp trong quá trình thực hiện các công việc của mình.
  • Tự khẳng định sự tuân thủ với các chính sách về an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
  • Khẳng định sự tuân thủ này với các bên quan tâm.
  • Được chứng nhận bởi một bên thứ ba cho hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp của mình.
Tại sao phải áp dụng OHSAS 18001?

* Các áp lực thị trường:

  • Yêu cầu bởi các khách hàng của tổ chức.
  • Yêu cầu bởi cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp.
  • Yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của các hoạt động quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp nhằm tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh.
  • Chuẩn bị cho xu thế hội nhập quốc tế.
* Áp lực từ chủ sở hữu và cổ đông:

  • Muốn các khoản đầu tư của mình “trong sạch” và “lành mạnh” về mặt an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
  • Cải thiện hành ảnh của Doanh nghiệp đối với khách hàng và các bên quan tâm.
* Áp lực từ nhân viên:

  • Có được môi trường làm việc an toàn.
  • Đảm bảo tương lai sức khoẻ và gia đình.
Các lợi ích từ OHSAS 18001

* Về mặt thị trường:

  1. Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ OHSAS 18001 như là một điều kiện bắt buộc. Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng.
  2. Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
  3. Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trong nhất trong một tổ chức và các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp.
  4. Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.
* Về mặt kinh tế:

  1. Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội.
  2. Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
  3. Giảm thiểu chi phí cho chương trình đền bù tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
  4. Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.
  5. Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.
* Quản lý rủi ro:

  • Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại.
  • Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm.
  • Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).
* Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:

  • Được sự đảm bảo của bên thứ ba.
  • Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.
  • Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
Các yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18001: 2007

Về cấu trúc các điều khoản của OHSAS 18001: 2007 tương tự như ISO14001:2004 và bao gồm các nội dung sau:

Chính sách sức khoẻ và an toàn nghề nghiệpNhận dạng mối nguy hiểm, đánh giá rủi ro
Xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác
Mục tiêu sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp
Chương trình quản lý sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp
Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm quyền hạn
Đào tạo
Thông tin liên lạc
Kiểm soát tài liệuKiểm soát hồ sơ
Kiểm soát vận hành
Sẵn sàng ứng phó tình huống khẩn cấp
Đo lường và giám sát
Hành động khắc phục và phòng ngừa
Đánh giá nội bộ
Xem xét của lãnh đạo

iso18001_img.png
 

knacert

Mầm xanh
Bài viết
21
Nơi ở
hanoi
Website
knacert.com.vn
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Tiêu chuẩn mới ra đời ISO 45001:2018 đánh dấu sự kiện quan trọng nhất đối với các nhà quản lý EHS ( Environment – Health – Safety). Từng bước thay thế hoàn toàn cho tiêu chuẩn OHSAS 18001, theo cách tiếp cận của các hệ thống quản lý khác như ISO 14001 và ISO 9001 đồng thời nhấn mạnh về sự cam kết quản lý cùng sự tham gia của nhân viên và kiểm soát rủi ro. Hôm nay KNA xin giới thiểu tổng quan về ISO 45001 và những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai bộ tiêu chuẩn này.

tiêu chuẩn iso 45001 và ohsas 18001


Tìm hiểu ISO 45001 là gì ?


Được ban hành vào ngày 12 tháng 3 năm 2018. Bộ tiêu chuẩn ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế mới về việc quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp.

Bộ tiêu chuẩn ISO 45001 có quy định về các yêu cầu về hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp cũng như hướng dẫn sử dụng. Khi áp dụng bộ tiêu chuẩn này có thể cho phép các tổ chức cung cấp một nơi làm việc an toàn và lành mạnh hơn bằng việc ngăn chặn và giảm thiểu tối đa những thương tích, bệnh tật, tính mạng liên quan đến công việc và chủ động cải thiện việc thực hiện OH&S.

ISO 45001 có thể được áp dụng cho bất kì tổ chức nào trên thế giới với mọi loại hình quy mô và tính chất của doanh nghiệp.

ISO 45001 thay thế OHSAS 18001, tài liệu tham khảo trước đây của thế giới về quản lý OH&S (các tổ chức hiện được chứng nhận theo OHSAS 18001 đến ngày 12 tháng 3 năm 2021 sẽ được chuyển sang ISO 45001).

ISO 45001 giống OHSAS 18001 như thế nào?

- Mục đích: mục đích chung của 2 tiêu chuẩn này nhằm tạo ra khuôn khổ quản lý phòng ngừa thương tích, bệnh tật và tính mạng của nhân viên là như nhau đối với cả 2 tiêu chuẩn.

- Kế hoạch-thực hiện- kiểm tra- hành động: chu kỳ PDCA là nền tảng tạo ra nguyên tắc cho 2 tiêu chuẩn.

- Các điểm tương đồng khác: Hầu như những yêu cầu được đề cập trong OHSAS 18001 được mở rộng và xây dựng lại đều được tìm thấy trong ISO 45001 bao gồm các yêu cầu chính sách, pháp lý mục tiêu cải tiến; yêu cầu nhận thức; yêu cầu năng lực; các nguồn lực cần thiết để hỗ trợ hệ thống; và các yêu cầu để theo dõi, đo lường và phân tích cách thức hoạt động và cải tiến của OH&S.

Một số điểm khác biệt chính giữa ISO 45001 và OHSAS 18001 là gì?

- Cấu trúc: cấu trúc của ISO 45001 dựa trên Phụ lục SL là khung lược sử dụng trong các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác, giúp việc triển khai dễ dàng và hiệu quả hơn.

- Mối nguy hiểm và rủi ro: ISO 45001 tuân theo quy trình phòng ngừa, yêu cầu đánh giá và khắc phục các rủi ro nguy hiểm trước khi gây tai nạn và thương tích, không giống như OHSAS 18001 chỉ tập trung vào kiểm soát nguy cơ.

- Cam kết quản lý: ISO 45001 yêu cầu kết hợp giữa sức khỏe và an toàn vào hệ thống quản lý tổng thể của tổ chức, yêu cầu quản lý để lãnh đạo có vai trò mạnh mẽ hơn trong OH&S.

- Sự tham gia của người lao động: ISO 45001 yêu cầu đào tạo và giáo dục nhân viên để xác định các rủi ro và giúp tạo thành công một chương trình an toàn, cho phép sự tham gia rộng rãi của nhân viên.

Lời kết:

Hầu như trong tất cả các loại hình hoạt động sản xuất làm việc đều cần phải có những kiến thức về an toàn lao động để bảo vệ mình và người xung quanh để làm việc trong phạm vi môi trường an toàn và thoải mái. Đó chính là một điều kiện bắt buộc của mọi hoạt động của con người và hơn thế nữa với các chuyên gia HSE bên canh sự hiểu biết thì còn cần phải biết cách vận dụng cho bản thân và hướng dẫn cho đồng nghiệp thực hiện tốt các yêu cầu an toàn lao động trong mọi điều kiện hoàn cảnh.
 
scroll-topTop