EM là gì ?
Mấy bác nói EM là gì em chẳng hiểu . Để em gửi cho mấy bác xem EM là gì nhé.
Chế phẩm sinh học
E.M là chữ viết tắt của cụm tiếng Anh
Effective Microorganisms có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu do Giáo sư tiến sĩ
Teruo Higa người nhật phát minh vào năm 1980. Vi sinh vật hữu hiệu gồm có 05 nhóm cơ bản. Nhóm vi khuẩn quang hợp (Rodopseudomonas), nhóm vi khuẩn Lactobacillus, nhóm nấm men (Saccharomyces), nhóm nấm sợi (Aspergillus & Penicillium). Vai trò của nhóm vi sinh vật hữu hiệu được thể hiện rõ nhất ở “khả năng tiêu thụ” các chất hữu cơ có trong môi trường.
Hiện nay chế phẩm sinh học E.M được ứng dụng rộng rãi ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, việc sử dụng chế phẩm này rất có hiệu quả trong việc cải tạo môi trường nước (làm trong sạch, khử mùi hôi của nước); tăng sức đề kháng cho vật nuôi và cây trồng. Đồng thời góp phần cải thiện môi trường khử mùi hôi chuồng trại, thải rác sinh hoạt,...
Do nhóm vi sinh vật hữu hiệu E.M sống cộng sinh trong cùng một môi trường tạo ra một môi trường sinh thái đồng nhất, sản sinh ra nhiều sản phẩm khác nhau, hỗ trợ lẫn nhau cùng sinh trưởng và phát triển nên hiệu quả của hoạt động tổng hợp của chế phẩm E.M tăng lên rất nhiều như:
1- Hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học E.M vào trong chăn nuôi:
E.M ngăn chặn mùi hôi trong chuồng trại; làm giảm quần thể ruồi và côn trùng có hại khác; tăng chất lượng các sản phẩm của động vật; làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc thú y, kháng sinh trong chăn nuôi.
2- Hiệu quả trong xử lý nước ao nuôi thủy sản:
E.M làm gia tăng hàm lượng oxy hòa tan, ổn định mức dao động pH; làm giảm khối lượng bùn tạo ra trong ao nuôi; hạn chế các loại khí sản sinh ra trong ao nuôi (NH3, H2S, CH4, NO2,...); làm giảm mức sử dụng thuốc thú y, kháng sinh; cải thiện môi ao nuôi.
3- Sử dụng vào xử lý mùi hôi rác thải sinh hoạt: (hộ gia đình 5 người).
Trung bình lượng rác thải sinh hoạt (hộ 5 người), sau khi phân loại đã tách loại bỏ riêng kim loại, bọc nylon, miễng sành, nhựa...chỉ còn rác thải từ thực vật, động vật, giấy vụn, rơm rạ, phân chuồng, rác độn chuồng, vỏ trái cây...
Theo tính toán lượng rác thải sinh hoạt trung bình hộ gia đình có từ:
- 05 người thì lượng rác thải ra trung bình mỗi ngày từ 1,5 - 2 kg rác. Rác thải sau 3 - 5 ngày/6 -10 kg rác thải. Vậy lượng E.M cần dùng để xử lý: Pha 0.6ml - 1ml E.M/60ml - 100ml nước tưới trên hố rác.
- Nếu sử dụng liên tục trong 30 ngày tương đương khoảng 60kg rác thải cần lượng 6ml E.M/60ml nước tưới trên hố rác.
- Nếu sử dụng trong thời gian 60 ngày tương đương khoảng 120kg rác thải cần lượng 12ml E.M/120ml nước tưới trên hố rác.
- Nếu sử dụng trong thời gian 90 ngày tương đương khoảng 180kg rác thải cần lượng 20ml E.M/2lít nước tưới trên hố rác.
4- Sử dụng vào xử lý mùi hôi và ủ rác thải sinh hoạt thành phần hữu cơ: (cụm dân cư từ 5 - 10 hộ gia đình).
* Cụm dân cư có 5 - 10 hộ gia đình có khoảng từ 25-60 người tương đương lượng rác thải từ 50-120kg/ngày.
* Cách xử lý:
Rác thải sau khi đã tiến hành phân loại (hướng dẫn trên), sau đó tập trung cho vào hố chứa rác cứ một lớp khoảng 30cm tưới lên một lớp dung dịch E.M pha (tỉ lệ 1:100). Rác mới ngày nào phun ngày nấy. Sau đó dùng bao nylon hoặc tấm bạt đậy lên bề mặt hố rác để tạo điều kiện kị khí.
* Cách pha dung dịch E.M để xử lý: Cứ 10ml/01 lít nước tưới cho 100kg rác.
Thí dụ: Nếu lượng rác thải sinh hoạt mỗi ngày khoảng 50kg rác thì lượng E.M cần dùng 5ml E.M pha với ½ lít nước, sau đó tưới đều lên mặt rác.
Sử dụng liên tục trong thời gian 30 ngày tương đương lượng rác thải ở 5-10 hộ gia đình có khoảng 1.500 - 3.600 kg rác thì lượng E.M cần dùng từ 150 - 360ml pha với 15 lít-36 lít nước tưới đều lên mặt rác. Rác mới ngày nào phun ngày nấy.
(Theo tài liệu kỹ thuật của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học & công nghệ An Giang)
Cái này nếu em ở vùng quê thì cũng muốn làm thử cho biết, có anh chị nào làm thử cái này chưa nhỉ?
Link tham khảo: http://www.diepluc.com/1/index.php?option=com_content&task=view&id=70&Itemid=68