meobeobu2001
Cây công nghiệp
- Tham gia
- 5/10/07
- Bài viết
- 195
- Cảm xúc
- 2
Phát hiện quần thể voọc hiếm ở Khánh Hòa
VnExpress, Vietnamnet, Thanh niên, ngày 8/9/2007
Một quần thể voọc chà vá chân đen - có tên trong Sách đỏ Việt Nam, thuộc diện nguy cấp, cần bảo vệ - được tìm thấy tại bán đảo Hòn Hèo, thuộc huyện Ninh Hòa.
Nhận được tin báo của người dân, các cơ quan chức năng đã khảo sát và phát hiện quần thể voọc chà vá chân đen tương đối lớn với khoảng 100-110 cá thể. Theo ông Nguyễn Huy Dũng, Phó giám đốc Trung tâm Tài nguyên và môi trường lâm nghiệp, chúng tập trung chủ yếu tại các điểm Dốc Ba Ngọn, Suối Lanh, Dốc Chính, Dốc Rồng (xã Ninh Phú), Rừng Cát, Gềnh Nhảy (xã Ninh Phước) và Suối Hoa Mai, Khu du lịch Hồng Hải (xã Ninh Văn).
Voọc chà vá chân đen (tên khoa học là Pygathrix nigripes) là loài đặc hữu của Đông Dương, thuộc diện nguy cấp, cần được bảo vệ. ở Việt Nam, loài này không còn nhiều, mỗi điểm có khoảng 50 - 60 con, phân tán tại các tỉnh phía Nam như Kon Tum, Ninh Thuận... Việc phát hiện quần thể voọc chà vá chân đen tại Khánh Hòa ngoài giá trị bảo tồn còn mang lại cơ hội rất lớn cho ngành du lịch của địa phương.
Ông Dũng phân tích: Rừng tại bán đảo Hòn Hèo chủ yếu là rừng thứ sinh, diện tích rừng nguyên sinh còn rất ít. Việc chặt gỗ đốt than, hạ cây rừng, đào đầm nuôi tôm cá, làm đường, săn bắt... đang là mối đe dọa lớn đối với sự sinh tồn của quần thể voọc chà vá chân đen. Nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời và hiệu quả thì số cá thể voọc quý này sẽ suy giảm trên cả nước và đứng trước nguy cơ tuyệt diệt. Trong khi đó, bán đảo Hòn Hèo nằm trong vùng du lịch, nếu kết hợp bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái thì sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho cộng đồng
VnExpress, Vietnamnet, Thanh niên, ngày 8/9/2007
Một quần thể voọc chà vá chân đen - có tên trong Sách đỏ Việt Nam, thuộc diện nguy cấp, cần bảo vệ - được tìm thấy tại bán đảo Hòn Hèo, thuộc huyện Ninh Hòa.
Nhận được tin báo của người dân, các cơ quan chức năng đã khảo sát và phát hiện quần thể voọc chà vá chân đen tương đối lớn với khoảng 100-110 cá thể. Theo ông Nguyễn Huy Dũng, Phó giám đốc Trung tâm Tài nguyên và môi trường lâm nghiệp, chúng tập trung chủ yếu tại các điểm Dốc Ba Ngọn, Suối Lanh, Dốc Chính, Dốc Rồng (xã Ninh Phú), Rừng Cát, Gềnh Nhảy (xã Ninh Phước) và Suối Hoa Mai, Khu du lịch Hồng Hải (xã Ninh Văn).
Voọc chà vá chân đen (tên khoa học là Pygathrix nigripes) là loài đặc hữu của Đông Dương, thuộc diện nguy cấp, cần được bảo vệ. ở Việt Nam, loài này không còn nhiều, mỗi điểm có khoảng 50 - 60 con, phân tán tại các tỉnh phía Nam như Kon Tum, Ninh Thuận... Việc phát hiện quần thể voọc chà vá chân đen tại Khánh Hòa ngoài giá trị bảo tồn còn mang lại cơ hội rất lớn cho ngành du lịch của địa phương.
Ông Dũng phân tích: Rừng tại bán đảo Hòn Hèo chủ yếu là rừng thứ sinh, diện tích rừng nguyên sinh còn rất ít. Việc chặt gỗ đốt than, hạ cây rừng, đào đầm nuôi tôm cá, làm đường, săn bắt... đang là mối đe dọa lớn đối với sự sinh tồn của quần thể voọc chà vá chân đen. Nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời và hiệu quả thì số cá thể voọc quý này sẽ suy giảm trên cả nước và đứng trước nguy cơ tuyệt diệt. Trong khi đó, bán đảo Hòn Hèo nằm trong vùng du lịch, nếu kết hợp bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái thì sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho cộng đồng
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: