Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

Phản tỉnh về môi trường!

tranthienthanh

Hạt giống tốt
Tham gia
18/8/10
Bài viết
2
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Từ điểm nhìn nước Mỹ trong một bối cảnh mới, hai nhà báo Thomas L. Friedman và Fareed Zakaria đã đưa ra những góc nhìn thấu đáo, có tính phản tỉnh và dự báo

Đây là hai cây bút có một thứ quyền năng đặc biệt trong giới truyền thông Mỹ và trên toàn cầu – ở cái nghĩa những trang viết của họ có thể mang đến cho người đọc cái nhìn khác về thế giới. Thomas L. Friedman, gương mặt ba lần đoạt giải Pulitzer này không còn xa lạ với bạn đọc Việt Nam qua những cuốn Chiếc Lexus và cây ôliu, Thế giới phẳng. Còn Fareed Zakaria là cây bút nổi tiếng của tờ Newsweek International, từng được một số báo, tạp chí uy tín bình chọn là một trong 21 người quan trọng của thế kỷ 21, một trong 100 nhà trí thức hàng đầu thế giới…

Điều thú vị, khởi phát từ hai mối quan tâm khác nhau nhưng trong hai đầu sách độc lập mới nhất của họ được xuất bản tại Việt Nam lần này, dễ nhận thấy mức độ trọng thị mà họ dành cho nhau qua những trích dẫn, căn cứ và chú giải đầy tin cậy, một sự cộng hưởng tri thức đặc biệt để đi đến một thái độ, tiếng nói chung: nước Mỹ phải tự đổi thay, quan niệm về thị trường tự do, tăng trưởng trong kinh tế toàn cầu cần phải được tư duy lại.

Từ trường quan tâm của mình, Friedman gọi kỷ nguyên mà nhân loại đang sống là kỷ nguyên Năng lượng – khí hậu. Còn Zakaria gọi đó là Thế giới hậu Mỹ, một thế giới đa cực với sự nổi lên của “thế giới còn lại” – Trung Quốc, Ấn, Anh… Friedman tham chiếu từ góc nhìn đời sống kinh tế – nhu cầu sản xuất, tiêu thụ trong sự phát triển nhanh của tầng lớp trung lưu toàn cầu cùng với đô thị hoá vội vàng, cuộc chạy đua tăng trưởng ở những quốc gia khai thác và sản xuất tài nguyên tự nhiên đang đe doạ môi trường sống của con người trên thế giới. Còn Zakaria lại quan tâm đến những sai lầm trong chính sách đối ngoại, nền kinh tế và phản ứng quốc phòng của Mỹ (với Trung Đông).

Về vai trò của Mỹ trước thế giới, Fareed Zakaria viết: “Trong gần suốt thế kỷ 20, Mỹ thống trị kinh tế, chính trị, khoa học và văn hoá toàn cầu”. Và tác động của văn hoá tiêu thụ, theo ông: “Vấn đề đáng lo ngại nhất của sự thừa mứa chính là tác động của tăng trưởng lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Không hề quá lời khi nói rằng thế giới đang cạn kiệt không khí sạch, nước uống, sản phẩm nông nghiệp và rất nhiều phương tiện thiết yếu khác”.

Trong khi Zakaria đi giải quyết trực tiếp những vấn đề về chính sách đối ngoại và đối nội thì, Friedman cho rằng Mỹ đã đi sai khi nhân danh quyền tự do thị trường mở rộng nhưng không kèm theo phương pháp sản xuất năng lượng và cách thức đối xử không đẹp với môi trường. Vì thế, nước Mỹ cần phải tự tìm ra một triết lý phát triển khác tích cực hơn – một nền chính trị xanh, kinh tế xanh và phương thức sống xanh để xây dựng vị thế tích cực của mình trên toàn cầu.


Hai tác giả cuốn sách này đều cho rằng, hiện nay, sự sợ hãi, bất an trước chủ nghĩa khủng bố đang đẩy nước Mỹ vào những sai lầm chiến lược quan trọng. Friedman đề xuất: thay vì phải giương lên những mã đỏ (báo động an ninh) thì nước Mỹ cần phải “thay quốc kỳ” bằng những “mã xanh” – một phương thức vận hành xã hội trên cơ sở tôn trọng môi trường. Trong một thế giới đang nóng dần lên về khí hậu, phẳng về tương tác thị trường và chật vì gia tăng dân số, phát triển đô thị thì chìa khoá cải thiện là: “Tất cả những gì cần thiết là tri thức”. Tri thức sẽ giúp các quốc gia kết nối, làm xanh hoá thế giới bằng cách phát minh ra năng lượng sạch, để thay đổi thói quen tiêu dùng, xoá bỏ khái niệm rác thải công nghiệp, ngăn chặn hiệu ứng nhà kính, bảo vệ đa dạng sinh học và hạn chế khai thác tài nguyên bừa bãi…

Người đẻ ra thuyết “thế giới phẳng” đã báo động: toàn cầu hoá không phải là đặt chiếc ống hút, hút đến từng giọt tài nguyên cuối cùng từ những ngóc ngách xa nhất ở châu Phi, Mỹ Latinh hay Indonesia, càng không phải cách mua hàng (tài nguyên) từ những nguồn ăn trộm như Trung Quốc sẵn sàng làm – “Trong thế giới phẳng, không thể sao chép lại phương pháp cũ (Mỹ đã làm) với quy mô Trung Quốc, Ấn Độ mà không gây tổn hại nghiêm trọng cho trái đất”.

Tính chất phản tỉnh của hai cuốn sách này không chỉ cần cho các chính trị gia nước Mỹ mà cho cả các quốc gia khác, đặc biệt ở những nơi tiếng nói dân chủ yếu và chính phủ ở đó đang chạy theo sức ép tăng trưởng mà sẵn sàng phá hoại môi trường, ăn cắp tài nguyên tương lai một cách thiếu suy xét.
Nguồn: baomoi.com
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua