Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Ô nhiễm ánh sáng - sát thủ tàng hình

vantuyenenv

Cây đầu làng
Tham gia
26/2/08
Bài viết
519
Cảm xúc
6
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Mỗi khi nói tới ô nhiễm môi trường, chúng ta thường nghĩ tới trước tiên là ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm chất thải… nhưng rất ít khi ý thức tới một sự nguy hiểm tiềm tàng bên cạnh mình - ô nhiễm ánh sáng.

Ở những thành phố lớn, những chiếc đèn đường sáng rực, những đèn cao áp chiếu sáng công trường, những biển hiện quảng cáo... đã tạo ra một nguồn ô nhiễm - một sát thủ trực tiếp ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Chúng ta vẫn gọi "ô nhiễm âm thanh tạp" giờ đây lại có khái niệm "ô nhiễm ánh sáng tạp".

Ô nhiễm ánh sáng - sát thủ thị lực:

Ở những "thành phố không đêm", người ta khó mà ngủ được, đồng hồ sinh học bình thường trong cơ thể đã bị đảo lộn. ánh sáng phản xạ từ những khung kính tường của các toà nhà lề đường ảnh hưởng trực tiếp tới những người điều khiển phương tiện giao thông gây ra sự cố. Đồng thời, ánh sáng phản xạ hội tụ dễ gây ra hoả hoạn. Thêm nữa, ô nhiễm ánh sáng mầu thì nguy hại lại càng nghiêm trọng, nó không những bất lợi đối với mắt mà còn gây nhiễu loạn đối với trung khu thần kinh, khiến cho con người dễ xuất hiện các triệu chứng choáng váng chóng mặt, khó chịu trong người, buồn nôn, mất ngủ, sức chú ý không tập trung, cơ thể mệt mỏi, tâm trạng cáu bẳn, buồn phiền... Theo đo đạc nghiên cứu, nếu như bị các tia tử ngoại sinh ra bởi các bóng đèn ánh sáng mầu trong sân khấu chiếu xạ trong thời gian dài sẽ xuất hiện các triệu chứng chảy máu mũi, rụng răng, đục thuỷ tinh thể, thậm chí dẫn tới bệnh máu trắng và các bệnh biến ung thư khác.

Theo các trắc định khoa học, tỷ lệ phản xạ ánh sáng ở các bức tường sơn trắng thông thường là từ 69 - 80%, tỷ lệ phản xạ đối với mặt gương là 82 - 88 %, đặc biệt, với những bức tường sơn nhẵn bóng và giấy trắng tinh thì hệ số phản xạ cao tới 90%, gấp 10 lần của đồng cỏ, rừng cây hay các thảm trải đất. Con số này vượt quá rất lớn phạm vi thích ứng với bức xạ ánh sáng mà cơ thể người có thể chịu được. Nếu như làm việc hoặc sống thời gian dài trong môi trường phản quang như vậy thì võng mạc mắt sẽ bị tổn hại ở nhiều cấp độ khác nhau, công năng của các tế bào cảm quang bị ức chế khiến cho thị lực giảm nhanh chóng. Tỷ lệ đục thuỷ tinh thể cao khoảng 45%. Kiểu ô nhiễm này còn khiến con người đau đầu, chóng mặt, thậm chí mất ngủ, kém ăn, tâm trạng trầm uất, thân thể suy nhược.

Ô nhiễm ánh sáng gây mất cân bằng sinh thái.

Hàng trăm vạn năm nay, mọi sinh vật trên địa cầu đều sinh trưởng và phát triển dưới tác dụng của ánh sáng tự nhiên. ánh sáng nhân tạo hiện nay là một sự gây nhiễu vô cùng nghiêm trọng đối với giới tự nhiên. Các nhà khoa học phát hiện, một bảng đèn quảng cáo nhỏ một năm có thể giết chết 35 vạn côn trùng. Cứ kéo dài như vậy rất có thể sẽ nguy hại nghiêm trọng tới tính đa dạng của thế giới tự nhiên. Bởi côn trùng là một mắt xích quan trọng của vành đai tự nhiên, ví như côn trùng là thức ăn chính của chim... rất nhiều thực vật nhờ côn trùng mà thụ phấn hoa... nếu như không có côn trùng thì hệ sinh thái sẽ bị uy hiếp nghiêm trọng.

Ánh sáng của những chiếc đèn nhân tạo còn có thể truyền xa tới hàng ngàn kilomet. Không ít động vật mặc dù rất xa nguồn sáng, nhưng cũng chịu ảnh hưởng của ánh sáng. Khi chịu sự kích thích của nguồn sáng, ngay cả buổi đêm chúng cũng hưng phấn, làm tiêu hao mất nhiều tinh lực cho tự vệ, tìm thức ăn và sinh đẻ. Theo thống kê khoa học thì một số loài cóc chỉ giao phối vào ban đêm đã dần bị tuyệt diệt vì ánh sáng nhân tạo.

Loài rùa biển ở bờ biển Đại Tây Dương cũng không thoát khỏi vận ác này. Những chú rùa nhỏ mới nở căn cứ vào bóng trăng và sao đổ trên mặt nước để bơi ra đại dương. Thế nhưng, vì ánh sáng trên mặt đất mạnh hơn ánh sáng trăng, sao khiến cho những chú rùa biển nhỏ mới ra đời tưởng nhầm lục địa là đại dương và bò vào đất liền, và thiếu nước mà chết.

Loài chim di cư là động vật dễ bị gây nhiễu bởi ánh sáng nhân tạo nhất. Chúng vốn định hướng bằng các vì sao, nên ánh sáng của những bóng đèn thành thị thường làm cho chúng mất phương hướng. Một đàn khổng tước vì ánh sáng đèn quảng cáo ở thành phố Paris quá sáng mà cứ bay lượn vòng cả đêm trên bầu trời, cuối cùng kiệt sức rơi cả xuống đất. Rất nhiều khi các đàn chim nhầm tưởng ánh sáng đèn ở những toà cao ốc là sao, cuối cùng bay đập vào tường lầu mà chết. Theo thống kê của các nhà sinh vật học Mỹ thì hàng năm có tới 400 vạn con chim chết vì những vụ va đập vào đèn quảng cáo trên các lầu cao.

Khởi xướng mới - "mầu sắc sinh thái"

Loại bỏ sự huy hiếp của ô nhiễm ánh sáng tất nhiên không phải là giảm bớt ánh sáng nhân tạo vào ban đêm, bởi sử dụng điện là cơ sở của sự phát triển kinh tế và nhu cầu của cuộc sống con người. Điều quan trọng là phải phân biệt rõ loại ánh sáng nào có hại cho động vật và con người và tìm cách giảm mức độ nguy hại của nó.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học ở một số quốc gia đã khởi sướng phong trào dùng "mầu sinh thái", tức là khi trang trí kiến trúc và môi trường trong phòng, cố gắng tránh sử dụng những mầu sắc kích thích mắt và phản quang quá nhiều, mà nên sử dụng những mầu sắc đem đến cảm giác dễ chịu cho thị giác. Ví như sơn tường, nên dùng những mầu như vàng lúa, xanh nhạt thay cho mầu trắng kích thích mắt; giấy in sách nên dùng giấy vàng nhạt, khi đọc vừa dễ chịu, không bị lẫn hàng lại nâng cao hiệu suất đọc; thậm chí trang phục cũng cần theo mầu sinh thái, không mặc quần áo mầu trắng tuyết gây ra cảm giác không dễ chịu cho thị giác người xung quanh.

Gây ra ô nhiễm ánh sáng có nguyên nhân quan trọng là kính gương. Nó có trọng lượng nhẹ lại mỹ quan, cách nhiệt, một thời khó mà thay thế trong các kiến trúc cao tầng, nhưng nay có thể sử dụng các phương pháp giảm thấp tỷ lệ phản xạ để giải quyết vấn đề ô nhiễm ánh sáng. căn cứ tiêu chuẩn thiết kế lắp đặt khung kính gương cho nhà cao tầng thì gương kính có tỷ lệ phản xạ ánh sáng thấp (dưới 10%) sẽ không ảnh hưởng tới an toàn giao thông. ngoài ra, còn có thể dùng công nghệ làm cho gương kính có tỷ lệ phản quang cao không gây nhiễu ánh sáng.

Ô nhiễm ánh sáng đang là nguy cơ đối với cuộc sống hiện đại. Các nhà khoa học đang nỗ lực cho những nghiên cứu để giảm bớt tác hại tiềm tàng này./..

Báo Mới
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua