Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

PHIẾU KIỂM TRA AN TOÀN MÁY CẮT SẮT DẠNG ĐĨA – MÁY CƯA GỖ CẦM TAY

PhuongAnh1712

Cỏ 4 lá
Tham gia
18/7/17
Bài viết
74
Cảm xúc
19
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Theo Trung tâm ứng phó sự cố an toàn môi trường, một cơ sở cần có nhiều công cụ để thực hiện các công việc liên quan tới quản lý an toàn vệ sinh lao động. Các checklist là rất cần thiết như bên dưới cho việc tự kiểm tra an toàn lao động.

Theo Luật an toàn vệ sinh lao động:
Điều 80. Tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động
  • 1. Người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra định kỳ, đột xuất về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở.
  • 2. Nội dung, hình thức và thời hạn tự kiểm tra cụ thể phải bảo đảm hiệu quả, phù hợp với tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động của cơ sở.
Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH
Điều 9. Tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động phải quy định và tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.
2. Nội dung, hình thức và thời hạn tự kiểm tra cụ thể do người sử dụng lao động chủ động quyết định theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần trong 06 tháng ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 03 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
4. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề khác với ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần trong một năm ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 06 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
------------------------------

PHIẾU KIỂM TRA AN TOÀN MÁY CẮT SẮT DẠNG ĐĨA – MÁY CƯA GỖ CẦM TAY

Nhà thầu/Công ty quản lý: …………………………...

Thiết bị/máy móc: …………………………………….

Số quản lý: …………………………………………….

Hạn kiểm định: …../ ……. /…….

Dự án: ……………………………………………………

Phụ trách Dự án: ……………………………………….

Ngày kiểm tra: …../ ……. /…….

Người vận hành: ………………………………………..

Chứng chỉ nghề:

Hạng mục STT Nội dung kiểm tra Đạt Ko đạt Nhận xét/yêu cầu
Hồ sơ kiểm định/hạn sử dụng
Xác định mối nguy/BPKS
1 Xác định mối nguy khi làm việc với máy cắt sắt dạng đĩa – Máy cưa gỗ cầm tay
2 Biện pháp kiểm soát rủi ro đối với các mối nguy đã xác định
Các vấn đề An toàn
1 Máy có được đặt trên nền vững chắc (*)
2 Máy có hướng dẫn vận hành không
3 Hệ thống điện có đảm bảo an toàn (rò điện, mối nối có chắc chắn, cách điện) (*)
4 Động cơ điện có hoạt động tốt
5 Máy có trang bị Aptomat bảo vệ (*)
6 Đĩa cắt có được bắt chắc chắn (không có hiện tượng rung, lắc, đảo đĩa) (*)
7 Cần điều khiển , tay cầm dễ thao tác, có đệm lót đảm bảo an toàn.
8 Đĩa cắt có đảm bảo độ sắc, cứng cần thiết
9 Bộ phận gá của máy cắt có được lắp chắc chắn, đảm bảo an toàn (*)
10 Bộ phận bao che bảo vệ của đĩa cắt có bảo đảm an toàn (*)
11 Các công tắc điều khiển có hoạt động tốt (*)
12 Có mối ghép cơ khí có được lắp ghép chắc chắn (*)
13 Máy có hoạt động êm, không có rung giật
14 Máy có được bao che tránh mưa, nắng
15 Quanh máy có gọn gàng, không có vật cản trở thao tác của người vận hành

--------------------------------------------------------
Download file đính kèm bên dưới để nhận bản full nhé!

1152_MZ_1393928019.jpg
 

Đính kèm

  • 16.F-QT26-16 CHECKLIST-MAY CUA SAT DANG DIA-MAY CUA GO CAM TAY.pdf
    288.5 KB · Lượt xem: 567

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua