Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

Những vùng đất bị ô nhiễm trên thế giới

ngoctien510

Mầm xanh
Tham gia
9/12/09
Bài viết
25
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Ô nhiễm môi trường được xem là một trong số những nguyên nhân tiềm ẩn gây hiệu ứng khí nhà kính, làm tăng nhiệt độ trái đất, gây nhiều thảm hoạ kinh hoàng. Dưới đây là một số vụ ô nhiễm nghiêm trọng do con người gây ra trên thế giới được đăng tải trên tạp chí môi trường Earth First mới đây.



Ô nhiễm bùn than Tennessee


175-tamlinh43.jpg



Nếu thảm hoạ Exxon Valdez được xem là tồi tệ nhất về tràn dầu trong lịch sử nước Mỹ thì vụ Tennessee là lớn nhất trong lĩnh vực ô nhiễm về nguyên liệu hoá thạch.Theo đó, vào ngày 22/12/2008, kho chứa bùn than rộng 80 mẫu của nhà máy Fossil Plant bị vỡ gây ô nhiễm một vùng rộng tới trên 300 mẫu, phá huỷ ngay 15 gia đình, gây ô nhiễm thạch tín, thuỷ ngân và chì.



Sau 1 năm, sản phẩm phụ của nhà máy đã tung ra môi trường khoảng 18 tấn thạch tín, gần 20 tấn chì, 0,5 triệu cân barium, 40.000 kg crôm và 600.000 kg măng gan. Các chất kim loại này là thủ phạm gây bệnh ung thư, gan và các biến chứng về bệnh thần kinh và nhiều rủi ro khác về sức khoẻ. Một trong những nguyên nhân làm cho vụ kiện kéo dài là do Mỹ không có quy chế cụ thể về việc sử dụng than và xử lý chất thải có liên quan đến nguồn nguyên liệu hoá thạch này.



Tràn dầu Exxon -Valdez

175-tamlinh44.jpg


Đây là thảm hoạ môi trường do con người gây ra được xem là lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, diễn ra năm 1989, gây ô nhiễm vùng biển lớn tại khu vực Alaska khi 10,8 triệu galông dầu của tàu Exxon Valdez bị rò rỉ khiến trên 11.000 dặm của vùng biển này bị ô nhiễm nặng nề.



Sự cố bắt đầu bằng việc tàu chở dầu Exxon Valdez xuất phát từ Valdez (Alaska) đi Long Beach ngày 23/3/1983, khi những lái tàu ngủ gật đã làm cho tàu đi chệch hướng, đâm san hô, rò rỉ tới 1/3 lượng dầu có trên tàu. Việc khắc phục sự cố được bắt đầu từ tháng 4/1983, gần 20 năm sau mức độ ô nhiễm còn nặng.



Hãng Exxon Mobil, chủ con tàu trên bị phạt 150 triệu USD, mặc dù công ty đã bỏ ra 125 triệu USD cho việc làm sạch dầu. Ngoài ra, Exxon Mobil trả thêm 100 triệu USD khác cho chính quyền bang và liên bang do làm chết các động vật biển và 900 triệu USD cho việc bồi thường dân sự liên quan.



Năm 1994, toà án Anchorage đã phán quyết Exxon Mobil phải trả cho các nạn nhân số tiền 5 tỷ USD. Tháng 8/2008, Toà án Tối cao Mỹ đã quyết định giảm mức này còn 507 triệu USD cho các nạn nhân bị hại. Tuy nhiên, đến nay, số tiền trên vẫn chưa đến tay những người đi kiện.



Ô nhiễm amiăng ở Libby, Montana



Vụ ô nhiễm amiăng tại nhà máy WR Grace ở Libby, Montana, Mỹ được xem là thảm hoạ môi trường kinh hoàng. Theo đó, trong nhiều thập kỷ, bụi ô nhiễm amiăng đã phát tán vào không khí, làm cho 200 người bị thiệt mạng và trên 1.000 người khác bị mắc bệnh, phổ biến là các loại bệnh nan y như ung thư (u trung biểu mô), tim mạch, khuyết tật bẩm sinh.

175-tamlinh45.jpg


Năm 2009 chính phủ Mỹ cảnh báo việc nhà máy vì lảng tránh trách nhiệm đền bù cho các nạn nhân.Đến nay, có trên 270.000 đơn kiện với số tiền phải bồi thường ước khoảng 250 triệu USD.



Thảm hoạ hạt nhân Three Mile Island



Tháng 3/2009, nước Mỹ kỷ niệm 30 năm ngày diễn ra vụ thảm hoạ nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island ở Pennsylvania. Vụ thảm hoạ này xảy ra ngày 21/3/1979, khi tổ máy số 2 của nhà máy này xuất hiện sự cố nghiêm trọng, gây rò rỉ tới 13 triệu đơn vị chất phóng xạ (curies).

175-tamlinh46.jpg


Mặc dù rất nguy hiểm nhưng sau vài tháng sau, sự thật vẫn bị che giấu nên người dân không có cách phòng tránh, trong khi đó chính quyền liên bang cũng không để ý do sở y tế Penesylvania không báo cáo cụ thể sự việc, thậm chí che giấu số liệu những vụ mắc bệnh ung thư nguy hiểm. Khi số người mắc bệnh ung thư da và khó thở tăng đột biến thì sự việc mới vỡ lở. Tuy nhiên, đến nay ngành công nghiệp này bẫn bưng bít sự thật và cho rằng chưa có ca tử vong nào. Ngành chức năng từ chối tham gia các cuộc điều tra, xét xử.



Nhiễm độc chì Picher



Vụ nhiễm độc chì Picher ở Oklahoma là thảm hoạ môi trường nguy hiểm do chính con người gây ra, biến thành phố cổ kính, đông dân này thành "thành phố ma" của xã hội hiện đại.

175-tamlinh47.jpg


Cả một vùng rộng lớn tới 25.000 mẫu đã bị nhiễm độc chì nghiêm trọng, nguồn nước ở các vùng lân cận biến thành màu vàng, ngấm vào đất vào nguồn nước sinh hoạt, làm cho nhiều người mắc bệnh nghiêm trọng, nhất là trẻ em, người già.Mặc dù các mỏ chì ở đây đã bị đóng cửa từ năm 1970 nhưng đến năm 2006, người dân ở đây mới bắt đầu sơ tán.



Bãi rác thải khổng lồ trên biển

175-tamlinh48.jpg


Bãi rác khổng lồ ở Thái Bình Dương hoặc vòng xoáy rác Thái Bình Dương là một bãi rác nhựa plastic khổng lồ trôi nổi ở vùng biển phía Bắc Thái Bình Dương, diện tích tương đương của nước Mỹ hay bãi rác thải lớn nhất hành tinh. Theo báo cáo của Quỹ nghiên cứu biển Algalita (AMRF) của Mỹ công bố năm 2008 thì bãi rác này là thủ phạm làm tăng số lượng động vật phù du và thủ phạm gây ô nhiễm nguồn nước bề mặt lớn nhất trên thế giới hiện nay.



Thảm hoạ Dead Zone



Dead Zone (Vùng chết) là tên gọi thể hiện thảm hoạ môi trường gây nên bởi con người sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu vô tội vạ dọc hai bên bờ sông Mississippi, làm chúng ngấm vào nguồn đất, nguồn nước sau đó thải vào Vịnh Mexico và cuối cùng tạo nên vùng chết. Vùng này tương đương diện tích bang New Jersey, các sinh vật biển chết hàng loạt.

175-tamlinh49.jpg


Tháng 7/2010, các chuyên gia môi trường Mỹ đã phân tích mẫu nước tại khu vực này và cho thấy không có hàm lượng ôxy nhưng lại thấy mùi hôi của hydrgen sulfide, giống như mùi trứng thối, chứng tỏ diện tích "chết" trong vịnh Mexico đang lan rộng. Ngoài ra, hàm lượng nitơ trong đất, nước thải dọc sông Mississippi rất cao, đây chính là thủ phạm làm cạn kiệt dưỡng khí trong nước và cuối cùng gây nhiễm độc vịnh Mexico.




Lũ bùn đỏ ở Hungary



Xảy ra hồi tháng 10 vừa qua tại thành phố Ajka, Hungary, cơn lũ bùn đỏ chảy tràn qua làng Klontar, nơi có trụ sở của Tập Đoàn Nhôm Hungary (MAL Zrt), cơ quan chủ quản của nhà máy này và biến Klontar thành “làng chết”.



Đánh giá về vụ tràn bùn nói trên Bộ trưởng Bộ Môi trường Hungary, ông Giontan Iles cho rằng “đây là thảm hoạ sinh thái tồi tệ nhất trong lịch sử Hungary”. Chất thải độc hại còn chảy vào 3 con sông hạ lưu gây ô nhiễm một vùng rộng lớn. Hungary hiên đang phong tỏa tài sản của lãnh đạo tập đoàn MAL Zrt để bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng.

Theo-phapluatvn.vn
 
Sửa lần cuối:

lehoanghai_tn70

Cỏ 4 lá
Tham gia
11/10/11
Bài viết
75
Cảm xúc
2
Sửa lần cuối:

lamsachhoasen

Hạt giống tốt
Tham gia
8/1/13
Bài viết
2
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
- 4 trong số 10 khu vực bị ô nhiễm nặng nhất thế giới rơi vào Nga, trong khi các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết cũ “góp mặt” hai, một nhóm nghiên cứu môi trường độc lập hôm qua cho biết.

10 khu vực ô nhiễm nhất thế giới rơi vào 7 nước, trong đó, “góp mặt” nhiều nhất có Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. Người sống trong những khu vực này thường phải gánh chịu nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, từ hen suyễn và các bệnh liên quan đến hô hấp, tới dị tật bẩm sinh, chết yểu. Đó là kết quả nghiên cứu của Viện Blacksmith ở New York, Mỹ.

“Sức khỏe của người dân sống ở những nơi đó đang bị bào mòn. Nhưng lại không có một biện pháp nào để giải quyết vấn đề này”, Richard Fuller, người sáng lập đồng thời là giám đốc tổ chức phi lợi nhuận Viện Blacksmith cho biết.

Theo ông chỉ cần có những biện pháp đơn giản là có thể làm cho các vùng này an toàn hơn. Nhưng vì lý do nào đó mà chúng không được thực hiện.

Lo ngại về những nơi bị ô nhiễm càng tăng khi dân số thế giới cũng tăng lên và người dân ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ ngày càng mua nhiều xe hơi và đồ điện tử hơn. Thói quen này ở những nước giàu có, như nước Mỹ đã được hạn chế rất nhiều.

Những vùng bị ô nhiễm nặng ở Nga và các nước Cộng hòa thuộc Liên bang Xô Viết cũ gồm Dzerzhinsk và Chernobyl. Cho đến thời kỳ Chiến tranh lạnh Dzerzhinsk của Nga là một trong những trung tâm vũ khí hóa học lớn. Còn Chernobyl, Ukranie, là nơi xảy ra vụ tai nạn nhà máy nguyên tử khủng khiếp nhất thế giới năm 1986.

Trung Quốc và Ấn Độ mỗi nước có hai vùng nằm trong top 10. Linfen, Trung Quốc, nằm trong tỉnh Sơn Tây, trung tâm của ngành công nghiệp than, trong khi Tianjin là một trong những “căn cứ” sản xuất chì lớn nhất nước này. Tại Tianjin, người dân, đặc biệt là trẻ em, đã có những triệu chứng nhiễm chì như thiểu năng, hư tổn não, hư tổn thận.

Một vùng khác cũng nằm trong top 10 là La Oroya, Peru. Khu vực khai thác kim loại nặng này đã khiến 99% trẻ em có lượng chì lớn hơn mức cho phép trong máu.

Tương tự ở Kabwe, Zambia, trẻ em chơi trong vùng đất gần nơi khai thác kim loại nặng và thanh niên thu gom kim loại, cũng có lượng chì ở mức báo động trong máu, có thể dẫn tới tử vong.

Viện Blacksmith đã kết hợp cùng với Tổ chức chữ thập xanh Thụy Sỹ đã thực hiện cuộc nghiên cứu trên. Tuy nhiên họ không đưa ra vị trí xếp hạng vì chất lượng về thông tin sức khỏe ở mỗi nước mỗi khác. Cơ quan này đã thực hiện nghiên cứu về mức độ ô nhiễm trên thế giới suốt 7 năm qua. Năm nay, Blacksmith đã liệt kê danh sách “30 vùng bẩn” và top 10 vùng bị ô nhiễm.

Các vùng bị ô nhiễm thường năm ở những vùng núi, xâu xa, đặc biệt là những nơi như khai thác than, kim loại. Trong danh sách 30 vùng, Nga và các nước thuộc cộng hòa Liên bang Xô viết chiếm 10, Trung Quốc 6. Không có vùng nào ở Mỹ nằm trong top 10, do kể từ những năm 1970 nước này đã ban hành luật về ô nhiễm rất nghiêm khắc. Tuy nhiên người dân ở những nước giàu có thể phải gián tiếp chịu trách nhiệm cho một vài loại ô nhiễm. “Hầu hết lượng niken trong xe hơi và chì trong áp quy của xe có thể xuất phát từ những nơi này”, Fuller cho biết.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua