Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

PCCC - văn bản thay thế HFC 23

huyenes

Mầm xanh
Tham gia
15/9/15
Bài viết
16
Cảm xúc
4
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Cả nhà ơi, cho em hỏi chút.
Khí HFC 23 trước đây được sử dụng trong công tác PCCC, nhưng em nghe phong phanh thông tin gần đây là cấm sử dụng khí HFC 23 này. Tuy nhiên không tìm thấy được văn bản pháp luật nào rõ ràng. Cả nhà có ai biết vản bản nào quy định thông tin này giúp em với.
Em cảm ơn cả nhà./.
 

Minh YMT

Admin
Tham gia
11/3/13
Bài viết
669
Cảm xúc
110
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Nguy cơ siêu khí nhà kính HFC đối với sự biến đổi khí hậu Trái Đất không còn là câu chuyện để bàn cãi và hành trình tháo gỡ cũng đã bắt đầu chuyển động.

Thảm họa nhãn tiền của biến đổi khí hậu
Điện hạt nhân: “Khắc tinh” của biến đổi khí hậu
Hậu quả biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề hơn


Chung tay bảo vệ Trái Đất của chúng ta. Nguồn: internet.
Khí dioxit carbonic CO2 mấy thập niên qua đang được xem là loại khí đầu bảng gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, mối hiểm họa lớn đối với cuộc sống của loài người.

Bỗng vài năm gần đây, hydro-fluoro-carbon HFC nổi lên là một loại khí nhà kính mới có tác hại chục ngàn lần hơn và được trở thành một thứ “siêu khí nhà kính”. Như vậy, chưa yên với việc khống chế và giảm phát thải dioxit carbonic CO2, các quốc gia lại bắt tay đối phó, ngăn chặn HFC.

Nhưng sự xuất hiện của độc tố mới HFC này có căn nguyên từ một hiện tượng “anh em” với hiệu ứng nhà kính, đó là hiện tượng phá hỏng tầng ôzôn.

Tầng ôzôn, tấm khiên che chở Trái Đất

Khí ôzôn là một phân tử gồm 3 nguyên tử ôxy (O3). Ở gần mặt đất, hàm lượng khí ôzôn trong khí quyển rất thấp, chiếm tỷ lệ chỉ một phần triệu, chỉ ở độ cao của tầng bình lưu (độ cao trung bình 20-25 km) khí ôzôn mới đậm đặc hơn với tỷ lệ vài phần triệu, tối đa có thể đạt 7 phần triệu (hay 7ppm) và tạo thành tầng ôzôn bao quanh Trái Đất.

Tầng ôzôn này tạo ra như thế nào? Ở tầng bình lưu hầu như không còn mây nên bức xạ cực tím (ký hiệu UV) của Mặt Trời rất mạnh. Trong điều kiện này có nhiều phản ứng quang hoá xảy ra, trong đó có phản ứng tạo ôzôn như sau. Dưới sự tác động của tia UV bước sóng ngắn (242nm) các phân tử oxy O2 bị bẻ gãy thành các nguyên tử: O2 → O + O. Sau đó nguyên tử O tác dụng với phân tử O2 để tạo ra phân tử O3 (ôzôn): O + O2= O3. Chính phản ứng trên dẫn đến hình thành tầng ôzôn.

Tuy mỏng nhưng tầng ôzôn có vai trò rất quan trọng, là tấm khiên bảo vệ, che chở sự sống trên Trái Đất. Chính nhờ tấm khiên này mà phần lớn tia cực tím (UV) của bức xạ Mặt Trời bị hấp thụ, không cho các tia này đến được Trái Đất. Tia cực tím (viết tắt UV) của Mặt Trời chia ra 3 loại: UV-A (với bước sóng 400-315 nanomet, nm), UV-B (315-280 nm), và UV-C (280-100 nm). Các tia này, nói chung, đều gây tác hại ở mức độ khác nhau cho con người và các vật sống. Chính tầng ôzôn đã giúp cản trở các loại tia có hại nhất cho con người là UV-B và UV-C, còn tia UV-A hầu hết chiếu được tới bề mặt Trái Đất nhưng may mắn là tia này ít gây hại cho sinh vật. Các nghiên cứu cho thấy rằng cường độ bức xạ UV-B trên bề mặt Trái Đất nhờ sự ngăn cản của tầng ôzôn trở nên yếu hơn tới 350 tỉ lần so với trên tầng khí quyển.

Nếu tầng ozon bị suy giảm sẽ gây tác hại rất lớn đối với mọi sinh vật trên hành tinh. Lúc đó, bức xạ UV sẽ đến Trái Đất nhiều hơn và làm tăng bệnh ung thư da, tạo ra các khối u ác tính trong con người, làm đục thủy tinh thể của mắt, làm giảm sản lượng lương thực, ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển như hủy hoại các sinh vật phù du trong biển v.v…Và lịch sử tiến hóa của giới sinh vật trên Trái Đất đã cho thấy: sự sống chỉ được di cư từ dưới nước lên cạn khi trên Trái Đất xuất hiện tầng ôzôn.

Bảo vệ tầng ôzôn, kết thúc vai trò CFC

Sự phá hỏng lớp ôzôn trên tầng bình lưu do nhiều yếu tố. Theo các kết quả khảo sát trong những năm qua, người ta cho rằng chính một số hợp chất như NOx hay clo-flo-cacbon (CFC) đóng vai trò quan trọng trong việc phá hủy tầng ôzôn.

Trong thực tế, các NOx vừa do con người (trong các nhà máy…) hoặc do cả các hiện tượng tự nhiên tạo ra (sấm, sét...), nhưng các hợp chất CFC thì duy nhất chỉ xuất phát từ hoạt động của con người vào mấy thập niên trước đây trong công nghiệp lạnh (tủ lạnh, máy lạnh…) và công nghiệp tạo bột xốp polyurethane, trong chế tạo dung dịch giặt tẩy, các loại sơn, bình cứu hoả …

Chính các hợp chất CFC, đặc biệt là CFCl3 (ký hiệu R11), CF2Cl2 (R12), và CHClF2 (R22) … với tên gọi chung là dung dịch freon, trong quá trình sử dụng, đã thất thoát một lượng lớn, bốc hơi và bay lên khí quyển. CFC, đặc biệt R11, R12, khi đến được tầng bình lưu, dưới tác dụng của tia cực tím nó bị phân hủy tạo ra Clo nguyên tử, và Clo nguyên tử có tác dụng như một chất xúc tác để phân hủy ôzôn O3 để trở về dạng phân tử O2.

Người ta tính rằng một phân tử CFC mất trung bình là 15 năm để đi từ mặt đất lên đến các tầng trên của khí quyển và có thể ở đó cả 100 năm để phá hủy cả trăm ngàn phân tử ôzôn trong thời gian này. Vậy mà hàng năm trên thế giới đã sử dụng trên 2 triệu tấn các chất này và một lượng không nhỏ bị phát tán vào không khí.

Bên cạnh CFC, đến giữa thập kỷ 90, các “thủ phạm tích cực” khác, đặc biệt là các khí NOx, CO2… vẫn liên tục phát lên không trung và phá hủy tầng ôzôn. Mặc dù có khả năng phá hủy tương đương, nhưng N2O có thể có tác động phá hủy nhiều hơn bởi vì nguồn sản sinh chúng quá lớn. Mỗi năm có khoảng 10 triệu tấn N2O bị thải ra môi trường, tương đương hơn 1 triệu tấn CFC các loại tại điểm thải cao nhất. Do vậy, có thể nói N2O đã “sánh vai” được với CFC để trở thành các loại khí phá hủy tầng ozon mạnh nhất.

Riêng đối với clo-flo-cacbon (CFC), do mối hiểm họa quá lớn của nó, Nghị định thư Montreal đã ra đời vào năm 1989 với sự tham gia của nhiều quốc gia nhằm hạn chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất CFC cũng như các chất hóa học gây suy giảm tầng ôzôn khác như tetraclorit cacbon, các hợp chất của brôm (halon) và methylchloroform.

Nghị định thư Montreal đã hoàn thành nhiệm vụ của mình trên mặt trận diện bảo vệ tầng ôzôn. Trong hơn hai thập niên qua, nó đã giúp giảm 97 % lượng tiêu thụ các chất phá hủy tầng ôzôn và gần như loại bỏ vai trò của loại “khí độc” CFC, một trong những độc tố lớn nhất phá hủy tấm khiên ôzôn che chắn Trái Đất, giảm bớt mối nguy hại lớn và lâu dài cho con người và mọi sinh vật sống trên hành tinh.

Tránh vỏ dưa CFC, gặp vỏ dừa HFC

Nhưng đáng tiếc, Nghị định thư Montreal đang bị “soi” và đặt vấn đề điều chỉnh. Vì trong khi ngăn chặn được nguy cơ phá hủy tầng ôzôn của CFC nó lại “giúp” tạo ra mối đe dọa tăng thêm hiệu ứng nhà kính bởi với sự ra đời của siêu khí nhà kính HFC (hydrofluorocarbons).

HFC, đặc biệt là khí HFC-23 chính là một sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất loại hóa chất mới HCFC-22 để thay thế cho khí CFC dùng chủ yếu trong điều hòa không khí và làm lạnh. Sự hoán đổi thế hệ khí lạnh cũ CFC sang khí lạnh mới HCFC không ngờ đã đẻ ra siêu khí nhà kính HFC gây ra hiệu ứng nhà kính đến 14.800 lần lớn hơn so với cùng một lượng khí tương đương carbon dioxide (CO2). Theo số liệu công bố mới đây của Viện Quản lý và Phát triển Bền vững có trụ sở tại Hoa Kỳ, khí HFCs có thể sẽ đóng góp thêm tương đương khoảng 20 % lượng CO2 mỗi năm trong sự ấm lên toàn cầu vào năm 2050.

Quả là khí HFC sẽ góp phần trầm trọng hóa hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì vậy, Mỹ, Mexico, Canada và Micronsia, trong buổi làm việc cuối cùng của kỳ họp các thành viên Nghị định thư Montreal tại Bangkok hồi tháng trước đã đề xuất sửa đổi Nghị định thư Montreal nhằm cắt giảm chất làm lạnh HFCs.

Thực sự, ở đây không đòi hỏi ngưng sản xuất và cung cấp các khí làm lạnh HCFC-22 mà cần phải thay đổi công nghệ để khử, ngăn chặn sản phẩm phụ - khí HFC-23 không cho nó thoát ra môi trường.

Tưởng có vẻ giản đơn vậy, nhưng một số nước khác, chủ yếu là những nước sản xuất “độc tố” HFC-23 lớn nhất là Trung quốc và Ấn Độ lại không đồng tình và muốn “đá quả bóng” từ phạm vi giải quyết của Nghị định thư Montreal sang Nghị định thư Kyoto với lý do vấn đề đặt ra thuộc phạm trù “biến đổi khí hậu”.

Người ta đã “bắt mạch” điều gì ẩn náu sau đề xuất của hai nước trên. Các nhà nghiên cứu của Cơ quan Nghiên cứu Môi trường EIA đã phát hiện rằng, “nhiều nhà máy của Trung Quốc và Ấn Độ, mặc dù có công nghệ khử có sẵn, nhưng vẫn phát thải hoặc đe dọa phát ra các sản phẩm phụ (nói về khí HFC-23), trừ khi họ nhận được tài trợ bổ sung để xử lý các hóa chất”.

Vấn đề chỉ là đồng tiền, là đô la, là phải có các khoản tài trợ hay khoản tín dụng mua bán chỉ tiêu “siêu khí nhà kính HFC-23)” tương tự đối với khí nhà kính CO2 đã và đang tồn tại với Nghị định thư Kyoto.

Cuộc thương thảo trên tinh thần đó cũng đã bắt đầu vào một ngày Thứ Bảy tháng trước, ngày 8/6/2013, giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong một tuyên bố ở cuộc gặp gỡ California này, Trung Quốc và Hoa Kỳ "đã đồng ý làm việc cùng nhau" thông qua một cơ quan quốc tế "để giảm thiểu sự sản xuất và tiêu thụ" của khí siêu nhà kính hydro-fluoro-carbon (HFCs).

Nguy cơ siêu khí nhà kính HFC không còn là câu chuyện để bàn cãi và hành trình tháo gỡ cũng đã bắt đầu chuyển động.

Trần Minh
 

Minh YMT

Admin
Tham gia
11/3/13
Bài viết
669
Cảm xúc
110
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
NGHỊ ĐỊNH THƯ MONTREAL

VỀ CÁC CHẤT LÀM SUY GIẢM TẦNG ÔZÔN ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH VÀ SỬA ĐỔI

Tại cuộc họp lần thứ hai của các bên, Lodon, ngày 27-29 tháng 6 năm 1990 và được bổ sung tại cuộc họp lần thứ ba của các bên,Nairobi, ngày 19-21 tháng 6 năm 1991 về cuộc họp lần thứ tư của các bên, copenhagen, ngày 23-25 tháng 11 năm 1992

Các Bên tham gia Nghị định thư thư này là các Bên tham gia Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn.

Lo lắng về nghĩa vụ của mình theo Công ước phải có những biện pháp thích hợp bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường, chống lại những ảnh hưởng có hại do kết quả hoặc dễ có khả năng làm thay đổi tầng ôzôn,

Nhận thấy rằng sự phát thải một số chất trên toàn thế giới có thể làm suy giảm đáng kể và mặt khác làm thay đổi tầng ôzôn, theo hướng dễ gây nên những ảnh hưởng có hại đối với sức khoẻ con người và môi trường, ý thức được những ảnh hưởng tiềm tàng của sự phát thải các chất đó tới khí hậu,

Nhận thức rằng các biện pháp bảo vệ tầng ôzôn khỏi bị suy giảm cần phải dựa trên kiến thức khoa học liên quan, có tính đến các mặt kỹ thuật và kinh tế,

Quyết tâm bảo vệ tầng ôzôn bằng cách thực hiện những biện pháp phòng ngừa để kiểm soát một cách công bằng tổng lượng phát thải toàn cầu của các chất làm suy giảm nó, với mục tiêu cuối cùng là triệt bỏ chúng trên cơ sở phát triển kiến thức khoa học, có tính đến các mặt kỹ thuật và kinh tế và có chú ý đến nhu cầu phát triển của các nước đang phát triển,

Thừa nhận rằng cần có sự chuẩn bị đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của các nước đang phát triển [đối với các chất đó], kể cả sự chuẩn bị về các nguồn tài chính bổ sung và sự tiếp cận tới các công nghệ liên quan, lưu tâm rằng độ lớn của các quỹ cần thiết là có giới hạn và các quỹ có thể gây ra sự khác biệt đang kể trong khả năng của thế giới giải quyết vấn đề suy giảm tầng ôzôn và những ảnh hưởng có hại của nó,

Ghi nhận những biện pháp phòng ngừa nhằm kiểm soát sự phát thải một số chất clo ruafluoruacacbon đã được thực hiện ở các cấp quốc gia và khu vực,

Xét thấy tầm quan trọng của việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc [nghiên cứu và triển khai khoa học và công nghệ] nghiên cứu, triển khai và chuyển giao công nghệ thay thế liên quan tới việc kiểm soát và giảm bớt sự phát thải các chất làm suy giảm tầng ôzôn, lưu tâm đặc biệt đến nhu cầu của các nước đang phát triển.

Đã thoả thuận như sau:

Điều 1. Các định nghĩa

Nhằm mục đích của Nghị định thư này:

1. "Công ước" tức là Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn, được thông qua ngày 22 tháng 3 năm 1985.

2. "Các Bên" nghĩa là các Bên tham gia Nghị định thư này, trừ trường hợp văn bản có nghĩa khác.

3. "Ban thư ký" tức là Ban thư ký của.

4. "Chất được kiểm soát" tức là chất (được liệt kê) ở Phụ lục A hoặc ở Phụ lục B (Phụ lục B, Phụ lục C hoặc Phụ lục E) kèm theo Nghị định thư này, dù là tồn tại riêng hoặc trong hợp chất. Chất được bao gồm những chất đồng phân của chất bất kỳ như vậy, trừ những chất được xác định cụ thể ở Phụ lục liên quan, nhưng [nó] loại trừ [tuy nhiên] bất kỳ chất được kiểm soát [như vậy] hoặc hỗn hợp có trong chế phẩm không phải là containơ dùng để vận chuyển hoặc cất giữ chất đó.

5. "Sản xuất" nghĩa là lượng các chất được kiểm soát đã được sản xuất trữ lượng đã được huỷ bằng các công nghệ được các Bên chấp thuận và trừ đi lượng được sử dụng hoàn toàn như là nguyên liệu trong việc chế biến các hoá chất khác. Lượng được tái phát chu chuyển và tái sử dụng không được xem là "sản xuất".

6. "Tiêu thụ" nghĩa là sản xuất cộng nhập khẩu trừ đi xuất khẩu về các chất được kiểm soát.

7. "Mức tính toán" về sản xuất, nhập, xuất khẩu và tiêu thụ nghĩa là mức được xác định phù hợp với Điều 3.

8. "Hợp lý hoá công nghiệp" nghĩa là sự chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần mức tính toán về sản xuất của một Bên cho Bên khác, nhằm mục đích đạt được hiệu quả kinh tế hoặc đáp ứng sự thiếu hụt thấy trước về cung do việc đóng cửa nhà máy.

Điều 2. Biện pháp kiểm soát

1. (Được kết hợp trong Điều 2A theo sự điều chỉnh được thực hiện tại cuộc họp lần thứ hai của các Bên tại London năm 1990).

2. Được thay thế bằng Điều 2B.

1. 3 và 4. Được thay thế bằng Điều 2A.

2. 5. [Bên bất kỳ có mức tính toán về sản xuất trong năm 1986 các chất được kiểm soát ở nhóm I của phụ lục A dưới hai mươi nhăm nghìn tấn có thể, nhằm mục đích hợp lý hoá công nghiệp, chuyển giao hoặc tiếp nhận từ một bên bất kỳ khác, phần sản xuất vượt quá các giới hạn nêu trong các mục 1, 3 và 4, miễn là tổng lượng tính toán kết hợp của các mức về sản xuất của các Bên liên quan không vượt quá giới hạn sản xuất nên ở Điều này. Mọi chuyển giao sản xuất như vậy phải được thông báo cho Ban thư ký không muộn hơn thời điểm chuyển giao.]

3. 5. Bên bất kỳ có thể, trong một hoặc nhiều thời kỳ kiểm soát, nhượng cho Bên khác một phần bất kỳ mức tính toàn về sản xuất của mình được nêu trong các Điều 2A đến 2E, (và Điều 2H) miễn là tổng lượng các mức tính toán kết hợp về sản xuất của các Bên liên quan đối với nhóm bất kỳ các chất được kiểm soát không vượt quá giới hạn sản xuất được nêu trong các Điều trên đối với nhóm đó. Sự chuyển nhượng sản xuất như vậy phải được mỗi Bên liên quan thông báo cho ban thư ký, nêu rõ điều kiện của sự chuyển nhượng và thời hạn áp dụng.

4. 5bis. Bên bất kỳ không hoạt động theo mục 1 của Điều 5 có thể trong một hoặc nhiều thời kỳ kiểm soát, chuyển giao cho Bên bất kỳ khác như vậy một phần bất kỳ mức tính toán về tiêu thụ nên trong Điều 2F, miễn là mức tính toán về tiêu thụ các chất được kiểm soát ở nhóm I của Phụ lục A của Bên chuyển giao một phần mức tính toán về tiêu thụ của mình không vượt quá 0,25 kilôgam trên đầu người trong năm 1989 và tổng lượng các mức tính toán kết hợp về tiêu thụ nêu trong Điều 2F. Sự chuyển giao tiêu thụ như vậy phải được mỗi Bên liên quan thông báo cho Ban thư ký, nêu rõ điều kiện của sự chuyển giao và thời kỳ được áp dụng.

5. Bên bất kỳ không hoạt động theo Điều 5, mà có các cơ sở sản xuất các chất được kiểm soát trong Phụ lục A hoặc Phụ lục B đang được xây dựng hoặc đã được ký hợp đồng, trước 16 tháng 9 năm 1987, và đã được dự kiến trong luật pháp quốc gia trước 1 tháng 1 năm 1987, có thể cộng thêm sản lượng từ các cơ sở đó vào sản xuất năm 1986 của mình về các chất như vậy nhằm mục đích xác định mức tính toán về sản lượng của mình cho năm 1986, miễn là các cơ sở đó hoàn tất vào 31 tháng 12 năm 1990 và sản xuất đó không làm tăng mức tính toán hàng năm về tiêu thụ các chất được kiểm soát của bên đó quá 0,5 kilôgam trên đầu người.

6. Mọi chuyển giao sản xuất theo mục 5 hoặc mọi bổ sung sản lượng theo mục 6 phải được thông báo cho Ban thư ký, không muộn hơn thời điểm chuyển nhượng hoặc bổ sung.

7. (a) Các Bên bất kỳ là nước thành viên của một tổ chức liên kết kinh tế khu vực như được định rõ ở Điều 1 (6) của Công ước có thể thoả thuận rằng họ sẽ cùng chung thực hiện nghĩa vụ của họ về tiêu dùng theo Điều này và các Điều 2A đến 2E (các Điều 2A đến 2H) miễn là tổng lượng các mực tính toán kết hợp về tiêu dùng của họ không vượt quá mức mà Điều này và các Điều 2A đến 2E (các Điều 2A đến 2H) yêu cầu.

(b) Các Bên tham gia vào bất kỳ sự thoả thuận như vậy phải thông báo cho ban thư ký về những điều kiện của thoả thuận trước ngày cắt giảm tiêu dùng mà thoả thuận đó liên quan tới.

(c) Thoả thuận như vậy sẽ chỉ đi vào hoạt động nếu tất cả các nước thành viên của tổ chức liên kết kinh tế khu vực và tổ chức liên quan là các Bên tham gia Nghị định thư này và đã thông báo cho Ban thư ký về cách thực hiện của họ.

9. a. Dựa trên sự đánh giá được thực hiện theo Điều 6, các Bên có thể quyết định xem liệu:

i. Những điều chỉnh đối với những tiềm năng huỷ hoại tầng ôzôn được nêu cụ thể trong Phụ lục A và/ hoặc phụ lục b (Phụ lục B, Phụ lục C, và/ hoặc phụ lục e) có cần thiết không, nếu có, những điều chỉnh đó phải là thế nào; và

ii. Việc tiếp tục điều chỉnh và cắt giảm sản xuất hoặc tiêu thụ các chất kiểm soát [từ các mức năm 1986] có cần thiết không và, nếu có, phạm vi, số lượng và thời hạn của sự điều chỉnh và cắt giảm như vậy phải là thế nào,

a. Những đề nghị về điều chỉnh như vậy sẽ được Ban thư ký thông báo cho các Bên ít nhất là 6 tháng trước cuộc họp của các Bên tại đó chúng được đề nghị thông qua;

b. Trong việc ra những quyết định như vậy, các Bên sẽ hết sức cố gắng đạt tới sự thoả thuận nhất trí. Nếu đã cố gắng hết mức nhằm đạt tới sự nhất trí mà không đi đến thoả thuận nào, thì cuối cùng những quyết định đó ẽ được thông qua bằng đa số phiếu hai phần ba của các Bên có mặt và bỏ phiếu đại diện cho [ít nhất năm mươi phần trăm tổng số tiêu dùng về chất được kiểm soát của các Bên:] đây số của các Bên hoạt động được theo lục 1 của Điều 5 có mặt và bỏ phiếu và đa số của các Bên không hoạt động như vậy có mặt và bỏ phiếu.

c. Những quyết định là bắt buộc đối với tất cả các Bên sẽ được Phòng lưu chiểu thông báo tức thời cho các Bên. Trừ khi được quy định khác đi trong các quyết định, chúng sẽ có hiệu lực khi hết 6 tháng kể từ ngày Phòng lưu chiểu cho lưu hành thông báo.

10. a. Dựa trên sự đánh giá được thực hiện theo Điều 6 của Nghị định thư này và phù hợp với thủ tục được nêu trong Điều 9 của Công ước, các Bên có thể quyết định:

i. Xem liệu có chất bất kỳ nào, và nếu vậy là chất gì, cần phải được bổ sung hoặc loại bỏ khỏi phụ lục bất kỳ của Nghị định thư này không; và

ii. Xem liệu có chất bất kỳ nào, và nếu vậy là chất gì, cần phải được bổ sung hoặc loại bỏ khỏi phụ lục bất kỳ của Nghị định thư này không; và

iii. Cơ chế, phạm vi và thời hạn của các biện pháp kiểm soát được áp dụng đối với các chất đó;

a. Mọi quyết định như vậy sẽ có hiệu lực, miễn là được chấp thuận bởi số phiếu hai phần ba của các Bên có mặt và bỏ phiếu.]

11. Mặc dù có những điều khoản nằm trong Điều này và các Điều 2A đến 2E (các Điều 2A đến 2H) các Bên có thể thi hành những biện pháp chặt chẽ hơn so với những biện pháp mà Điều này và các Điều 2A đến 2E (các Điều 2A đến 2H) yêu cầu.

Giới thiệu những điều chỉnh

Cuộc họp lần hai của các Bên tham gia Nghị định thư Môntreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn quyết định trên cơ sở những đánh giá được thực hiện theo Điều 6 của Nghị định thư, thông qua những điều chỉnh và cắt giảm sản xuất và tiêu dùng các chất được kiểm soát ở Phục lục A của Nghị định thư, như sau, với sự hiểu rằng:

a. Những tham chiếu ở Điều 2 với "Điều này" và trong suốt Nghị định thư với "Điều 2" được hiểu như là tham chiếu với các Điều 2, 2A và 2B;

b. Những tham chiếu trong suốt Nghị định thư với mục 1 đến 4 của Điều 2" được hiểu như tham chiếu với các Điều 2A, và 2B; và

c. Tham chiếu ở mục 5 của Điều 2 với mục 3 và 4" được hiểu như là tham chiếu với Điều 2A.

Điều 2A. Các chất cfcs

1. Mỗi Bên bảo đảm rằng trong thời kỳ mười hai tháng bắt đầy từ ngày đầu tiên của tháng thứ bảy tiếp sau ngày có hiệu lực của Nghị định thư này, và trong mỗi thời kỳ mười hai tháng sau đó, mức tính toán về tiêu dùng các chất được kiểm soát trong Nhóm I của Phụ lục A không vượt quá mức tính toán về tiêu dùng của mình trong năm 1986. Vào cuối của cùng thời kỳ đó ở mỗi Bên sản xuất một hoặc nhiều chất đó bảo đảm rằng mức tính toán của mình về sản xuất các chất đó không vượt quá mức tính toán về sản xuất của mình trong năm 1986, ngoại trừ rằng mức đó có thể được tăng lên không quá mười phần trăm dựa trên mức năm 1986. Sự tăng đó chỉ được phép nhằm để thoả mãn nhu cầu nội địa cơ bản của các Bên hoạt động theo Điều 5 và nhằm mục đích hợp lý hoá công nghiệp giữa các Bên.

2. Mỗi Bên bảo đảm rằng trong thời kỳ từ 1 tháng 7 năm 1991 đến 31 tháng 12 năm 1992 mức tính toán của mình về tiêu dùng và sản xuất các chết được kiểm soát ở nhóm 1 của Phục lục A không vượt quá 150 phần trăm mức tính toán của mình về sản xuất và tiêu dùng các chất đó trong năm 1986, với hiệu lực từ 1 tháng Giêng năm 1993, thời kỳ kiểm soát mười hai tháng đối với các chất này sẽ bắt đầu từ 1 tháng Giếng đến 31 tháng mười hai hàng năm.

3. Mỗi Bên bảo đảm rằng trong thời kỳ mười hai tháng bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 1994, và trong từng thời kỳ mười hai tháng sau đó, mức tính toán của mình về tiêu thụ các chất được kiểm soát trong Nhóm I của Phụ lục A không vượt quá hàng năm, 25 phần trăm mức tính toán về tiêu dùng của mình trong năm 1986. Mỗi Bên sản xuất một hoặc nhiều các chất đó bảo đảm trong những thời kỳ đó rằng mức tính toán của mình về sản xuất các chất đó không vượt quá, hàng năm, 25 phần trăm mức tính toán về sản xuất của mình năm 1986. Tuy nhiên, nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu nội địa cơ bản của các Bên hoạt động theo mục 1 của Điều 5, mức tính toán về sản xuất của họ có thể vượt quá giới hạn đó cho tới mười phần trăm mức tính toán về sản xuất của họ trong năm 1986.

4. Mỗi Bên bảo đảm rằng trong thời kỳ mười hai tháng bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 1996, và trong mỗi thời kỳ mười hai tháng sau đó, mức tính toán của mình về tiêu thụ các chất được kiểm soát trong Nhóm I của Phụ lục A không vượt quá số không. Mỗi Bên sản xuất một hoặc nhiều các chất đó bảo đảm trong những thời kỳ đó rằng mức tính toán của mình về sản xuất các chất đó không vượt quá số không. Tuy nhiên, nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu nội địa cơ bản của các Bên hoạt động theo mục 1 của Điều 5, mức tính toán về sản xuất của họ có thể vượt quá giới hạn đó tới 15 phần trăm mức tính toán của họ về sản xuất trong năm 1986. Mục này được áp dụng cho tới mức độ các bên quyết định cho phép mức sản xuất hoặc tiêu thụ cần thiết để thoả mãn những sử dụng được các bên thoả thuận là cơ bản.

Điều 2B. Các chất Halon

1. Mỗi Bên bảo đảm rằng trong thời kỳ mười hai tháng bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 1992, và trong mỗi thời kỳ mười hai tháng sau đó, mức tính toán của mình về tiêu dùng các chất được kiểm soát trong Nhóm I của Phụ lục A không vượt quá, hàng năm, mức tính toán về tiêu dùng của mình trong năm 1986. Mỗi Bên sản xuất một hoặc nhiều chất đó, bảo đảm trong cùng thời kỳ đó, rằng mức tính toán của mình về sản xuất các chất đó không vượt quá hàng năm, mức tính toán và sản xuất của mình trong năm 1986. Tuy nhiên, nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu cơ bản của các Bên hoạt động theo mục 1 của Điều 5, mức tính toán về sản xuất của họ có thể vượt quá giới hạn đó cho tới mười phần trăm mức tính toán về sản xuất của họ trong năm 1986.

2. Mỗi Bên bảo đảm rằng trong thời kỳ mười hai tháng bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 1994, và trong mỗi thời kỳ mười hai tháng sau đó, mức tính toán của mình về tiêu dùng các chất được kiểm soát trong Nhóm II của Phụ lục A không vượt quá số không. Mỗi Bên sản xuất một hoặc nhiều các chất đó, bảo đảm trong cùng thời kỳ đó, rằng mức tính toán của mình về sản xuất các chất đó không vượt quá số không. Tuy nhiên, nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu nội địa cơ bản của các Bên hoạt động theo mục 1 của Điều 5, mức tính toán về sản xuất của họ có thể vượt quá giới hạn đó, cho tới mười lăm phần trăm mức tính toán về sản xuất của họ trong năm 1986. Mục này sẽ được áp dụng cho tới mức độ các Bên quyết định cho phép mức sản xuất hoặc tiêu thụ cần thiết để thoả mãn những sử dụng được các Bên thoả thuận là cơ sở.

Điều 2C. Các chất cfcs đầy halogen khác

1. Mỗi bên bảo đảm rằng trong thời kỳ mười hai tháng bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 1993, và trong từng thời kỳ mười hai tháng sau đó, mức tính toán của mình về tiêu thụ các chất được kiểm soát trong Nhóm I của Phụ lục B không vượt quá, hàng năm, tám mươi phần trăm mức tính toán về tiêu dùng của mình trong năm 1989. Mỗi bên sản xuất một hoặc nhiều các chất đó, bảo đảm trong những thời đó, rằng mức tính toán của mình về sản xuất các chất đó không vượt quá, hàng năm, tám mươi phần trăm mức tính toán về sản xuất của mình trong năm 1989. Tuy nhiên, nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu nội địa cơ bản của các Bên hoạt động theo mục 1 của Điều 5, mức tính toán về sản xuất của họ có thể vượt quá giới hạn đó, cho tới mười phần trăm mức tính toán về sản xuất của họ trong năm 1989.

2. Mỗi bên bảo đảm rằng trong thời kỳ mười hai tháng bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 1994, và trong mỗi thời kỳ mười hai tháng sau đó, mức tính toán của mình về tiêu thụ các chất được kiểm soát trong Nhóm I của Phụ lục B không vượt quá, hàng năm, hai mươi lăm phần trăm mức tính toán về tiêu dùng của mình trong năm 1989. Mỗi Bên sản xuất một hoặc nhiều chất đó bảo đảm trong cùng thời kỳ đó, rằng mức tính toán của mình về sản xuất các chất đó không vượt quá, hàng năm hai mươi lăm phần trăm mức tính toán về sản xuất của mình trong năm 1989. Tuy nhiên, nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu nội địa cơ bản của các Bên hoạt động theo mục 1 của Điều 5, mức tính toán về sản xuất của họ có thể vượt quá giới hạn đó, cho tới mười phần trăm mức tính toán về sản xuất của họ trong năm 1989.

3. Mỗi Bên bảo đảm rằng trong thời kỳ mười hai tháng bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 1996 và trong mỗi thời kỳ mười hai tháng sau đó, mức tính toán của mình về tiêu thụ các chất được kiểm soát trong Nhóm I của Phụ lục B không vượt quá số không. Mỗi Bên sản xuất một hoặc nhiều chất đó bảo đảm, trong cùng những thời kỳ đó, rằng mức tính toán của mình về sản xuất các chất đó không vượt quá số không. Tuy nhiên, nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu nội địa cơ bản của các Bên hoạt động theo mục 1 của Điều 5, mức tính toán về sản xuất của họ có thể vượt quá giới hạn đó, cho tới mười lăm phần trăm mức tính toán về sản xuất của họ trong năm 1989. Mục này được áp dụng cho tới mức độ các Bên quyết định cho phép mức sản xuất hoặc tiêu thụ cần thiết để thoả mãn những sử dụng được các Bên thoả thuận là cơ bản.

Điều 2D. Tetraclorít các bon

1. Mỗi Bên bảo đảm rằng trong thời kỳ mười hai tháng bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 1995, mức tính toán của mình về tiêu thụ các chất được kiểm soát trong Nhóm II của Phụ lục B hàng năm không vượt quá, mười lăm phần trăm mức tính toán về tiêu thụ của mình trong năm 1989. Mỗi Bên sản xuất chất đó, bảo đảm trong cùng thời kỳ đó, rằng mức tính toán của mình về sản xuất các chất đó không vượt quá, hàng năm, mười lăm phần trăm mức tính toán về sản xuất của mình trong năm 1989. Tuy nhiên, nhằm thoả mãn những nhu cầu nội địa cơ bản của các Bên hoạt động theo mục 1 của Điều 5, mức tính toán về sản xuất của họ có thể vượt quá giới hạn đó, cho tới mười phần trăm mức tính toán về sản xuất của họ trong năm 1989.

2. Mỗi Bên bảo đảm rằng trong thời kỳ mười hai tháng bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 1996, và trong mỗi thời kỳ mười hai tháng sau đó, mức tính toán của mình về tiêu thụ chất được kiểm soát trong Nhóm II của Phụ lục B không vượt quá số không. Mỗi Bên sản xuất chất đó, bảo đảm trong cùng một thời kỳ đó, rằng mức tính toán của mình về sản xuất chất đó không vượt quá số không. Tuy nhiên, nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu nội địa cơ bản của các Bên hoạt động theo mục 1 của Điều 5, mức tính toán về sản xuất của họ có thể vượt quá giới hạn đó, cho tới mười lăm phần trăm mức tính toán về sản xuất của họ trong năm 1989. Mục này được áp dụng cho tới mức độ các Bên quyết định cho phép mức sản xuất hoặc tiêu thụ cần thiết để thoả mãn những sử dụng được các Bên thoả thuận là cơ bản.

Điều 2E.

1. Tricloroetan (dạng clorua metyl) Mỗi Bên bảo đảm rằng trong thời kỳ mười hai tháng bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 1993, mức tính toán của mình về tiêu thụ chất được kiểm soát trong Nhóm III, Phụ lục B hàng năm không vượt quá mức tính toán về tiêu dùng của mình trong năm 1989. Mỗi Bên sản xuất chất đó, bảo đảm trong cùng thời kỳ đó, rằng mức tính toán của mình về sản xuất chất đó không vượt quá hàng năm, mức tính toán về sản xuất của mình trong năm 1989. Tuy nhiên, nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu nội địa cơ bản của các Bên hoạt động theo mục 1 của Điều 5, mức tính toán về sản xuất của họ có thể vượt quá giới hạn đó, cho tới mười phần trăm mức tính toán về sản xuất của họ trong năm 1989.

2. Mỗi Bên bảo đảm rằng trong thời kỳ mười hai tháng bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 1994, và trong mỗi thời kỳ mười hai tháng sau đó, mức tính toán của mình về tiêu thụ chất được kiểm soát trong Nhóm III của Phụ lục B hàng năm không vượt quá năm mươi phần trăm mức tính toán về tiêu thụ của mình trong năm 1989. Mỗi bên sản xuất chất đó, bảo đảm trong cùng thời kỳ đó, rằng mức tính toán của mình về sản xuất chất đó hàng năm, không vượt quá năm mươi phần trăm mức tính toán về sản xuất của mình trong năm 1989. Tuy nhiên, nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu nội địa cơ bản của các Bên hoạt động theo mục 1 của Điều 5, mức tính toán về sản xuất của họ có thể vượt quá giới hạn đó, cho tới mười phần trăm mức tính toán về sản xuất của họ trong năm 1989.

3. Mỗi Bên bảo đảm rằng trong thời kỳ mười hai thắng bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 1996, và trong mỗi thời kỳ mười hai tháng sau đó, mức tính toán của mình về tiêu thụ các chất được kiểm soát trong Nhóm III của Phụ lục B không vượt quá số không. Mỗi Bên sản xuất chất đó, bảo đảm trong cùng những thời kỳ đó, rằng mức tính toán của mình về sản xuất chất đó không vượt quá số không. Tuy nhiên, nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu nội địa cơ bản của các Bên hoạt động theo mục 1 của Điều 5, mức tính toán về sản xuất của họ có thể vượt quá giới hạn đó, cho tới mười lăm phần trăm mức tính toán về sản xuất của họ trong năm 1989. Mục này được áp dụng cho tới mức độ các Bên quyết định cho phép mức sản xuất hoặc tiêu thụ cần thiết để thoả mãn những sử dụng được các Bên thoả thuận là cơ bản.

Điều 2F. Hydrocloruafluorocacbon

1. Mỗi bên bảo đảm rằng trong thời kỳ mười hai tháng bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 1996, và trong mỗi thời kỳ mười hai tháng sau đó, mức tính toán của mình về tiêu thụ các chất được kiểm soát trong Nhóm I của Phụ lục C hàng năm, không vượt quá tổng lượng của:

a. 3,1 phần trăm mức tính toán của mình về tiêu thụ trong năm 1989 các chất được kiểm soát trong Nhóm I của Phụ lục A; và

b. Mức tính toán của mình về tiêu thụ trong năm 1989 các chất được kiểm soát trong Nhóm I của Phụ lục C.

1. Mỗi Bên bảo đảm rằng trong thời kỳ mười hai tháng bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 2004 và trong mỗi thời kỳ mười hai tháng sau đó, mức tính toán của mình về tiêu thụ các chất được kiểm soát trong Nhóm I của Phụ lục C hàng năm, không vượt quá sáu mươi lăm phần trăm của tổng lượng được nói tới ở mục 1 của Điều này.

2. Mỗi Bên được bảo đảm rằng trong thời kỳ mười hai tháng bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 2010 và trong mỗi thời kỳ mười hai tháng sau đó, mức tính toán của mình về tiêu thụ các chất được kiểm soát trong Nhóm I của Phụ lục C không vượt quá, hàng năm, ba mươi lăm phần trăm của tổng lượng được nói tới ở mục 1 của Điều này.

3. Mỗi Bên bảo đảm rằng trong thời kỳ mười hai tháng bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 2015 và trong mõi thời kỳ mười hai tháng sau đó, mức tính toán của mình về tiêu thụ các chất được kiểm soát trong Nhóm I của Phụ lục C không vượt quá, hàng năm mười phần trăm của tổng lượng được nói tới ở mục 1 của Điều này.

4. Mỗi Bên bảo đảm rằng trong thời kỳ mười hai tháng bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 2020 và trong mỗi thời kỳ mười hai tháng sau đó, mức tính toán của mình về tiêu thụ các chất được kiểm soát trong Nhóm I của Phụ lục C không vượt quá, hàng năm 0,5 phần trăm của tổng lượng được nói tới ở mục 1 của Điều này.

5. Mỗi Bên bảo đảm rằng trong thời kỳ mười hai tháng bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 2030 và trong mồi thời kỳ mười hai tháng sau đó, mức tính toán của mình về tiêu thụ các chất được kiểm soát trong Nhóm I của Phụ lục C hàng năm không vượt quá số không.

6. Từ tháng Giêng 1996, mỗi Bên cố gắng bảo đảm rằng:

a. Việc sử dụng các chất được kiểm soát ở Nhóm I của Phụ lục C được giói hạn trong những trường hợp áp dụng mà các chất hoặc công nghệ lựa chọn thay thế thích hợp về mặt môi trường không sẵn có;

b. Việc sử dụng các chất được kiểm soát ở Nhóm I của Phục lục C được giới hạn trong những trường hợp áp dụng mà các chất hoặc công nghệ lựa chọn thay thế thích hợp về mặt môi trường không sẵn có;

c. Việc sử dụng các chất được kiểm soát ở Nhón I của Phụ lục C không nằm ngoài các lĩnh vực áp dụng hiện đang được đáp ứng bằng các chất được kiểm soát ở các Phụ lục A, B, và C trừ trong những trường hợp hiếm hoi để bản vệ cuộc sống hay sức khoẻ con người; và

d. Các chất được kiểm soát trong Nhóm I của Phụ lục C được lựa chọn để sử dụng theo cách sao cho sự suy giảm ôzôn là nhỏ nhất, ngoài việc đáp ứng các mặt môi trường, an toàn và kinh tế khác.

Điều 2G. Hydrobromofluorocacbon

Mỗi Bên bảo đảm rằng trong thời kỳ mười hai tháng bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 1996, và trong mỗi thời kỳ mười hai tháng sau đó, mức tính toán của mình về tiêu thụ các chất được kiểm soát trong Nhóm II của Phụ lục C không vượt quá số không. Mỗi Bên sản xuất các chất đó, trong cùng thời kỳ đó, bảo đảm rằng mức tính toán của họ về sản xuất các chất đó không vượt quá số không. Mục này được áp dụng cho tới mức độ các Bên quyết định cho phứp mức sản xuất hoặc tiêu thụ cần thiết thoả mãn những sử dụng được các Bên thoả thuận là cơ bản.

Điều 2H. Metyl bromid

Mỗi Bên bảo đảm rằng trong thời kỳ mười hai tháng bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 1995 và trong mỗi thời kỳ mười hai tháng sau đó, mức tính toán của mình về tiêu thụ các chất được kiểm soát trong Phụ lục E hàng năm, không vượt quá mức tính toán của mình về tiêu thụ trong năm 1991. Mỗi Bên sản xuất chất đó, trong cùng thời kỳ đó, bảo đảm rằng mức tính toán của họ về sản xuất các chất đó hàng năm, không vượt quá mức tính toán của mình về sản xuất trong năm 1991. Tuy nhiên, để thoả mãn những nhu cầu nội địa cơ bản của các bên hoạt động theo mục I Điều 5, mức tính toán của họ về sản xuất có thể vượt quá giới hạn đó, tới mười phần trăm của mức tính toán của họ về sản xuất trong năm 1991. Các mức tính toán về tiêu thụ và sản xuất theo Điều này không bao gồm khối lượng được Bên nào đó được sử dụng cho việc cách ly kiểm dịch và chuẩn bị bốc xếp hàng xuống tàu.

Điều 3. Tính toán các mức kiểm soát

Nhằm mục đích của các Điều 2, 2A đến 2E {2A đến 2H} và 5 đối với mỗi nhóm các chất trong Phụ lục A hoặc Phụ lục B {Phụ lục B, Phụ lục C hoặc Phụ lục E} mỗi Bên xác định mức tính toán của mình về:

a. Sản xuất bằng cách:

i. Nhận sản xuất hàng năm của mình về mỗi chất được kiểm soát với tiềm năng làm suy giảm ôzôn được xác định cụ thể tương ứng với chúng trong Phụ lục A hoặc Phụ lục B {Phụ lục b, Phụ lục C hoặc Phụ lục E}.

ii. Cộng lại với nhau các con số kết quả cho mỗi nhóm đó;

a. Nhập khẩu và xuất khẩu, tương ứng, bằng cách làm theo trình tự nêu trong tiểu mục (a), với những sửa đổi thích hợp; và

b. Tiêu thụ bằng cách công lại với nhau các mức tính toán về sản xuất và xuất khẩu và trừ đi mức tính toán về xuất khẩu như đã được xác định phù hợp với các mục (a) và (b). Tuy nhiên, bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 1993 mọi xuất khẩu các chất được kiểm soát đến các Bên không tham gia Nghị định thư sẽ không được trừ đi trong khi tính mức tiêu thụ của Bên xuất khẩu.

Điều 4. Kiểm soát việc buôn bán với ngoài các bên

1. Trong vòng một năm từ ngày Nghị định thư có hiệu lực, mỗi bên sẽ cấm nhập khẩu các chất được kiểm soát từ bất kỳ quốc gia nào không tham gia Nghị định thư này.

2. Bắt đầu từ ngày 1 tháng Giêng năm 1993, không Bên nào hoạt động theo mục 1 của Điều 5. được phép xuất khẩu các chất được kiểm soát đến bất kỳ quốc gia nào không tham gia Nghị định thư này.

3. Trong vòng ba năm từ ngày bắt đầu có hiệu lực của Nghị định thư này, các bên sẽ theo thủ tục trong Điều 10 của Công ước, soạn thảo dưới dạng một phụ lục danh sách các sản phẩm có chứa các chất được kiểm soát. Các Bên không phản đối Phụ lục đó theo thủ tục ấy sẽ cấm, trong vòng một năm từ khi Phụ lục có hiệu lực, việc nhập khẩu các sản phẩm đó từ bất kỳ quốc gia nào không tham gia Nghị định thư này]

4. Trong vòng năm năm kể từ khi bắt đầu có hiệu lực của Nghị định thư này, các Bên sẽ xác định tính khả thi của việc cấm hoặc hạn chế nhập khẩu, từ các quốc gia không tham gia Nghị định thư này, các sản phẩm được sản xuất với các chất được kiểm soát, nhưng không chứa các chất đó. Nếu xác định là khả thi, các Bên sẽ, theo thủ tục trong Điều 10 của Công ước, soạn thảo dưới dạng một phụ lục danh sách các sản phẩm như vậy. Các Bên không phản đối Phụ lục đó theo thủ tục ấy sẽ cấm hoặc hạn chế, trong vòng một năm từ khi Phụ lục đó có hiệu lực, việc nhập khẩu các chất đó từ mọi quốc gia không tham gia Nghị định thư này.

5. Mỗi Bên sẽ không khuyến khích xuất khẩu tới mọi quốc gia không tham gia Nghị định thư này công nghệ sản xuất và sử dụng các chất được kiểm soát]

1. Từ tháng Giêng năm 1990, mỗi Bên sẽ cấm nhập khẩu các chất được kiểm soát trong Phụ lục A từ mọi quốc gia không tham gia Nghị định thư này.

1. bis. Trong vòng một năm từ ngày ngày có hiệu lực của mục này, mỗi Bên sẽ cấm nhập khẩu các chất được kiểm soát trong Phụ lục B từ bất kỳ quốc gia nào không tham gia Nghị định thư này.

1 ter. Trong vòng một năm từ ngày có hiệu lực của mục này, mỗi Bên sẽ cấm nhập khẩu bất kỳ chất được kiểm soát nào trong Nhóm II của Phụ lục C từ bất kỳ nước nào không tham gia Nghị định thư này.

2. Từ tháng Giêng 1993, mỗi Bên sẽ cấp xuất khẩu bất kỳ chất được kiểm soát nào trong Phụ lục A tới bất kỳ quốc gia nào không tham gia Nghị định thư này.

2.bis. Một năm sau ngày có hiệu lực của mục này, mỗi Bên sẽ cấm xuất khẩu các chất được kiểm soát trong Phụ Lục B tới bất kỳ quốc gia nào không tham gia Nghị định thư này.

2. ter. Bắt đầu từ sau ngày có hiệu lực của mục này một năm, mỗi Bên sẽ cấm xuất khẩu bất kỳ chất được kiểm soát nào trong Nhóm II của Phụ lục C tới bất kỳ quốc gia nào không tham gia Nghị định thư này.

3. Vào 1 tháng Giêng năm 1992, các Bên sẽ, theo thủ tục trong Điều 10 của Công ước, soạn thảo dưới dạng một Phụ lục danh sách các sản phẩm chứa các chất được kiểm soát trong Phụ lục A. Các Bên không phản đối Phụ lục đó sẽ theo thủ tục ấy, sẽ cấm, trong vòng một năm từ khi Phụ lục đó có hiệu lực, việc nhập khẩu các sản phẩm đó từ bất kỳ quốc gia nào không tham gia Nghị định thư này.

3.bis Trong vòng 3 năm từ ngày có hiệu lực của mục này, các Bên sẽ, theo thủ tục trong Điều 10 của Công ước, soạn thảo dưới dạng một phụ lục danh sách các sản phẩm có chứa các chất được kiểm soát trong Phụ lục B. Các Bên không phản đối Phụ lục đó theo thủ tục ấy sẽ cấm, trong vòng một năm từ khi Phụ lục đó có hiệu lực, việc nhập khẩu các sản phẩm đó từ bất kỳ quốc gia nào không tham gia Nghị định thư này.

3. ter. Trong vòng 3 năm từ ngày có hiệu lực của mục này, các Bên sẽ theo thủ tục ở Điều 10 của Công ước, soạn thảo dưới dạng một phụ lục danh sách các sản phẩm có chứa các chất được kiểm soát trong Nhóm II của Phụ lục C. Các Bên không phản đối Phụ lục đó theo thủ tục đó sẽ cấm, trong vòng một năm từ khi Phụ lục đó có hiệu lực, việc nhập khẩu các chất đó từ bất kỳ nước nào không tham gia Nghị định thư này.

4. Vào 1 tháng Giêng năm 1994, các Bên sẽ xác định tính khả thi của việc cấm hoặc hạn chế, từ các quốc gia không tham gia Nghị định thư này,

việc nhập khẩu các sản phẩm được sản xuất với các chất được kiểm soát trong Phụ lục A, nhưng không chứa các chất đó. Nếu xác định là khả thi, các Bên sẽ theo thủ tục trong Điều 10 của Công ước, soạn thảo dưới dạng một phụ lục danh sách các sản phẩm đó. Các Bên không phản đói Phụ lục đó theo thủ tục ấy sẽ cấm, trong vòng một năm kể từ khi Phụ lục đó có hiệu lực, việc nhập khẩu các sản phẩm đó từ mọi quốc gia không tham gia Nghị định thư này.

4. bis. Trong vòng 5 năm kể từ ngày có hiệu lực của mục này. các Bên sẽ xác định tính khả thi của việc cấm hoặc hạn chế, từ các quốc gia không tham gia Nghị định thư này, việc nhập khẩu các sản phẩm được sản xuất với các chất được kiểm soát trong Phụ lục B, nhưng không chứa các chất đó. Nếu xác định là khả thi, các Bên sẽ theo thủ tục trong Điều 10 của Công ước, soạn thảo dưới dạng một phụ lục danh sách các sản phẩm đó. Các Bên không phản đối phụ lục đó theo thủ tục ấy sẽ cấm, trong vòng một năm từ khi Phụ lục có hiệu lực, việc nhập khẩu các sản phẩm đó từ bất kỳ quốc gia nào không là Bên tham gia Nghị định thư này.

4. ter. Trong vòng 5 năm từ ngày có hiệu lực của mục này, các Bên sẽ xác định tính khả thi của việc cấm hoặc hạn chế việc nhập khẩu từ các nước ngoài Bên tham gia Nghị định thư này các chất được sản xuất bằng nhưng không chứa các chất được kiểm soát trong Nhóm II của Phụ lục C. Nếu xác định là khả thi, các Bên sẽ theo thủ tục ở Điều 10 của Công ước, soạn thảo dưới dạng một phụ lục danh sách các sản phẩm như vậy. Các bên không phản đối phụ lục đó theo thủ tục ấy sẽ cấm hoặc hạn chế, trong vòng một năm kể từ khi phụ lục đó có hiệu lực, việc nhập khẩu các chất đó từ bất kỳ nước nào không tham gia Nghị định thư này.

6. Mỗi bên thực hiện ở mức độ thực tế đầy đủ nhất việc không khuyến khích xuất khẩu tới mọi quốc gia không tham gia Nghị định thư này công nghệ sản xuất và sử dụng các chất được kiểm soát {trong các Phụ lục A và Nhóm II của Phụ lục c}

7. Mỗi Bên sẽ kiềm chế việc cung cấp các chương trình trợ cấp, viện trợ, tín dụng, bảo lãnh hoặc bảo hiểm mới cho việc xuất khẩu tới các quốc gia không tham gia Nghị định thư này, các sản phẩm, thiết bị, nhà máy hoặc công nghệ tạo dễ dàng cho việc sản xuất các chất được kiểm soát {trong các Phụ lục A và B và Nhóm II của Phụ lục c}.

8. Các mục 5 và 6 sẽ không áp dụng cho các sản phẩm, thiết bị, nhà máy hoặc công nghệ làm hoàn thiện việc giữ gìn, khôi phục, sử dụng lại hoặc phá huỷ các chất được kiểm soát, thúc đẩy phát triển các chất thay thế hoặc là góp phần làm giảm phát thải các chất được kiểm soát {trong Phụ lục A và B và Nhóm II của Phụ lục C}.

9. Mặc dù có các khoản của Điều này, việc nhập khẩu nói tới trong các mục 1, 1bis, 3, 3bis [và] 4, và 4bis và việc xuất khẩu nói tới trong các mục 2 và 2bis {và xuất khẩu được tiếp nhận trong các mục 1 đến 4 ter của Điều này} có thể được cho phép từ hoặc tới bất kỳ quốc gia nào không tham gia Nghị định thư thư này, nếu quốc gia đó được một cuộc họp của các Bên xác định là hoàn toàn tuân thủ với Điều 2, Điều 2A đến 2E {Điều 2G} và Điều này, và đã nộp các số liệu như đã quy định cụ thể trong Điều 7.

10. Nhằm những mục đích của Nghị định thư này, nhóm từ "quốc gia không tham gia Nghị định thư này" sẽ bao gồm, đối với một chất được kiểm soát cụ thể, một nước hoặc một tổ chức liên kết kinh tế khu vực không đồng ý bị ràng buộc bởi những biện pháp kiểm soát đối với chất đó.

11. Vào 1 tháng Giêng 1996, các Bên sẽ xem xét liệu có phải bổ sung Nghị định thư này không nhằm mục đích mở rộng các biện pháp ở Điều này sang việc buôn bán các chất được kiểm soát trong Nhóm I của Phụ lục C và trong Phụ lục E với các nước không tham gia Nghị định thư này.

Điều 5. Tình trạng đặc biệt của các nước đang phát triển

1. Bất kỳ Bên nào là một nước đang phát triển và có mức tính toán hàng năm về tiêu thụ các chất được kiểm soát trong Phụ lục A ít hơn 0,3 kilôgam trên đầu người vào ngày Nghị định thư này có hiệu lực đối với nước đó, hoặc bất cứ lúc nào sau đó [trong vòng mười năm từ ngày Nghị định thư có hiệu lực] cho đến 1 tháng Giêng năm 1999, để đáp ứng nhu cầu nội địa cơ bản của mình, sẽ có quyền trì hoãn trong mười năm việc tuân thủ của mình đối với các biện pháp kiểm soát được nêu trong các Điều 2A đến 2E [các mục 1 đến 4 của Điều 2 mười năm sau thời hạn được định rõ trong các mục đó]. {Tuy nhiên, Bên đó sẽ không vượt quá mức tính toán hàng năm về tiêu thụ 0,3 kilôgam trên đầu người. Bất kỳ Bên nào như vậy sẽ có quyền sử dụng hoặc là trung bình cộng của mức tính toán hàng năm về tiêu thụ của mình trong thời kỳ 1995 đến 1997 hoặc mức tính toán về tiêu thụ 0,3kilôgam trên đầu người, miễn là mức đó thấp hơn làm cơ sở cho sự tuân thủ của mình với các biện pháp kiểm soát.] miễn là bất kỳ bổ sung nào sau này đối với những điều chính hoặc bổ sung được thông qua tại cuộc họp của các Bên tại London, 29 tháng 6 năm 1990 sẽ áp dụng đối với các Bên hoạt động theo mục này sau khi việc kiểm điểm đánh giá được dự liệu trong mục 8 của Điều này được thực hiện và sẽ được dựa trên những kết luận của việc kiểm điểm đó.

1. bis. Các Bên sẽ tính đến việc kiểm điểm được nói tới ở mục 8 của Điều này, những đánh giá được thực hiện theo Điều 6 và mọi thông tin khác liên quan, quyết định vào 1 tháng Giêng năm 1996, thông qua thủ tục được nêu ở mục 9 của Điều 2:

a. Đối với các mục I đến 6 của Điều 2F, năm cơ sở nào, các mức ban đầu, lịch trình kiểm soát và thời điểm nào cho việc loại bỏ tiêu thụ các chất được kiểm soát trong Nhóm 1 của Phụ lục C sẽ được áp dụng cho các Bên hoạt động theo mục 1 của Điều này.

b. Đối với điều 2G thời điểm nào cho việc loại bỏ sản xuất và tiêu thụ các chất được kiểm soát trong Nhóm II của Phụ lục C sẽ được áp dụng cho các Bên hoạt động theo mục 1 của Điều này; và

c. Đối với Điều 2H, năm cơ sở nào, các mức ban đầu và các dự kiến kiểm soát cho việc tiêu thụ và sản xuất các chất được kiểm soát trong Phụ lục E, sẽ được áp dụng cho các Bên hoạt động theo mục 1 của Điều này.

1. Các Bên cam kết tạo điều kiện dễ dàng cho các Bên là các nước đang phát triển tiếp cận tới các chất thay thế và công nghệ an toàn về mặt môi trường và giúp họ nhanh chóng sử dụng các chất thay thế đó.]

2. Các Bên cam kết tạo điều kiện dễ dàng cung cấp song phương hoặc đa phương các chương trình trợ cấp, viện trợ, tín dụng, bảo lãnh hoặc bảo hiểm cho các Bên là các nước đang phát triển để sử dụng các công nghệ thay thế và sản phẩm thay thế.]

1. Tuy nhiên, bất kỳ Bên nào hoạt động theo mục 1 của Điều này sẽ không vượt quá mức tính toán hàng năm về tiêu thụ các chất được kiểm soát trong Phụ lục A 0,3kilôgam trên đầu người lẫn mức tính toán hàng năm về tiêu thụ các chất được kiểm soát trong Phụ lục B 0,2 kilôgam trên đầu người.

2. Khi thực hiện những biện pháp kiểm soát được nêu trong các Điều 2A đến 2E, bất kỳ Bên nào hoạt động theo mục 1 của Điều này sẽ có quyền sử dụng:

a. Đối với các chất được kiểm soát trong Phụ lục A hoặc là trung bình cộng của mức tính toán hàng năm của mình về tiêu thụ trong thời kỳ 1995 đến 1997 hoặc là mức tính toán về tiêu thụ 0,3 kilôgam trên đầu người, miễn là mức nào thấp hơn, làm cơ sở cho việc xác định sự tuân thủ của mình với các biện pháp kiểm soát.

b. Đối với các chất kiểm soát trong Phụ lục B, trung bình cộng của mức tính toán hàng năm về tiêu thụ của mình trong thời kỳ 1998 đến 2000 hoặc là mức tính toán về tiêu thụ 0,2 kilôgam trên đầu người, miễn là mức nào thấp hơn, làm cơ sở cho việc xác định sự tuân thủ của mình với các biện pháp kiểm soát.

1. Nếu như Bên nào hoạt động theo mục 1 của Điều này, và bất cứ lúc nào trước khi nghĩa vụ về các biện pháp kiểm soát trong các Điều 2A đến 2E {Điều 2A đến 2H} trở thành được áp dụng đối với mình, tự thấy không có khả năng có được sự cung cấp đủ tương xứng về các chất được kiểm soát, Bên đó có thể thông báo Điều này cho ban thư ký, Ban thư ký sẽ chuyển ngay bản sao của thông báo đó cho các Bên, họ sẽ xem xét vấn đề đó tại cuộc họp tới của mình và quyết định về hành động thích hợp cần phải thực hiện.

2. Việc phát triển năng lực nhằm thực hiện các nghĩa vụ của các Bên hoạt động theo mục 1 của Điều này, để tuân thủ với các biện pháp kiểm soát được nêu trong các Điều 2A đến 2E và bất kỳ biện pháp kiểm soát nào trong các Điều 2F đến 2H được quyết định theo mục 1 bis của Điều này, và việc thực hiện chúng của chính các Bên đó phụ thuộc vào việc thực hiện có hiệu quả của sự hợp tác tài chính theo như Điều 10 và việc chuyển giao công nghệ theo như Điều 10A.

3. Bất kỳ Bên nào hoạt động theo mục 1 của Điều này có thể, vào bất cứ lúc nào, thông báo cho ban thư ký bằng văn bản rằng, đã làm tất cả các bước thực tế có thể vẫn không có khả năng thực hiện bất kỳ hoặc tất cả các nghĩa vụ nêu trong các Điều 2A đến 2F, hoặc bất kỳ hay tất cả các nghĩa vụ trong các Điều 2F đến 2H được quyết định theo mục 1 bis của Điều này, bởi do sự thực hiện không đủ tương xứng các Điều 10 và 10A. Ban thư ký sẽ chuyển ngay bản sao thông báo cho các Bên, họ sẽ xem xét vấn đề đó tại cuộc họp tới của mình, có sự thừa nhận đúng đắn cần thiết đối với mục 5 của Điều này và sẽ quyết định về hành động thích hợp cần thực hiện.

4. Trong thời kỳ giữa việc thông báo và cuộc họp của các Bên mà tại đó hành động thích hợp được nói tới trong mục 6 ở trên sẽ được quyết định, hoặc trong một thời kỳ dài hơn nếu như cuộc họp của các Bên quyết định như vậy, các thủ tục về không tuân thủ nói tới trong Điều 8 sẽ không được viện tới chống lại Bên thông báo.

5. Cuộc họp của các Bên sẽ kiểm điểm đánh giá, không muộn hơn năm 1995, tình trạng của các Bên hoạt động theo mục 1 của Điều này, kể cả việc thực hiện có hiệu quả sự hợp tác tài chính và chuyển giao công nghệ cho họ, và thông qua những điều khoản có thể là cần thiết liên quan đến lịch trình của các biện pháp kiểm soát được áp dụng đối với các Bên đó.

6. Các quyết định của các Bên được nói tới trong các mục 4, 6 và 7 của Điều này sẽ được ban hành phù hợp với chính thủ tục được áp dụng đối với việc ban hành quyết định theo Điều 10.

Điều 6. Đánh giá và kiểm điểm các biện pháp kiểm soát

Bắt đầu từ năm 1990 và ít nhất cứ 4 năm một sau đó, các Bên sẽ đánh giá các biện pháp kiểm soát được nêu trong Điều 2 và các Điều 2A đến 2E, và tình trạng về sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu các chất quá độ trong nhóm 1 của Phụ lục C { các Điều 2A đến 2H} trên cơ sở thông tin khoa học, môi trường, kỹ thuật và kinh tế có được. ít nhất một năm trước mỗi lần đánh giá, các Bên sẽ triệu tập những ban thích hợp gồm các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực nêu trên và xác định thành phần thời hạn và thể thức tham khảo của bất kỳ ban nào như vậy.

Trong vòng một năm từ khi được triệu tập, các ban sẽ báo cáo những kết luận của mình, thông quan ban thư ký cho các Bên.

Điều 7. Báo cáo số liệu

1. Mỗi Bên sẽ cung cấp cho ban thư ký, trong vòng ba tháng từ khi trở thành Bên tham gia, số liệu thống kê về sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu của từng chất được kiểm soát trong Phụ lục A cho năm 1986, hoặc những ước lượng tốt nhất có thể có được về những số liệu ấy khi không có số liệu thực tế. [2. Mỗi Bên sẽ cung cấp số liệu thống kê cho Ban thư ký về sản xuất hàng năm của mình (với số liệu riêng rẽ về lượng được tiêu huỷ do công nghệ được các Bên chấp thuận), nhập khẩu và xuất khẩu tới các Bên và ngoài các Bên, tương ứng, về các chất trong năm mình trở thành một Bên tham gia và trong từng năm sau đó Bên đó sẽ đưa ra số liệu không muộn hơn chín tháng sau khi kết thúc năm mà số liệu liên quan tới.]

2. Mỗi Bên sẽ cung cấp cho Ban thư ký số liệu thống kê về sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu của mình về từng chất được kiểm soát trong Phụ lục B và từng chất quá độ trong Nhóm 1 của Phụ lục C, cho năm 1989, hoặc những ước lượng tốt nhất có thể có được về những số liệu ấy khi không có số liệu thực tế, không muộn hơn ba tháng sau ngày các điều khoản nêu trong Nghị định thư này liên quan đến các chất trong Phụ lục B có hiệu lực đối với Bên đó.

3. Mỗi bên sẽ cung cấp số liệu thống kê cho ban thư ký về sản xuất hàng năm của mình (như được định nghĩa trong mục 5 của Điều 1) và, riêng rẽ,

- Lượng được sử dụng làm nguyên liệu.

- Lượng được tiêu huỷ bằng công nghệ được các Bên chấp thuận.

- Nhập khẩu và xuất khẩu tương ứng tới các Bên và các Bên không tham gia Nghị định thư về từng chất được kiểm soát được ghi trong các Phụ lục A và B cũng như về từng chất quá độ trong Nhóm 1 của Phụ lục C cho năm, trong đó các điều khoản liên quan đến các chất trong Phụ lục B có hiệu lực đối với Bên đó và cho mỗi năm sau đó. Số liệu được đưa ra không muộn hơn chín tháng sau khi kết thúc năm mà số liệu liên quan tới.

1. Mỗi Bên sẽ cung cấp cho ban thư ký số liệu thống kê về sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu của mình về từng chất được kiểm soát.

- Trong các Phụ lục B và C cho năm 1989;

- Trong các Phụ lục E cho năm 1991;

Hoặc những ước lượng tốt nhất có thể của những số liệu đó khi không có số liệu thực tế, khộng muộn hơn ba tháng sau ngày các điều khoản nêu trong Nghị định thư này liên quan đến các chất trong Phụ lục B, C và E tương ứng, có hiệu lực đối với Bên đó.

1. Mỗi Bên sẽ cung cấp cho ban thư ký số liệu thông kê về sản xuất hàng năm (như được định nghĩa ở mục 5 của Điều 1) của từng chất được kiểm soát nêu trong các Phụ lục A, B, C và E, và riêng biệt cho từng chất.

- Lượng được sử dụng làm nguyên liệu.

- Lượng được tiêu huỷ bằng công nghệ được các Bên chấp thuận và

- Nhập khẩu từ và xuất khẩu tới các Bên và các Bên không tham gia Nghị định thư tương ứng, cho năm trong các Phụ lục A, B, C và E tương ứng có hiệu lực đối với Bên đó và cho từng năm sau đó. Số liệu được đưa ra không muộn hơn chín tháng sau khi kết thúc năm số liệu liên quan tới.

3.bis. Mỗi bên cung cấp cho ban thư ký số liệu thống kê riêng rẽ về nhập khẩu và xuất khẩu từng chất được kiểm soát nêu trong Nhóm II của Phụ lục A và Nhóm I của Phụ lục C đã được dùng lại.

1. Đối với các Bên hoạt động theo các khoản của mục 8 (a) của Điều 2, những yêu cầu trong các mục 1, 2 và 3 {trong các mục 1, 2, 3 và 3bis} của Điều này đối với số liệu thống kê về nhập và xuất khẩu là được thoả mãn nếu tổ chức liên kết kinh tế khu vực liên quan cung cấp số liệu về nhập khẩu giữa tổ chức này và các quốc gia không là thành viên của tổ chức đó.

Điều 8. Sự không tuân thủ

Các Bên, tại cuộc họp đầu tiên của mình sẽ xem xét và chấp thuận các thủ tục và thể chế đối với việc xác định sự không tuân thủ với các điều khoản của Nghị định thư này và việc xử lý Bên được phát hiện là không tuân thủ.

Điều 9. Nghiên cứu, triển khai, nhận thức xã hội và trao đổi thông tin

1. Các Bên sẽ hợp tác phù hợp với các luật, quy chế và thực tiễn quốc gia của mình và có tính đến đặc thù nhu cầu của các nước đang phát triển, sẽ hợp tác trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức quốc tế có thẩm quyền trong việc thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và trao đổi thông tin về:

a. Những công nghệ tốt nhất nhằm hoàn thiện việc chứa giữ, khôi phục, dùng lại hoặc tiêu huỷ các chất được kiểm soát hoặc mặt khác làm giảm phát thải chúng.

b. Những thay thế có thể cho các chất được kiểm soát, cho các sản phẩm có chứa các chất ấy, và cho các sản phẩm được chế tạo với chúng; và

c. Các chi phí và lợi ích của các chiến lược kiểm soát liên quan.

1. Các Bên riêng lẻ hoặc cùng nhau hoặc thông qua các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, sẽ hợp tác trong việc thúc đẩy nhận thức của công chúng về những ảnh hưởng môi trường của sự phát thải các chất được kiểm soát và các chất khác làm suy giảm tầng ôzôn.

2. Trong vòng hai năm từ khi có hiệu lực của Nghị định thư này và cứ 2 năm một tiếp theo đó, mỗi Bên sẽ nộp cho Ban thư ký một bản tóm tắt những hoạt động của mình đã tiến hành theo Điều này.

Điều 10. Hỗ trợ kỹ thuật

1. Các Bên, trong khuôn khổ các khoản của Điều 4 của Công ước và có tính đến nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển, sẽ hợp tác trong việc thúc đẩy viện trợ kỹ thuật tạo điều kiện đó dùng cho việc tham gia và thực hiện Nghị định thư này.

2. Bất kỳ Bên nào ký Nghị định thư này có thể đệ trình Ban thư ký yêu cầu giúp đỡ kỹ thuật nhằm mục đích thực hiện hoặc tham gia Nghị định thư này.

3. Các Bên, tại cuộc họp đầu tiên của mình, sẽ bắt đầu suy tính về các biện pháp để hoàn thành nghĩa vụ nêu trong Điều 9 và các mục 1 và 2 của Điều này, bao gồm việc chuẩn bị các kế hoạch làm việc. Những kế hoạch làm việc như vậy sẽ được biệt chú ý đến nhu cầu và hoàn cảnh các nước đang phát triển. Các quốc gia và tổ chức liên kết kinh tế khu vực không tham gia Nghị định thư này được khuyến khích để tham gia các hoạt động được quy định rõ ràng trong các kế hoạch làm việc đó.]

Điều 10. Cơ chế tài chính

1. Các Bên sẽ thiết lập cơ chế nhằm cung cấp sự hợp tác tài chính và kỹ thuật, kể cả chuyển giao công nghệ, cho các Bên hoạt động theo mục 1 của Điều 5 của Nghị định thư này để làm cho họ có khả năng tuân thủ với các biện pháp kiểm soát nêu trong các Điều 2A đến 2E, và bất kỳ biện pháp kiểm soát nào trong các Điều 2F đến 2H được quyết định theo mục 1 bis của Điều 5 của Nghị định thư này. Cơ chế này sẽ được những đóng góp là nguồn bổ sung vào các sự chuyển giao tài chính khác cho các Bên hoạt động theo mục này, sẽ bù đắp những chi phí phụ thêm được thoả thuận chung của các Bên đó nhằm mục đích làm cho họ có khả năng tuân thủ với các biện pháp kiểm soát của Nghị định thư này. Một danh sách hướng dẫn thứ hạng của các chi phí phụ thêm sẽ được cuộc họp của các Bên quyết định.

2. Cơ chế được thiết lập theo mục 1 sẽ bao gồm một quỹ đa phương. Nó cũng có thể bao gồm các phương tiện hợp tác song phương, khu vực và đa phương khác.

3. Quỹ đa phương sẽ:

a. Bù đắp, trên cơ sở không hoàn lại hoặc ưu đãi khi thích hợp, và phù hợp với tiêu chuẩn được các Bên quyết định những chi phí phụ thêm được thoả thuận.

b. Tài trợ các chức năng ngân hàng thanh toán để:

i. Giúp đỡ các Bên hoạt động theo mục 1 của Điều 5, thông qua những nghiên cứu cụ thể các nước và sự hợp tác kỹ thuật khác, để xác định nhu cầu của họ về sự hợp tác;

ii. Tạo điều cho hợp tác kỹ thuật đáp ứng những nhu cầu được xác định này;

iii. Phân phối, như được quy định trong Điều 9, thông tin và những tài liệu liên quan, và tổ chức các hội thảo, khoá huấn luyện và các hoạt động liên quan khác vì lợi ích của các Bên là các nước đang phát triển.

iv. Tạo điều kiện dễ dàng và hướng dẫn sự hợp tác song phương, khu vực và đa phương khác sẵn có cho các Bên là các nước đang phát triển.

a. Tài trợ các dịch vụ hành chính của quỹ đa phương và các chi phí hỗ trợ liên quan.

1. Quỹ đa phương sẽ hoạt động dưới quyền lực của các Bên và sẽ quyết định về những chính sách chung của nó.

2. Các Bên sẽ thành lập một Ban chấp hành để phát triển và hướng dẫn việc thực hiện các chính sách tác nghiệp cụ thể, gồm cả việc chi tiêu các nguồn, nhằm mục đích đạt các mục tiêu của quỹ đa phương. Ban chấp hành sẽ san sẻ các nhiệm vụ và các trách nhiệm, được nêu cụ thể trong quy chế của mình như các Bên đã thoả thuận, với sự hợp tác và giúp đỡ của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển (Ngân hàng thế giới), Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc, Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc hoặc các tổ chức thích hợp khác tuỳ thuộc vào lĩnh vực chuyên sâu tương ứng của họ. Các thành viên của ban chấp hành, được bầu trên cơ sở cân bằng đại diện của các Bên hoạt động theo mục 1 của Điều 5 và của các Bên không hoạt động như vậy, sẽ được các Bên xác nhận.

3. Quỹ đa phương sẽ được tài trợ bằng những đóng góp từ các Bên không hoạt động theo mục 1 của Điều 5 bằng đồng tiền chuyển đổi hoặc, trong những hoàn cảnh nhất định, bằng sản phẩm và hoặc bằng đồng tiền quốc gia, trên cơ sở thang bậc đánh giá của Liên Hợp Quốc. Những đóng góp của các bên khác được khuyến khích. Sự hợp tác song phương và trong những trường hợp đặc biệt được các Bên quyết định đồng ý, sự hợp tác khu vực cho tới một tỷ lệ phù hợp với mọi tiêu chuẩn được các Bên quy định rõ trong quyết định, có thể được xem như sự đóng góp vào quỹ đa phương, miễn là sự hợp tác như vậy, tối thiểu phải:

a. Liên quan chặt chẽ với sự tuân thủ các điều khoản của Nghị định thư thư này:

b. Đem lại các nguồn bổ sung; và

c. Bù đắp các chi phí phụ thêm.

1. Các Bên sẽ quyết định về chương trình ngân sách của quỹ đa phương cho từng thời kỳ tài chính và về tỷ lệ đóng góp của từng Bên vào đó.

2. Các nguồn thuộc quỹ đa phương sẽ được chi tiêu với sự cạnh tranh của Bên được hưởng lợi ích.

3. Các quyết định của các Bên theo Điều này sẽ được đưa ra bằng sự nhất trí bất kỳ lúc nào có thể. Nếu mọi nỗ lực nhằm đạt sự nhất trí đã cạn kiệt và không đạt được sự thoả thuận nào, các quyết định sẽ được thông qua bằng đa số phiếu hai phần ba của các Bên có mặt và bỏ phiếu, đại diện cho đa số của các bên hoạt động theo mục 1 của Điều 5 có mặt và bỏ phiếu và đa số của các Bên không hoạt động như vậy có mặt và bỏ phiếu.

4. Cơ chế tài chính nêu trong Điều này không định kiến đối với bất kỳ thoả thuận tương lai nào có thể được phát triển đối với những vấn đề môi trường khác.

Điều 10A. Chuyển giao công nghệ

Mỗi Bên sẽ thi hành mọi bước đi thực tế có thể, phù hợp với các chương trình được cơ chế tài chính hỗ trợ, để bảo đảm:

a. Rằng các chất thay thế an toàn về môi trường tốt nhất sẵn có và các công nghệ liên quan được chuyển giao nhanh chóng cho các Bên hoạt động theo mục 1 của Điều 5; và

b. Rằng những chuyển giao được nói tới trong mục nhỏ (a) diễn ra trong điều kiện công bằng và thuận lợi nhất.

Điều 11. Cuộc họp của các bên

1. Các Bên sẽ tổ chức các cuộc họp thường kỳ. Ban thư ký sẽ triệu tập cuộc họp đầu tiên của các Bên không muộn hơn một năm sau ngày có hiệu lực của Nghị định thư này và kết hợp với cuộc họp của Nghị định thư các Bên tham gia Công ước, nếu như cuộc họp này được dự định trong thời kỳ đó.

2. Các cuộc họp thường kỳ tiếp theo của các Bên sẽ được tổ chức, trừ khi các Bên quyết định khác, kết hợp với các cuộc họp của Hội nghị của các Bên tham gia Công ước. Các cuộc họp bất thường của các Bên sẽ được tổ chức vào những thời gian khác như cuộc họp của các Bên nào, miễn là trong vòng sáu tháng từ khi yêu cầu đó được Ban thư ký thông báo tới các Bên, nó được ít nhất một phần ba các Bên ủng hộ.

3. Các Bên, tại cuộc họp đầu tiên, sẽ:

a. Thông qua bằng nhất trí các quy tắc thủ tục cho các cuộc họp của mình;

b. Thông qua bằng nhất trí các quy tắc tài chính được nói tới trong mục 2 của Điều 13;

c. Thành lập các Ban và xác định về sự tham khảo được nói tới trong Điều 6;

d. Xem xét và thông qua các thủ tục và cơ chế tổ chức được quy định rõ trong Điều 8; và

e. Bắt đầu chuẩn bị các kế hoạch làm việc theo mục 3 của Điều 101.

1. Điều 10 này là theo nguyên bản Nghị định thư được áp dụng từ năm 1987.

1. Các chức năng của các cuộc họp của các Bên sẽ là:

a. Kiểm điểm đánh giá việc thực hiện Nghị định thư này;

b. Được nói tới trong mục 9 của Điều 2;

c. Quyết định về bất kỳ sự thêm vào, đưa vào hoặc rút đi bất kỳ phụ lục nào của các chất và về các biện pháp kiểm soát liên quan phù hợp với mục 10 của Điều 2;

d. Thiết lập khi cần thiết các chỉ dẫn hoặc thủ tục báo cáo thông tin như được nêu trong Điều 7 và mục 3 của Điều 9;

e. Kiểm điểm các yêu cầu giúp đỡ kỹ thuật được đệ trình theo mục 2 của Điều 10;

f. Kiểm điểm đánh giá các báo cáo do Ban thư ký chuẩn bị theo tiêu mục (c) của Điều 12;

g. Đánh giá, phù hợp với Điều 6, các biện pháp kiểm soát và tình hình về các chất quá độ [được nêu trong Điều 2]2;

h. Xem xét và thông qua, theo yêu cầu, các đề nghị về bổ sung Nghị định thư này hoặc bất kỳ phụ lục nào và về bất kỳ phụ lục mới nào;

i. Xem xét và thông qua ngân sách cho việc thực hiện Nghị định thư này, và

2. Phần in đậm sẽ không áp dụng cho đến khi sửa đổi Copenhagen có hiệu lực.

j. Xem xét và thực hiện bất kỳ hành động bổ sung nào có thể là cần thiết để đạt những mục đích của Nghị định thư này.

1. Liên Hợp Quốc, các tổ chức chuyên môn của nó và Cơ quan năng lợng nguyên tử quốc tế, cũng như bất kỳ nước ngoài. Bên tham gia Nghị định thư này, có thể có đại diện tại các cuộc họp của các Bên như là quan sát viên. Bất kỳ tổ chức hoặc cơ quan nào, hoặc là quốc gia hay quốc tế, chính phủ hay phi chính phủ, có trình độ trong các lĩnh vực liên quan đến việc bảo vệ tầng ôzôn và đã thông báo cho Ban thư ký mong muốn của mình có đại diện tại các cuộc họp của các Bên như là quan sát viên có thể được chấp nhận trừ khi ít nhất một phần ba các Bên có mặt phản đối. Việc chấp nhận và tham gia của các quan sát viên sẽ tuân theo các quy tắc thủ tục được các Bên thông qua.

Điều 12. Ban thư ký

Nhằm mục đích của Nghị định thư này, Ban thư ký sẽ:

a. Thu nhận và sẵn sàng cung cấp, theo yêu cầu của Bên nào đó, các số liệu theo Điều 7;

b. Chuẩn bị và phân phát đều đặn cho các Bên những báo cáo dựa trên thông tin nhận được theo các Điều 7 và 9;

c. Thông báo cho các Bên về bất kỳ yêu cầu giúp đỡ kỹ thuật nào nhận được theo Điều 10 để tạo điều kiện cung cấp sự giúp đỡ như vậy;

d. Khuyến khích những ai không là các Bên tham gia các cuộc họp của các Bên như là các quan sát viên và hành động phù hợp với các điều khoản của nghị định thư này;

e. Cung cấp, nếu thích hợp, thông tin và yêu cầu được nói tới trong các tiểu mục (c) và (d) cho các quan sát viên không là các Bên; và

f. Thực hiện các chức năng khác nhằm mục đích của Nghị định thư này như các Bên có thể đặt ra.

Điều 13. Cung cấp tài chính

1. Các quỹ cần thiết cho sự hoạt động của Nghị định thư này, bao gồm các quỹ cho sự hoạt động của Ban thư ký liên quan tới Nghị định thư này, sẽ chỉ lấy từ các đóng góp của các Bên.

2. Các Bên, tại cuộc họp đầu tiên của mình sẽ thông qua bằng nhất trí các quy tắc tài chính cho hoạt động của Nghị định thư này.

Điều 14. Mối quan hệ của Nghị định thư này với Công ước

Trừ khi được nêu khác đi trong Nghị định thư này, các điều khoản của Công ước liên quan tới các Nghị định thư của nó sẽ áp dụng cho Nghị định thư này.

Điều 15. Ký kết

Nghị định thư này sẽ để ngỏ cho các nước và các tổ chức liên kết kinh tế khu vực ký tại Montreal ngày 16 tháng 9 năm 1987, tại Ottawa từ 17 tháng 9 năm 1987 đến 16 tháng 1 năm 1988 và tại trụ sở Liên Hợp Quốc tại Niu-Yooc từ 17 tháng 1 năm 1988 đến 15 tháng 9 năm 1988.

Điều 16. Bắt đầu có hiệu lực

1. Nghị định thư này sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 1989, miễn là ít nhất mười một văn bản phê chuẩn, chấp thuận, tán thành Nghị định thư này hoặc tham gia vào đó đã được các nước hoặc các tổ chức liên kết kinh tế khu vực đại diện cho ít nhất hai phần ba tổng lượng tiêu dùng toàn cầu ước tính trong năm 1986 về các chất được kiểm soát nộp lưu chiểu và các điều khoản mục 1 Điều 17 của Công ước đã thực hiện. Trường hợp các điều kiện này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 90 tiếp theo ngày mà các điều kiện đó được thực hiện.

2. Nhằm mục đích của mục 1, bất kỳ văn bản nào như vậy được một tổ chức liên kết kinh tế khu vực nộp lưu chiểu sẽ không được tính như là phụ thêm vào những văn bản được các nước thành viên của tổ chức đó nộp lưu chiểu.

3. Sau khi bắt đầu có hiệu lực của Nghị định thư này, một nước hoặc tổ chức liên kết kinh tế khu vực bất kỳ sẽ trở thành một Bên tham gia nó vào ngày thứ chín mươi tiếp theo ngày nộp lưu chiểu văn bản phê chuẩn, chấp thuận, tán thành hoặc tham gia của mình.

Điều 17. Các bên tham gia sau khi có hiệu lực

Theo Điều 5, bất kỳ một nước hoặc tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào trở thành một Bên tham gia Nghị định thư này sau ngày có hiệu lực của nó sẽ thực hiện ngay lập tức toàn bộ các nghĩa vụ theo Điều 2, cũng như theo các Điều 2A đến 2E, {các Điều 2A đến 2H} và Điều 4, được áp dụng vào ngày đó đối với các nước và tổ chức liên kết kinh tế khu vực đã là các Bên vào ngày Nghị định thư này bắt đầu có hiệu lực.

Điều 18. Những bảo lưu

Không có bảo lưu nào đối với Nghị định thư này.

Điều 19

Nhằm mục đích của Nghị định thư này, các điều khoản của Điều 19 của Công ước liên quan đến việc xin ra sẽ được áp dụng, trừ đối với các Bên được nói tới trong mục 1 của Điều 5. Bất kỳ Bên nào như vậy có thể xin ra khỏi Nghị định thư này bằng cách gửi thông báo bằng văn bản cho Phòng lưu chiểu vào bất cứ lúc nào sau 4 năm thự hiện các nghĩa vụ quy định trong các mục 1 đến 4 của Điều 2. Bất kỳ sự xin ra nào như vậy sẽ có hiệu lực khi hết một năm sau ngày Phòng lưu chiểu nhận được nó, hoặc muộn hơn như được xác định trong thông báo xin ra.

Điều 19. Xin ra

Một Bên bất kỳ có thể xin ra khỏi Nghị định thư này bằng cách gửi thông báo bằng văn bản cho Phòng lưu chiểu vào bất cứ lúc nào sau bốn năm thực hiện các nghĩa vụ được quy định trong mục I của Điều 2A. Bất kỳ sự xin ra nào như vậy sẽ có hiệu lực vào khi hết một năm sau ngày Phòng lưu chiểu nhận được nó hoặc vào ngày muộn hơn như được xác định trong thông báo xin ra.

Điều 20. Các văn bản xác thực

Bản gốc của Nghị định thư này, trong đó các văn bản bằng tiếng ảrập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha đều là xác thực như nhau, sẽ được lưu nộp cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

Những người được uỷ quyền đã chứng kiến và ký Nghị định thư này.

Làm tại Montreal ngày mười sáu tháng chín năm một nghìn chín trăm tám bảy.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua