Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

[Phát triển bền vững] Tăng trưởng các-bon thấp: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

dragonk

Hạt giống tốt
Tham gia
16/9/11
Bài viết
4
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
http://baodautu.vn/portal/public/vir/baivietkinhtedautu/repository/collaboration/sites%20content/live/vir/web%20contents/chude/kinhtedautu/doisongxahoi/7129f0707f0000010089a5c1f6c0a4af

Tăng trưởng các-bon thấp: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Johan Kieft (*)
(*) Chuyên gia kỹ thuật về biến đổi khí hậu và PTBV

Tăng trưởng các-bon thấp cũng có thể giải quyết vấn đề sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên
Trên thế giới, đã có một số quốc gia xúc tiến kế hoạch phát triển xanh và tích cực theo đuổi các cơ hội đầu tư mới. Việt Nam đang trong thời điểm thuận lợi để thực hiện phát triển xanh, phát triển các-bon thấp với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.
Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) với cam kết của 37 quốc gia phát triển nhằm giảm 5,2% phát thải khí nhà kính (GHG) trong giai đoạn 2005-2012 so với năm 1990. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế nhanh tại Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển khác đã kéo theo việc tăng lượng phát thải một cách nhanh chóng, qua đó “tiếp tay” cho sự nóng lên của Trái đất. Trong số các quốc gia này, Trung Quốc là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất (chiếm 17% tổng lượng phát thải toàn cầu)
Căn cứ lộ trình Bali, các nước đang phát triển được kỳ vọng sẽ cắt giảm lượng phát thải GHG thông qua Hành động giảm thiểu phù hợp ở cấp quốc gia (NAMAS) với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của quốc tế, cũng như các nguồn lực trong nước và đặt mục tiêu giảm phát thải GHG tự nguyện (có thể theo hình thức dự báo BaU- Business as Usual).

Việt Nam đang trong quá trình chuẩn bị chiến lược phát triển xanh, là một trong số các nước đang phát triển xây dựng chiến lược phát triển xanh/phát triển các-bon thấp, tự nguyện cắt giảm khí thải và các hoạt động giảm thiểu phù hợp. Tuy nhiên, sẽ cần phải có những nghiên cứu phân tích chi tiết, xác định lộ trình giảm phát thải phù hợp để giúp đất nước vừa đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như tăng trưởng GDP ở mức cao, trở thành quốc gia công nghiệp vào năm 2020, vừa cắt giảm phát thải GHG.

Tăng trưởng các-bon thấp cũng mang lại những cơ hội đáng kể thông qua việc xanh hóa các hoạt động kinh doanh hiện hữu, phát triển các loại hình kinh doanh xanh, tạo ra các nguồn thu mới cho việc quản lý tài nguyên (như giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động làm mất rừng và suy thoái rừng (REDD) quy định chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) sẽ là một hình thức bắt buộc hoặc PFES bắt buộc đối với các hoạt động sử dụng nguồn tài chính quốc tế). Thông qua việc tăng trưởng các-bon thấp cũng có thể giải quyết vấn đề sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên, đặc biệt là năng lượng. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm phát thải GHG sẽ đem lại nhiều lợi ích kinh tế tích cực.

Việt Nam đang nỗ lực triển khai các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua chiến lược biến đổi khí hậu và chiến lược phát triển xanh, kết hợp với những chính sách hiện hành về quản lý thiên tai và sử dụng năng lượng hiệu quả. Vấn đề biến đổi khí hậu được lồng ghép vào công tác lập kế hoạch thông qua Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC).

Trước thách thức về giảm phát thải và phát triển mà Việt Nam đang phải đối mặt, có thể cân nhắc hướng tiếp cận theo 3 giai đoạn: trước hết là tập trung vào việc gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, tiếp theo là tập trung giảm phát thải theo đầu người và cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với giảm phát thải GHG toàn diện.

Về nguồn vốn, Việt Nam đang là nước có nhiều dự án thuộc Cơ chế phát triển sạch (CDM) thứ bảy trên thế giới (69 dự án) và có 6.646.339 chứng chỉ giảm phát thải (CER). 77% trong tổng số các dự án đã đăng ký liên quan đến thủy điện và 12,6% liên quan đến giảm phát thải khí mê-tan. Các nguồn đầu tư vào “dự án xanh” không chỉ tập trung vào cắt giảm phát thải và sử dụng năng lượng hiệu quả, mà còn đầu tư vào nhiên liệu sinh học và sản xuất pin mặt trời.

Kinh nghiệm từ các quốc gia láng giềng và thực tế tại Việt Nam cho thấy tiềm năng, lợi ích của việc thực hiện song song chiến lược phát triển kinh tế và phát triển các-bon thấp. Tuy nhiên, để có thể hiện thực hóa điều đó, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Các nguồn vốn đầu tư cần hướng đến việc khởi xướng các ý tưởng sáng tạo, nhân rộng các phương án thành công, tạo cơ hội cho các giải pháp kinh doanh, cuối cùng là tạo thêm nhiều việc làm xanh và giảm phát thải GHG một cách bền vững.
 

trang_xuka_1010

Cây ăn trái
Tham gia
21/6/11
Bài viết
98
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Mô hình này sắp tới sẽ được triển khai tại Đà Nẵng đấy. Chúng ta sẽ thử chờ xem liệu các nhà đầu tư sẽ làm gì để giải quyết vấn đề nghiên cứu phân tích chi tiết, xác định lộ trình giảm phát thải phù hợp để giúp đất nước vừa đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như tăng trưởng GDP ở mức cao, trở thành quốc gia công nghiệp vào năm 2020, vừa cắt giảm phát thải GHG.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua