Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Những thảm hại và tai nạn khí đốt trong tự nhiên

daibangxanh

Cây cổ thụ
Tham gia
24/5/07
Bài viết
2,207
Cảm xúc
55
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
NHỮNG THẢM CẢNH VÀ TAI NẠN KHÍ CACBONIC TRONG TỰ NHIÊN
TỪ NHỮNG "HỒ NƯỚC CỦA TỬ THẦN" Ở CAMEROUN ĐẾN "ĐỘNG GIẾT NGƯỜI" Ở THỔ NHĨ KỲ
BS. HƯƠNG LIÊN
Amôca là một khu thắng cảnh nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ, hàng năm thu hút rất du khách. Đây là một vùng núi non vùng vĩ, có nhiều thác nước rất đẹp, lại ở gần ngôi đền thờ thần A-pô-lô cổ xưa được cả thế giới biết tiếng.
Cũng ở khu vực này có một cái động nổi tiếng không kém: "Động giết người"! Bao nhiêu chuyện kinh hoàng đã xảy ra trong hang động cổ xưa này: "Thần động" rất kinh thiêng, không muốn ai lọt vào. Tất cả những người cả gan bước vào động từ xưa đến nay đều không thấy trở về. Họ đã bị "thần động" giết chết, hoặc đã lạc vào một thế giới huyền bí nào đó, không tìm được lối ra. Ý kiến chung cho rằng họ đã chết, nhưng tại sao họ chết thì cho đến nay vẫn là điều bí mật. Do đó từ lâu lắm rồi không ai dám cả gan vào động này nữa, chỉ nghe tên "Động giết người", mọi người đã sợ mất hồn.
Nhưng cũng có những người không tin sự linh thiêng giết người của hang động này, trong s9ố đó có một giáo sư trường đại học Airinson nước Mỹ. Sau những vụ phun khí độc của hồ Monoun và hồ Nyos ở Cameroun giết chết người hàng loạt, quyết tâm khám phá ra "thủ phạm" giết người của ông càng cũng cố.
Hồ Monoun và hồ Nyos là hai hồ nước thơ mộng của đất nước Cameroun. Hai hồ nước này đều nằm ở miệng những ngọn núi lửa cũ đã tắt từ lâu. Hồ Monoun sâu 99 mét, còn hồ Nyos sâu tới 208 mét.
Ngày 15/8/1984, bỗng nhiên hồ Monoun giở chứng, phun lên một luồng khí độc khổng lồ giết chết 37 người và nhiều sinh vật quanh hồ.
Hai năm sau, ngày 21/8/1986, đến lượt hồ Nyos tác quái. Thảm họa hồ Nyos lớn hơn hồ Monoun bội phần. Từ mặt nước hồ bất thình lình bốc lên một luồng khí độc khủng khiếp, không màu, không mù, bao phủ cả một vùng rộng, tràn vào các thung lũng gần đó giết chết trên 1.700 người và rất nhiều gia súc.
Thảm họa hồ Nyos làm các nhà khoa học bàng hoàng. Nhiều đoàn nghiên cứu quốc tế đã đến đây tìm hiểu và xác định những luồng khí độc giết người này là khí cacbonic. Mặc dù đã tắt từ lâu nhưng hai ngọn núi lửa này vẫn có những hoạt động âm thầm, làm bốc lên những luồng hơi chứa khí cacbonic và các hợp chất lưu huỳnh, tích tụ lại trong lớp nước dưới đáy hồ. Do chứa đầy khí cacbonic, nước ở đáy hồ sâu có tỷ trọng cao hơn nước ở lớp phía trên. Khi các lớp nước dưới sâu đạt tình trạng bão hòa khí cacbonic thì chỉ cần một thay đổi nhỏ về địa chấn cũng có thể làm mất sự ổn định tạm thời của các lớp nước hồ, khiến những tầng nước dưới đáy sâu bị đẩy ngược lên trên mặt, phóng thích ta một lượng khí cabonic khổng lồ gây ra thảm họa.
Hiện tượng phun hơi độc giết người của hồ Nyos làm nhà khoa học Mỹ liên tưởng đến những cái chết thần bí trong "Động giết người". Biết đâu chúng chẳng do cùng một nguyên nhân. Thế là ông có kế hoạch thám hiểm "Động giết người" để tìm "thủ phạm".
Cách đây không lâu, nhân một chuyến công tác sang Thổ Nhĩ Kỳ ông đã quan tâm thực hiện kế hoạch của mình, nghiên cứu tất cả những tài liệu có liên quan đến động này, khảo sát kỹ khu vực của động. Ngay gần động có một suối nước nóng, nhiệt độ rất cao. Suối này chảy sang một vùng nham thạch chứa nhiều canxi cacbonat, làm hòa tan khá nhiều chất này trong nước suối trước khi chảy ngầm vào động. Đây có thể là nguồn gốc phát sinh ra khí cacbonic giết người, vì trong quá trình chảy vào động, chất canxi cacbonat trong nước suối nóng có thể tự phân hủy, giải phóng ra khí cacbonic tích tụ lại trong động.
Sau khi nghiên cứu kỹ tình hình, "nhà thám hiểm" trang bị đầy đủ các phương tiện chống hơi độc (quần áo phòng hộ, mặt nạ chống hơi độc, bình oxy, đồng hồ đo hơi khí độc v.v...) vào khảo sát trong động. Ông đã không nhầm, trong động chứa đầy khí cacbonic, có thể giết chết ngay bất cứ sinh vật nào lọt vào đấy.
... Và những vụ chết gạt dưới giếng khơi ở những vùng nông thôn nước ta
Trong các tai nạn chết người được báo cáo hàng ngày đưa tin, có những cái chết bất ngờ đáng tiếc: chết ngạt dưới giếng! Chuyện đau lòng này xảy ra ở nhiều địa phương, có những trường hợp chết luôn cả người xuống cứu.
Gần đây nhất, ngày đầu tháng 6/1998 ở Hà Tây xảy ra liên tiếp hai vụ; một ở Viên Sơn, Sơn Tây; một ở thôn Thượng Liễu, xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên, mỗi vụ chết hai người, cả người xuống giếng lấy đồ vật sơ ý đánh rơi và người xuống cứu.
Tai nạn chết người này thường không xảy ra đối với những giếng khơi sâu, hoặc những giếng đã cạn từ lâu ngày, nay cho người xuống thau rửa giếng, hoặc lấy một đồ vật nào đó bị rơi xuống giếng và bị nạn. Tất cả những người vội vàng nhảy xuống cứu đều bị chết theo. Trước những cái chết quá bất ngờ này, nhiều người lo sợ hoang mang, những người mê tín đỗ cho một nguyên nhân thần bí.
Sự thật những cái chết trên không có gì bí hiểm cả. Thủ phạm giết người cũng chính là khí cacbonic dioxyt (CO2), đây là một khí không màu, không mùi, không duy trì hô hấp và sự cháy, có nhiều ở những nơi có sự phân hủy các chất hữu cơ, các mùn cây, mùn rác. Khí này nặng hơn không khí nên thường đọng lại ở những chỗ thấp. Những giếng khơi sâu cũng dễ là nơi tích tụ nhiều khí CO2.
Vì vậy, đối với những giếng sâu chúng ta cần cành giác. Trước khi để người xuống giếng thau rửa hoặc lấy một vật gì đó, ta phải thăm dò xem không khí dưới đáy giếng có thở được không. Muốn vậy, chúng ta có thể dùng cách thử đơn giản sau đây: Thắp một ngọn nến, hay ngọn đèn, dòng dây thả dần xuống sát mặt nước du7òi đáy giếng trước, nếu ngọn nến vẫn cháy sáng bình thường là không khí dưới đáy giếng vẫn đủ oxy để thở, người có thể xuống được. Trái lại, nếu ngọn nến chỉ cháy leo loét rồi tắt thì không nên xuống vì không khí dướu đáy giếng thiếu oxy, và có nhiều khí CO2, người xuống sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng.
Cũng có thể nhốt một con gà hay một con chim vào trong lồng, buộc dây thả dần xuống gần sát mặt nước giếng, nếu con vật bị chết ngạt là dưới giếng có nhiều khí CO2, người không xuống được.
Chúng ta cũng phải áp dụng như trên đối với những giếng cạn đã để hoang lâu ngày, nay muốn thau vét lại để dùng.
nguồn:http://www.ykhoanet.com
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,855
Bài viết
42,170
Thành viên
31,232
Thành viên mới nhất
khachmua