Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Phòng vệ lái xe - DEFENSIVE DRIVING

Minh YMT

Admin
Tham gia
11/3/13
Bài viết
669
Cảm xúc
110
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
LỜI KHUYÊN LÁI XE AN TOÀN
"An toàn là trên hết". Với suy nghĩ này, chuyên gia đã tập hợp một danh sách các lời khuyên lái xe phòng vệ mà không một lái xe nào không nên biết.
1. ĐI CHẬM HƠN, ĐI CHẬM HƠN VÀ SAU ĐÓ ĐI CHẬM HƠN NỮA
Chuyên gia sẽ là người đầu tiên nói cho bạn biết rằng bạn không cần phải là một chuyên gia mới biết rằng bạn càng đi chậm thì bạn càng kiểm soát tốt phương tiện của mình. Và sự kiểm soát chính là chìa khóa của lái xe an toàn- phòng vệ hay cái khác. Đây là một nguyên tắc dễ quên khi bạn chạy vào buổi tối nhưng đừng quên nó. Nó có thể là nguyên tắc số một bạn có thể làm để giữ cho phương tiện của mình và đường bạn đi an toàn.
2. THỰC HIỆN CUỘC GỌI ĐÓ SAU VÀ THẬN TRỌNG VỚI NHỮNG NGƯỜI SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG XUNG QUANH BẠN
Với việc sử dụng điện thoại di động quá phổ biến, chẳng có gì ngạc nhiên khi người ta vừa lái xe vừa dùng di động. Đây là điều để nói với hững người đó và bản thân bạn trước khi bạn nhấn số và gọi cho một người bạn để nói xin chào: nguy cơ bạn sẽ đâm sầm vào xe ô tô ngay phía trước bạn tăng lên 400% khi bạn dùng điện thoại. Đó là lí do đủ để bạn thực hiện cuộc gọi đó sau. Nó cũng là lí do để giữ 1 khoảng cách xa hơn đối với xe có người lái đang nói chuyện điện thoại.
3. KIỂM SOÁT CƠN TỨC GIẬN TRÊN ĐƯỜNG ĐI
Chuyên gia biết rằng thật dễ để bạn nản lòng khi đi trên đường nhưng hãy cố gắng để kiềm chế tức giận khi bạn đang ngồi sau bánh lái. Cơn tức giận trên đường có thể gây ra các vụ tai nạn và va chạm. Giữ nó trong tầm kiểm soát và đi một mạch tới nơi bạn muốn tới.
4. KHÔNG ĐỂ NHỮNG VẬT DỤNG RỜI RẠC XUNG QUANH BẠN
Thỉnh thoảng tai nạn vẫn xảy ra. Khi tai nạn xảy ra, bạn muốn được thắt đai an toàn và bạn muốn không có gì sẽ bay về phía bạn. Những vật sắc nhọn như bút, kéo thì không nên vứt lung tung trong xe.
5.DỰ ĐOÁN TRƯỚC NHỮNG SAI SÓT CỦA NGƯỜI KHÁC- QUY TẮC 2 GIÂY
Bạn chẳng thể mong đợi gì từ những người cùng lái xe trên đường với bạn trừ những rắc rối. Nếu bạn ghi nhớ điều này và thực hiện theo thì bạn có thể tránh được rất nhiều những tình huống khó chịu. Đây là lí do vì sao chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của quy tắc 2 giây. Hãy chọn 1 điểm mốc ở trên đường- 1 đèn báo dừng, 1 cây cầu, 1 đèn đường và luôn chắc chắn rằng phương tiện phía trước bạn vượt qua nó ít nhất 2 giây trước khi bạn vượt. Đừng liếc nhìn đồng hồ mà hãy đếm 2 giây như la “ 1 Mississippi, 2 Mississippi”. Điều này sẽ cho bạn thời gian để phản ứng lại và giữ bạn ở 1 khoảng cách an toàn.
6. ĐỪNG BAO GIỜ UỐNG RƯỢU VÀ LÁI XE.
Chuyên gia nhấn mạnh quy tắc này hơn bất kì quy tắc nào ở trên. Uống rượu và lái xe là sự kết hợp chết người. Period. Và nếu bạn nhìn thấy 1 lái xe khác trông có vẻ say xỉn hãy ngăn không cho họ lên xe và nếu có thể hãy gọi cảnh sát. Điều đó có nghĩa là sự khác biệt giữa sự sống và cái chết

castrol.com
 

Minh YMT

Admin
Tham gia
11/3/13
Bài viết
669
Cảm xúc
110
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
23 LỜI KHUYÊN LÁI XE AN TOÀN

Bạn hầu như lái xe mỗi ngày đúng vậy không? Và bạn hầu như chắc chắn nghĩ rằng bạn là 1 lái xe an toàn. Nhưng hãy nghĩ về điều này mỗi lần bạn ngồi sau bánh lái xe bạn, bạn phải thực hiện hàng loạt nhiệm vụ phức tạp và chính xác. Bạn phải phối hợp các hoạt động của tay, chân, mắt, tai và sự chuyển động của cơ thể. Cùng lúc đó bạn phải quyết định sẽ phản ứng như thế nào với những thứ mà bạn nhìn thấy, nghe thấy từ những chiếc ô tô và lái xe khác, từ tín hiệu và biển báo giao thông, từ điều kiện đường sá và sự hoạt động của xe của bạn.

Những quyết định này thường được đưa ra khi bạn đang lái xe ở tốc độ cao và gần các phương tiện khác cũng đang chạy với tốc độ cao và chúng phải được chuyển thành các hành động đúng là phanh, lái, tăng tốc hay 1 sự kết hợp của cả 3 hoạt động trên để duy trì hay điều chỉnh vị trí của bạn khi tham gia giao thông. Và những quyết định này phải được đưa ra liên tục và lặp đi lặp. Ở mỗi dặm bạn đi qua bạn thường phải đưa ra 20 quyết định chủ yếu. Người lái xe phải thường xuyên hoạt động trong khoảng 1/2 giây để tránh bị va chạm với các phương tiện khác hay người đi bộ.
Khi bạn nghĩ về nó theo cách đó có lẽ bạn sẽ không bao giờ muốn lên xe 1 lần nữa. Nhưng hãy thư giãn, hãy làm theo các lời khuyên lái xe an toàn được mô tả dưới đây.Hãy sử dụng phán đoán theo kinh nghiệm và óc phán đoán tốt nhất và bạn sẽ là 1 trong những người lái xe an toàn nhất ở trên đường.
HÃY LÀ 1 LÁI XE TỈNH TÁO VÀ THƯ GIÃN

  • Hãy ngủ ngon giấc trước khi bạn khởi hành.
  • Lên kế hoạch lái xe trong những lúc bạn đi bộ
  • Không tham gia giao thông và hãy ngủ giữa lúc nửa đêm tới 6h sáng.
  • Lái xe cùng với 1 người bạn nếu có thể, nói chuyện với nhau và thay nhau lái.
  • Nên nghỉ giải lao sau mỗi 2 tiếng hoặc sau mỗi 100 dặm lái xe.
  • Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tập trung nhìn hay phải giữ đầu bạn ngẩng cao, ngáp liên tục, suy nghĩ không rõ ràng, không nhớ rõ về mấy dặm vừa chạy qua, hay thấy khó đi đúng làn xe của mình thì đã đến lúc bạn nên dừng lại và ngủ 1 lúc.
THẬN TRỌNG KHI CỐ VƯỢT QUA 1 XE KHÁC
Nếu phương tiện mà bạn đang cố vượt qua tăng tốc hãy để nó vượt, đừng tham gia vào 1 cuộc bám đuôi.
Đừng mạo hiểm nếu ngần ngừ thì đừng vượt.
DUY TRÌ KHOẢNG CÁCH VỚI CÁC LÁI XE KHÁC TRONG KHI ĐANG LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG CAO TỐC NHIỀU LÀN ĐƯỜNG
- Quy tắc quan trọng nhất là duy trì 1 khoảng cách an toàn. Đối với tốc độ 10 dặm 1 giờ, hãy giữ 1 khoảng cách dài đối với xe ở phía trước bạn.
Ví dụ: Nếu bạn đang lái xe với tốc độ 40 dặm 1 giờ, bạn nên giữ khoảng cách với xe trước khoảng cách ít nhất bằng độ dài của 4 chiếc xe ô. Giữ khoảng cách an toàn này bất cứ khi nào có thể sẽ giúp giảm đáng kể các nguy cơ va chạm.

Nếu bạn không thể nhìn xa hơn chiếc xe đằng trước, hãy tăng thêm khoảng cách giữa 2 xe. Lái xe phía trước bạn có thể sẽ rẽ sang làn đường bên cạnh để tránh một chiếc xe khác đang đi chậm hay đang dừng lại, do đó xe của bạn sẽ có nguy cơ bị va chạm. Nếu bạn phải dừng lại bất thình lình, hãy dẹp vào bên lề đường và sử dụng đèn báo khẩn cấp.

Luôn cố gắng kéo xe ra khỏi lòng đường. Chỉ cần một phần xe còn ở dưới lòng đường cũng có thể tạo nên mối nguy hại nghiêm trọng.
Nếu bạn phải kéo xe ô tô bằng vai, hãy đặt biển báo hiệu dù đang là ban ngày hay ban đêm. Về đêm, các lái xe buồn ngủ sẽ nhìn thấy đèn hậu xe đi theo bạn và nghĩ bạn vẫn đang di chuyển.
Nếu có 1 điều khẩn cấp buộc bạn phải dừng lại và đỗ trên đường, hãy bật đèn báo lên ngay lập tức.
Hãy mang theo vật phản xạ ánh sáng hình tam giác hoặc dụng cụ phát ra ánh sáng trong thùng để hành lý. Trong trường hợp bạn phải lái về phía bờ đường vào ban đêm, việc đặt các vật này xung quanh xe sẽ khiến các lái xe khác dễ nhận ra bạn hơn, vì vậy giảm nguy cơ xe bạn bị đâm vào.

LÁI XE THẬN TRỌNG KHI ĐIỀU KIỆN ĐƯỜNG XÁ TỒI TÀN

  • Sử dụng chế độ điều chỉnh tốc độ an toàn hợp lý. Để duy trì khoảng cách dừng xe an toàn, hãy đi chậm lại nhưng không quá chậm đến mức bạn chở thành 1 mối nguy hiểm cho các lái xe ở phía sau.
  • Sử dụng phanh 1 cách nhẹ nhàng và lái xe không bị giật cục.
  • Cẩn thận khi đi quá chậm trên những vòng cua tròn và nghiêng, bạn có thể bị trượt ra khỏi đường hay trượt vào các phương tiện phía bên kia.
  • Đi chậm hay tránh hẳn vào lề đường trong những điều kiện hạn chế tầm nhìn.
  • Cẩn thận khi điều chỉnh tốc độ an toàn, Giữ xe bạn sạch sẽ đặc biệt là đèn trước, kính chắn gió và đèn hậu, sử dụng đèn báo hiệu khẩn cấp nếu cần thiết.
  • Rời khỏi làn đường và chờ cho điều kiện lái xe tốt hơn nếu cần. Hãy quan sát người đi bộ.
  • Giảm tốc độ để tránh người đi đường có thể bước ngay phía trước xe bạn. Người đi đường rất khó đoán chính xác được bạn đang tiến nhanh về phía họ đến thế nào. Nếu bạn đang đi nhanh hơn tốc độ thông thường trong khu vực đó, những người qua đường sẽ nghĩ họ có thời gian để qua đường trong khi thực tế họ không có.
  • Vào ban đêm, những người qua đường thường tưởng rằng bạn nhìn thấy họ vì họ dễ dàng nhìn thấy đèn trước của bạn. Hãy trở thành hội viên của dịch vụ cứu nạn bên đường.
  • 1 hội viên với 3 chữ A (AAA) hay 1 dịch vụ cứu nạn bên đường tương tự sẽ thuận tiện hơn bất kỳ cái gì khi bạn bị kẹt.
castrol.com
 

Minh YMT

Admin
Tham gia
11/3/13
Bài viết
669
Cảm xúc
110
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
7 DẤU HIỆU MÀ LÁI XE NÊN BIẾT
Đã bao giờ bạn chạm trán với các lái xe gớm ghiếc hay những người cực kỳ thô lỗ cùng lái xe trên đường với bạn? Và còn các lái xe ra hiệu với bạn rằng giá để hành lý bị lỏng bằng cách vung tay họ rộng như các nghệ sỹ múa trên “chuyến tàu tâm hồn”. Sự giao tiếp giữa các lái xe có thể biến thành kịch câm điên rồ nếu không có các cử chỉ và dấu hiệu đúng. Để làm cho giao tiếp giữa các lái xe tốt hơn, hiệp hội các nhà lái xe quốc gia đã đưa ra 7 dấu hiệu. Sử dụng 7 dấu hiệu này để nhận thông điệp 1 cách chính xác với 1 chút thiện cảm.
1. DẤU HIỆU XIN LỖI
Bạn lái xe cắt mặt ai hay chiếm đường 1 xe khác ở phút cuối cùng? Đừng làm thế. Nhưng nếu bạn đã làm, hãy cho họ thấy 1 chút khiêm tốn và sự tôn trọng của bạn đối với họ qua “dấu hiệu xin lỗi”. Để ra hiệu xin lỗi, hãy dùng 2 ngón tay tạo hình chữ “V” với lòng bàn tay ngửa ra.
2. ĐI CHẬM LẠI, NGUY HIỂM Ở PHÍA TRƯỚC.
Hiện đang có 1 mảnh vỡ lớn nằm trên đường gây ra mối hiểm họa lớn? Để cảnh báo các xe cộ đang tiến đến từ hướng đối diện, hãy nháy đèn trước. Để ra dấu hiệu cho các xe đang tới từ phía sau, hãy nhấn đèn phanh hoặc đưa tay trái của bạn rộng ra và hướng xuống dưới.
3. CỬ CHỈ NHÃ NHẶN Ở TRÊN ĐƯỜNG (XIN HÃY NHƯỜNG LÀN ĐƯỜNG BÊN TRÁI):
Bạn có muốn khiến các hoa hậu tính cách tự hào về bạn? Hãy sử dụng dấu hiệu này trước khi cố gắng vượt qua 1 xe đang đi chậm. Hãy nháy đèn tín hiệu bên trái từ 4-6 lần. Nếu chiếc xe đang đi chậm đó không nhận ra dấu hiệu của bạn, hãy nhanh chóng nháy đèn phía trước.
4. LÁI XE VÀO LỀ ĐƯỜNG VÌ GẶP TRỤC TRẶC.
Nếu bạn nhận thấy 1 xe ô tô khác có trục trặc (chẳng hạn như thùng để đồ hơi mở hay 1 bộ phận nào đó bị lỏng), hãy chỉ ra trục trặc đó bằng cách sử dụng dấu hiệu này: chỉ vào hướng chỗ trục trặc, sau đó dùng ngón tay cái hướng xuống dưới.
5. TRỤC TRẶC ĐÈN ( KIỂM TRA ĐÈN CỦA BẠN)
Nhận thấy 1 lái xe khác với 1 đèn trước bị cháy hay 1 đèn tín hiệu tình cờ vẫn đang bật. Để ra tín hiệu cho người lái xe kiểm tra lại đèn của họ, hãy xòe và nắm tay bạn lại sao cho ngón cái và các ngón tay khác chạm vào nhau.
6. CẦN TRỢ GIÚP
Nếu bạn đang gặp sự cố và cần giúp đỡ cách tốt nhất để ám chỉ sự khẩn cấp của bạn là tạo ra dấu hiệu “cần trợ giúp”, hãy tạo dấu hiệu chữ “T” bằng cách đan chéo hai tay.
7. TÔI HIỂU (CẢM ƠN, TÔI HIỂU)
Để cảm ơn một lái xe khác hoặc để ra hiệu đã nhận ra sự cố nhờ lời nhắc nhở của một lái xe khác, hãy sử dụng dấu hiệu “Tôi hiểu”. Phổ biến là dựng đứng ngón tay cái hoặc dùng điệu bộ “OK” (Hôn gió cũng là một lựa chọn).
castrol.com
 

Minh YMT

Admin
Tham gia
11/3/13
Bài viết
669
Cảm xúc
110
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Nội dung khóa học phòng vệ lái xe an toàn
  • Kiểm tra phương tiện hàng ngày
  • Quy tắc lái xe an toàn
  • Trách nhiệm của người lái xe
  • Kiểm tra tổng quát trước khi lái
  • kỹ năng lái và phán đoán khoảng cách theo sau
  • Lái xe trong điều kiện thời tiết xấu
  • Lái xe trong đêm
  • Kỹ thuật thắng xe và khống chế khi bị trơn trượt
  • Kỹ thuật đối phó tình huống khẩn cấp
  • Phương pháp khống chế khi xe bị bắt cháy
  • Phương pháp sơ cấp cứu khi có người gặp nạn

• Phòng vệ lái xe là gì?

• Mười quy tắc lái xe an toàn

• Trách nhiệm của người lái xe

• Kiểm tra phương tiện hàng ngày và trước khi lái

• Điều chỉnh gương chiếu hậu trong và ngoài xe để giảm thiểu điểm mù

• Đánh gía mối nguy trên đường và ứng phó khẩn cấp

• Kiểm soát phương tiện trong quá trình lái

• Giữ khoảng cách theo sau theo luật 2 giây và 4 giây.

• Kỹ thuật thắng xe và dừng xe hiểu quả nhất

• Kiểm soát khi xe bị trôi hoặc quay đầu do thắng đột ngột

• Kiểm soát tầm nhìn và tốc độ

• Ứng phó khi phương tiện mất thắng hay bị trôi dốc

• Lái xe trong điều kiện khó khăn và lái trong đêm

• Hành động cần thiết khi gặp tai nạn

• Phòng ngừa và kiểm soát khi xe bị bắt cháy

• Sơ cấp cứu cơ bản cho người tài xế.

Kết thúc khóa học, học viên có thể tự tin và có kỹ năng lái xe một cách linh hoạt và ứng phó được các tình huống bất ngờ xẩy ra.

Để vượt qua thì học viên phải làm bài thi lý thuyết và thực hành đối phó khẩn cấp trên phương tiện của mình.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Minh YMT

Admin
Tham gia
11/3/13
Bài viết
669
Cảm xúc
110
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
KỸ THUẬT LÁI XE GIỎI
Có thể bạn đã cảm thấy mình là “tay lái lụa”, nắm vững các kỹ thuật điều khiển xe. Vậy bạn thử kiểm tra xem câu trả lời của mình có giống với câu trả lời của những người vượt hàng trăm nghìn km mà chưa từng xảy ra tai nạn không?
1- Yếu tố nào là quan trọng nhất để lái xe?
Có 2 yếu tố.
+ Thứ nhất, đó là kiến thức kỹ thuật cao.
+ Thứ hai là khả năng phán đoán và đánh giá tình huống.
Để trở thành một tài xế giỏi, cần có 2 kỹ năng này và biết áp dụng chúng đồng thời.
2- Điều gì quan trọng hơn đối với tài xế - khoẻ mạnh về thể lực hay tinh thần?
Những yếu tố này không thể tách rời nhau. Phản xạ nhanh của tài xế không chỉ phụ thuộc vào cơ bắp , mà còn phụ thuộc vào nhận thức cần thực hiện thao tác này hay thao tác khác hay không.
3- Có tồn tại kỹ thuật đặc biệt nào được coi là ưu việt hơn các kỹ thuật lái xe khác?
Kỹ thuật lái xe tốt nhất được coi là kỹ thuật “tự vệ”. Người cầm lái càng cẩn thận và bình tĩnh thì lái xe càng an toàn. Tất nhiên, kiềm chế được mình trong làn xe cộ đông đúc không phải là chuyện dễ dàng, nhưng đó mới là đức tính của một tài xế giỏi.
4- Khoảng cách nào luôn phải giữ đối với các xe khác?
Phép tính rất đơn giản: một thân xe cho 15km/h của vận tốc. Cũng có cách tính đơn giản hơn – theo thời gian. Khoảng cách cần tính là 2 giây. Hãy chọn vật định hướng mà chiếc xe đi trước vừa chạy qua. Nếu xe của bạn chạy qua trước 2 giây thì có nghĩa là khoảng cách chưa đủ.
5- Vị trí tay trên vô-lăng thế nào được coi là đúng?
Người ta thường được dạy hãy coi vô-lăng như mặt đồng hồ và vị trí đúng nhất là tay trái đặt ở số 9, tay phải- số 2. Tuy nhiên, vị trí 10 và 3 được ưa thích hơn do đảm bảo độ cơ động cao hơn và cơ tay đỡ mỏi hơn - điều này rất quan trọng khi đi đường trường.
6- Trạng thái nào cho phép người lái “sẵn sàng” cho những chuyến đi xa nhiều giờ đồng hồ?
Phương pháp tốt nhất bảo đảm sự minh mẫn và phản xạ nhanh nhạy cho người lái chính là sự luôn sẵn sàng của toàn bộ cơ thể, hay cụ thể hơn là tư thế ngồi hợp lý. Không nên ngồi trong tư thế “co ro” và phải “lắng nghe” chiếc xe của mình bằng cả cơ thể. Vòng cua quá gấp sẽ được các cơ hông cảm nhận đầu tiên, còn sau đó mới đến tay cảm nhận “sự bất thường”. Chính vì vậy người lái phải ngồi trong tư thế thoải mái, nhưng không quá “thư giãn” để mất đi cảm nhận từ xe và mặt đường một cách kịp thời.
7- Có phải vận tốc tối đa ghi trên biển báo là luôn luôn đúng?
Không phải. Giới hạn vận tốc trên đường luôn được xác định đối với các điều kiện tối ưu, còn trong điều kiện giao thông đông đúc, trời tối hay đường xấu thì lẽ dĩ nhiên cần đi chậm hơn, nhơng cũng không nên quá chậm để tránh gây cản trở cho các xe khác. Tốt nhất nên đi với cùng tốc độ như các xe khác.
8- Rẽ trái như thế nào tại ngã tư đông xe cộ?
Không vội vã quay vô-lăng. Khi nhường các xe chạy ngược chiều nên giữ vị trí bánh xe thẳng. Đó là một trong các nguyên tắc an toàn cơ bản của kỹ thuật lái xe: nếu bánh xe quay sang trái thì khi bị đâm từ phía sau, xe sẽ bị hất sang làn đường ngược chiều và tai nạn là khó tránh. Trong trường hợp như vậy, xe của bạn sẽ chiếm nhiều chỗ hơn , tăng thêm độ nguy hiểm và cản trở các xe khác
9- Làm gì nếu xe phía trước thu hẹp khoảng cách an toàn?
Rất thường xảy ra việc xe bạn chạy sau chiếc xe nào đó với khoảng cách an toàn, nhưng tài xế trước “ cố tình” rút ngắn khoảng cách đó: bạn giảm tốc độ xe trước cũng giảm tốc độ. Khi đó phải luôn ghi nhớ rằng không bao giờ “cảm xúc” được vượt qua lý trí; hoặc báo hiệu xin vượt, hoặc bình tĩnh giữ khoảng cách an toàn.
Để thực sự trở thành một tài xế giỏi, cần phải ghi nhớ 3 nguyên tắc:
- Đường giao thông không phải đường đua, không phóng nhanh, vượt ẩu. Luôn lịch sự và giúp đỡ các tài xế khác vì không loại trừ khả năng có lúc bạn cũng cần sự giúp đỡ của họ.
- Không tự cô lập mình – hãy báo hiệu trước cho các tài xế khác về ý định của mình như chuẩn bị rẽ, vượt, đỗ…
- Luôn luôn biết mình đang làm gì – đó là nguyên tắc quan trọng nhất. Hãy nhớ rằng lái xe là công việc không dễ dàng và lái xe giỏi phải là lái xe an toàn.
Nguồn: Cẩm nang dành cho người điều khiển xe ô tô (NXB Giao thông vận tải)
 

Minh YMT

Admin
Tham gia
11/3/13
Bài viết
669
Cảm xúc
110
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Bí quyết lái xe an toàn cho chị em
Đôi khi các chị em phải tự tay lái xe vì anh tài đi vắng. Những lời khuyên sau đây không những giúp cho tuyệt mỹ giai nhân sử dụng xe chuyên nghiệp hơn mà còn nâng cao tinh thần cảnh giác trong mọi tình huống.
laixeantoan
Trước hết xe cần có chế độ bảo dưỡng tốt nhất, cho đủ lượng dầu nhớt, đầy ắc quy, lốp không non hơi và xăng đầy bình. Tiếp theo là những nguyên tắc vàng cần tuân thủ đúng.

Khi lái xe

Luôn luôn cài chốt an toàn cửa ra vào và cửa sổ dù đã đóng chặt. Tránh để túi xách tay và bất cứ đồ tư trang nào phía trước gây hạn chế tầm quan sát.

Để hàng ghế sau trống rỗng, đựng tất cả hàng hóa mua sắm trong khoang chứa đồ của xe. Không để áo khoác treo lên tựa lưng ghế sau vì dễ bị lấy trộm trong lúc dừng xe bên đường.

Chú ý đặt hệ thống còi báo động ở chế độ thường trực. Phòng khi kẻ xấu đột ngột tấn công qua cửa sổ hoặc uy hiếp bạn dừng xe thì hệ thống chuông này chính là vũ khí hữu hiệu để ngăn chặn.

Tuyệt đối không cho người lạ đi nhờ xe mà chưa tìm hiểu rõ lý do hiện tại của họ.

Điện thoại của bạn cũng cần sạc đầy pin và tài khoản còn dư tiền nếu sử dụng gói thuê bao trả trước.

Chọn điểm đỗ

Lúc cần đỗ xe tại bãi gửi hay khuôn viên cơ quan, bạn nên tìm vị trí có không gian lưu không phía trước xe đủ diện tích nếu cần tiến lên.

Điều kiện ánh sáng của điểm đỗ xe cũng cần ổn định để tránh tình huống xe đỗ chỗ rất sáng sủa dưới điều kiện ánh sáng ban ngày nhưng sau vài giờ quay lại đã bị bóng râm che phủ, làm bạn lúng túng tìm xe.

Với bãi đỗ xe nhiều tầng tại các tòa cao ốc thì một điểm đỗ có đủ diện tích để bạn lái xe vòng trở lại tìm lối khi ra đặc biệt trở lên hữu ích.

Quay lại xe sau khi đã giải quyết xong công việc, bạn nên chuẩn bi sẵn chìa khóa trong tay để tránh tình huống phải lục tìm khi ngồi vào cabin.

Chuẩn bị cho xe vào garage

Tuyệt đối không để khóa và cửa mở trong khi đổ xăng cho xe.

Các đồ đạc có giá trị cũng không nên để ở chỗ dễ trông thấy trong xe. Tốt nhất là không đê lại bất kỳ đồ vật gì khi cho xe vào garage.

Vẫn mang theo các công cụ phòng vệ cá nhân, chuông chống trộm như khi bạn cho xe đỗ ở những nơi công cộng khác.


Theo AA Roadwatch
 

Minh YMT

Admin
Tham gia
11/3/13
Bài viết
669
Cảm xúc
110
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
5 điều “nằm lòng” để lái xe an toàn trong phố

Với giao thông đông đúc và có phần “hỗn loạn” tại các đô thị ở Việt Nam, bạn luôn cần có những quy tắc “nằm lòng” để lái xe một cách an toàn.

1. Cảnh giác gấp đôi
Lái xe trong phố, bạn phải cảnh giác gấp đôi, do có rất nhiều chuyển động phải chú ý. Thành thị là nơi tập trung dân cư và giao thông phức tạp, từ người đi bộ, xe đạp, xe máy, xe buýt, xe điện cho đến các loại xe công tác như xe quét đường, xe thu gom rác. Nghĩa là bạn phải tăng cường cảnh giác gấp hai lần so với lái xe đường lộ thông thường. Bạn phải trông chừng tứ phía, phải, trái, trước và cả sau xe của mình.

2. Nhìn nhanh sau vai
Không chỉ nhìn kính chiếu hậu, phải tranh thủ nhìn sau vai mình. Coi chừng có những điểm mù, mà bạn không thể thấy trong hai ba kính chiếu hậu. Mỗi khi chuyển làn xe hoặc lùi xe từ trên lề xuống, luôn xem chừng các ôtô, xe máy đang di chuyển.

3. Chú ý khi qua giao lộ
Cần chú ý hết sức khi qua các giao lộ. Có rất nhiều cái để coi chừng vì có nhiều chuyện dễ xảy ra. Hãy lái chậm và dự liệu các chuyển dịch nhiều khi loạn xạ của người đi đường.

4. Bật đèn hiệu sớm
Luôn bật đèn hiệu xin đường thật sớm trước khi đến vị trí muốn rẽ hay đổi làn xe. Đừng nên cố ép xe khác để qua làn hay rẽ, điều này có thể gây bất bình hay gây gổ không cần thiết.
5. Cố gắng bình tĩnh Lái xe trong phố, nhất là trong các thành phố ở Việt Nam, các lái xe cần giữ phong cách mềm mỏng và thái độ hợp tác. Hãy cố rèn luyện mình để cảm thông với “lỗi” của người khác. Điều này giúp chúng ta tránh được những tình huống xung đột không cần thiết có thể gây ẩu đả hoặc tai nạn.

Nguồn:
Thu Hà (Autodaily)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Minh YMT

Admin
Tham gia
11/3/13
Bài viết
669
Cảm xúc
110

Đính kèm

  • TH1.jpg
    TH1.jpg
    60.8 KB · Lượt xem: 568
  • TH2.jpg
    TH2.jpg
    75.6 KB · Lượt xem: 554
  • TH3.jpg
    TH3.jpg
    75.8 KB · Lượt xem: 554
  • Th?c hành.jpg
    Th?c hành.jpg
    93.8 KB · Lượt xem: 538
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,830
Bài viết
42,123
Thành viên
31,233
Thành viên mới nhất
khachmua