vantuyenenv
Cây đầu làng
- Bài viết
- 519
- Nơi ở
- Thu Duc
- Ngoài những ổ ấu trùng ruồi mà đoàn kiểm tra liên ngành vừa phát hiện ngay “trong lòng” bãi rác Đa Phước (huyện Bình Chánh, TP.HCM), nơi đây còn có các hồ chứa nước rỉ rác khổng lồ, lại nằm sát bờ sông…
Người dân sống xung quanh khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (gọi tắt là bãi rác Đa Phước, do Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam) phản ánh với VietNamNet, bãi rác Đa Phước đang lưu chứa một lượng nước rỉ rác khổng lồ.
Hồ “nước độc” nằm cạnh bờ sông
Từ phản ánh của người dân, PV VietNamNet bỏ ra nhiều giờ chèo thuyền vòng quanh bãi rác Đa Phước.
Khi nước sông xuống thấp, chúng tôi phát hiện đường ống ngầm lớn này ẩn mình trong lùm cây um tùm ở chân bờ bao bãi rác, nơi tiếp giáp nhánh sông lớn với dòng nước chảy mạnh. Ở phía cuối đường ống ngầm này đang rỉ ra “dịch” màu đỏ.
Hồ chứa nước rỉ rác khổng lồ không có lớp lót chống thấm nằm sát bờ sông. Ảnh: Như Minh
Theo đường ống ngầm, dẫn chúng tôi đi ngược lên bãi rác là một khu vực chứa nước rỉ rác khổng lồ có màu đỏ sẫm. “Dịch đỏ” này khi hòa lẫn với nước sông thì chuyển sang màu đen sẫm.
Từ vị trí đường ống mà PV VietNamNet phát hiện được, đi ngược lên bãi rác, trước mắt là một hồ chứa nước rỉ rác khổng lồ có màu đỏ sẫm.
Một đường ống ngầm "ẩn mình" trong lùm cây đổ nước dịch đỏ ra sông. Ảnh: Như Minh
Tuy hồ chứa nước rỉ rác nằm sát bờ sông nhưng bờ bao cũng như phần đáy hồ không hề có lót lớp chống thấm. Chưa hết, toàn bộ diện tích hồ chứa nước rỉ rác cũng nằm lộ thiên.
"Mấy hôm nay trời nắng nước ít chứ mấy hôm mưa nước nhiều dữ lắm lại bốc mùi hôi thối không chịu nổi” - một thanh niên làm nghề chài lưới ở khu vực này cho biết.
Tiềm ẩn nguy cơ phát tán
Bãi rác Đa Phước bắt đầu đi vào hoạt động từ 1/11/2007. Đến nay, bãi rác đã tiếp nhận trên 1,3 triệu tấn rác.
Dù tiếp nhận một nửa lượng rác sinh hoạt phát sinh ở TP.HCM nhưng hiện nay hệ thống xử lý nước rỉ rác cố định công suất 1.200 m3/ngày tại đây vẫn chưa xây dựng xong.
Trong 3/2009, khi đoàn kiểm tra của Sở TN-MT TP.HCM tiến hành khảo sát tình hình xử lý nước rỉ rác tại bãi rác Đa Phước, Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam cho biết đang vận hành hệ thống xử lý nước rỉ rác công suất 270 m3/ngày. Tuy nhiên, đoàn kiểm tra nhận thấy công suất hệ thống xử lý trên thực tế chỉ đạt 150 m3/ngày và đã có một lượng nước rỉ rác tồn đọng rất lớn.
Nước rỉ rác màu đỏ sẫm từ bãi rác Đa Phước được lưu chứa trong các hồ lộ thiên. Ảnh: Như Minh
Tại thời điểm kiểm tra, cả hai hồ chứa nước rỉ rác ở khu vực bãi trước đều đã đầy ắp. Ngoài ra, phía sau bãi rác cũng tồn đọng một lượng lớn nước rỉ rác.
Tình trạng nước rỉ rác trộn vào nước mưa trong một thời gian dài đã tạo thành hồ chứa nước khổng lồ, lại nằm sát bên sông.
Theo nhận định của bộ phận chuyên môn của Sở TN-MT, với tình trạng chứa nước rỉ rác như trên, khi xảy ra mưa lớn, khả năng nước tràn bờ là khó tránh khỏi.
Trao đổi với báo chí ngày 8/6, ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở TN-MT thừa nhận: “Hệ thống xử lý nước rỉ rác của bãi rác Đa Phước hiện chỉ xử lý được khoảng 20% lượng nước thải phát sinh”.
Nói thêm về sự tồn đọng nước rỉ rác và nguy cơ vỡ, tràn bờ làm nước rỉ rác phát tán gây ô nhiễm môi trường, ông Đào Anh Kiệt cho biết đã yêu cầu Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam có biện pháp lưu chứa nước rỉ rác an toàn, không được để xảy ra tình trạng vỡ, tràn hồ chứa nước rỉ rác. Công ty này cũng phải nhanh chóng nhập máy móc thiết bị để lắp ráp, nâng công suất của hệ thống xử lý nước rỉ rác của bãi rác để đảm bảo xử lý toàn bộ nước rỉ rác phát sinh từ quá trình hoạt động.
Nước rỉ rác lan ra môi trường có thể gây ung thư
GS-TS Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và quản lý môi trường giải thích: Nước rỉ rác chứa nhiều chất độc hại hủy diệt đối với sinh vật và con người.
Ngoài một số chất độc hại như COD, amoniac, coliform… nước rỉ rác còn chứa nhiều kim loại nặng hòa tan, nếu lan ra môi trường sẽ tích lũy vào thức ăn, nước uống có thể gây ra các bệnh về tiêu hóa, gan mật, thậm chí ung thư. Mùi nước rỉ rác, nếu lan truyền qua không khí sẽ làm nám phổi.
Để xử lý đạt tiêu chuẩn loại B thì đơn giá hiện nay khoảng từ 30.000 đến 35.000 đồng/m3.
Chính vì những tính độc hại vừa nêu, theo quy định, việc lưu chứa nước rỉ rác phải đảm bảo an toàn, không cho ngấm xuống đất và không cho bốc hơi.
Hồ chứa nước rỉ rác lộ thiên chỉ làm nhiệm vụ lưu trữ tạm thời và việc chứa trực tiếp ở những hố đất, không có biện pháp chống thấm là hoàn toàn không được phép.
Nếu chứa ở các hố đất không có biện pháp chống thấm, nước rỉ rác sẽ thẩm thấu ngấm ra môi trường.
Người dân sống xung quanh khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (gọi tắt là bãi rác Đa Phước, do Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam) phản ánh với VietNamNet, bãi rác Đa Phước đang lưu chứa một lượng nước rỉ rác khổng lồ.
Hồ “nước độc” nằm cạnh bờ sông
Từ phản ánh của người dân, PV VietNamNet bỏ ra nhiều giờ chèo thuyền vòng quanh bãi rác Đa Phước.
Khi nước sông xuống thấp, chúng tôi phát hiện đường ống ngầm lớn này ẩn mình trong lùm cây um tùm ở chân bờ bao bãi rác, nơi tiếp giáp nhánh sông lớn với dòng nước chảy mạnh. Ở phía cuối đường ống ngầm này đang rỉ ra “dịch” màu đỏ.

Hồ chứa nước rỉ rác khổng lồ không có lớp lót chống thấm nằm sát bờ sông. Ảnh: Như Minh
Theo đường ống ngầm, dẫn chúng tôi đi ngược lên bãi rác là một khu vực chứa nước rỉ rác khổng lồ có màu đỏ sẫm. “Dịch đỏ” này khi hòa lẫn với nước sông thì chuyển sang màu đen sẫm.
Từ vị trí đường ống mà PV VietNamNet phát hiện được, đi ngược lên bãi rác, trước mắt là một hồ chứa nước rỉ rác khổng lồ có màu đỏ sẫm.

Một đường ống ngầm "ẩn mình" trong lùm cây đổ nước dịch đỏ ra sông. Ảnh: Như Minh
Tuy hồ chứa nước rỉ rác nằm sát bờ sông nhưng bờ bao cũng như phần đáy hồ không hề có lót lớp chống thấm. Chưa hết, toàn bộ diện tích hồ chứa nước rỉ rác cũng nằm lộ thiên.
"Mấy hôm nay trời nắng nước ít chứ mấy hôm mưa nước nhiều dữ lắm lại bốc mùi hôi thối không chịu nổi” - một thanh niên làm nghề chài lưới ở khu vực này cho biết.
Tiềm ẩn nguy cơ phát tán
Bãi rác Đa Phước bắt đầu đi vào hoạt động từ 1/11/2007. Đến nay, bãi rác đã tiếp nhận trên 1,3 triệu tấn rác.
Dù tiếp nhận một nửa lượng rác sinh hoạt phát sinh ở TP.HCM nhưng hiện nay hệ thống xử lý nước rỉ rác cố định công suất 1.200 m3/ngày tại đây vẫn chưa xây dựng xong.
Trong 3/2009, khi đoàn kiểm tra của Sở TN-MT TP.HCM tiến hành khảo sát tình hình xử lý nước rỉ rác tại bãi rác Đa Phước, Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam cho biết đang vận hành hệ thống xử lý nước rỉ rác công suất 270 m3/ngày. Tuy nhiên, đoàn kiểm tra nhận thấy công suất hệ thống xử lý trên thực tế chỉ đạt 150 m3/ngày và đã có một lượng nước rỉ rác tồn đọng rất lớn.

Nước rỉ rác màu đỏ sẫm từ bãi rác Đa Phước được lưu chứa trong các hồ lộ thiên. Ảnh: Như Minh
Tại thời điểm kiểm tra, cả hai hồ chứa nước rỉ rác ở khu vực bãi trước đều đã đầy ắp. Ngoài ra, phía sau bãi rác cũng tồn đọng một lượng lớn nước rỉ rác.
Tình trạng nước rỉ rác trộn vào nước mưa trong một thời gian dài đã tạo thành hồ chứa nước khổng lồ, lại nằm sát bên sông.
Theo nhận định của bộ phận chuyên môn của Sở TN-MT, với tình trạng chứa nước rỉ rác như trên, khi xảy ra mưa lớn, khả năng nước tràn bờ là khó tránh khỏi.
Trao đổi với báo chí ngày 8/6, ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở TN-MT thừa nhận: “Hệ thống xử lý nước rỉ rác của bãi rác Đa Phước hiện chỉ xử lý được khoảng 20% lượng nước thải phát sinh”.
Nói thêm về sự tồn đọng nước rỉ rác và nguy cơ vỡ, tràn bờ làm nước rỉ rác phát tán gây ô nhiễm môi trường, ông Đào Anh Kiệt cho biết đã yêu cầu Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam có biện pháp lưu chứa nước rỉ rác an toàn, không được để xảy ra tình trạng vỡ, tràn hồ chứa nước rỉ rác. Công ty này cũng phải nhanh chóng nhập máy móc thiết bị để lắp ráp, nâng công suất của hệ thống xử lý nước rỉ rác của bãi rác để đảm bảo xử lý toàn bộ nước rỉ rác phát sinh từ quá trình hoạt động.
Nước rỉ rác lan ra môi trường có thể gây ung thư
GS-TS Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và quản lý môi trường giải thích: Nước rỉ rác chứa nhiều chất độc hại hủy diệt đối với sinh vật và con người.
Ngoài một số chất độc hại như COD, amoniac, coliform… nước rỉ rác còn chứa nhiều kim loại nặng hòa tan, nếu lan ra môi trường sẽ tích lũy vào thức ăn, nước uống có thể gây ra các bệnh về tiêu hóa, gan mật, thậm chí ung thư. Mùi nước rỉ rác, nếu lan truyền qua không khí sẽ làm nám phổi.
Để xử lý đạt tiêu chuẩn loại B thì đơn giá hiện nay khoảng từ 30.000 đến 35.000 đồng/m3.
Chính vì những tính độc hại vừa nêu, theo quy định, việc lưu chứa nước rỉ rác phải đảm bảo an toàn, không cho ngấm xuống đất và không cho bốc hơi.
Hồ chứa nước rỉ rác lộ thiên chỉ làm nhiệm vụ lưu trữ tạm thời và việc chứa trực tiếp ở những hố đất, không có biện pháp chống thấm là hoàn toàn không được phép.
Nếu chứa ở các hố đất không có biện pháp chống thấm, nước rỉ rác sẽ thẩm thấu ngấm ra môi trường.
Nguồn: báo vietnamnet