Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

Quá trình ổn định và đóng rắn

meomaythongminh

Cây đầu làng
Tham gia
24/5/07
Bài viết
691
Cảm xúc
7
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Quá trình ổn định và đóng rắn
PHƯƠNG PHÁP ỔN ĐỊNH HÓA RẮN
Ổn định và hóa rắn là quá trình làm tăng các tính chất vật lý của chất thải, giảm khả năng phát tán vào môi trường hay làm giảm tính độc hại của chất ô nhiễm. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong quản lý chất thải nguy hại. Phương pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Xử lý chất thải nguy hại
- Xử lý chất thải từ quá trình khác (ví dụ tro của quá trình nhiệt)
- Xử lý đất bị ô nhiễm khi hàm lượng chất ô nhiễm cao trong đất cao
Làm ổn định là một quá trình mà chất thêm vào được trộn với chất thải để giảm tới mức tối thiểu khả năng phát tán của chất nguy hại ra khỏi khối chất thải và giảm tính độc hại của chất thải. như vậy quá trình làm ổn định có thể được mô tả như một quá trình nhằm làm cho các chất gây ô nhiễm bị gắn từng phần hoặc hoàn toàn bởi các chất kết dính hoặc các chất biến đổi khác. Cũng tương tự như vậy, quá trình đóng rắn là một quá trình sử dụng các chất phụ gia làm thay đổi bản chất vật lý của chất thải (thay đổi tính kéo, nén hay độ thấm).
Như vậy mục tiêu của quá trình làm ổn định và hóa răn là làm giảm tính độc hại và tính di động của chất thải cũng như làm tăng các tính chất của vật liệu đã được xử lý
Cơ Chế Của Quá Trình
Có rất nhiều cơ chế khác nhau xảy ra trong quá trình ổn định chất thải, tuy nhiên quá trình ổn định chất thải đat kết quả tốt khi thực hiện được một trong các cơ chế sau:
-[FONT=&quot] [/FONT]Bao viên ở mức kích thước lớn (macroencapsulation)
-[FONT=&quot] [/FONT]Bao viên ở mức kích thước nhỏ (microencapsulation)
-[FONT=&quot] [/FONT]Hấp thụ
-[FONT=&quot] [/FONT]Hấp phụ
-[FONT=&quot] [/FONT]Kết tủa
-[FONT=&quot] [/FONT]Khử độc
Bao viên ở mức kích thước lớn: là cơ chế trong đó các thành phần nguy hại bị bao bọc vật lý trong một khuôn có kích thước nhất định, và thành phần nguy hại nằm trong vật liệu đóng rắn ở dạng không liên tục. Hỗn hợp rắn này về sau có thể bị vỡ ra thành các mảnh khá lớn và các chất nguy hại không thể phân tán ra ngoài. Cả khối chất đã được đóng rắn có thể bị vỡ theo thời gian do các áp lực môi trường tác dụng lên. Các áp lực này bao gồm các chu kỳ khô và ẩm hay lạnh, nóng và lạnh, do các chất lỏng thấm qua và các áp lực vật lý khác. Như vậy, các thành phần đã bị đóng rắn theo cơ chế bao viên ở mức có kích thước lớn có thể bị phân tán ra ngoài nếu như tính toàn thể của nó bị phá vỡ. Mức độ bao viên ở mức kích thước lớn này được tăng lên theo loại và năng lượng tiêu tốn để trộn đóng viên nó. Bao viên cỡ mức kích thước nhỏ: các thành phần nguy hại được bao ở cấu trúc tinh thể của khuôn đóng rắn ở qui mô rất nhỏ. Kết quả là, nếu như chất đã được đóng rắn bị vỡ ở dạng các hạt tương đối nhỏ thì đa số các chất nguy hại đó vần giữ nguyên ở thể bị bao bọc. Như vậy, tuy các chất nguy hại được bao viên ở mức kích thước nhỏ, nhưng chất thải nguy hại không biến đổi tínbh chất vật lý nên tốc độ phân tán của nó ra môi trường vần phụ thuộc vào kích thước bị vỡ ra theo thời gian của viên bao và tốc độ phân tán tăng khi kích thước hạt giảm. Cũng như bao viên ở mức kích thước lớn, ở mức kích thước nhỏ, các chất nguy hại được bao vật lý bằng các chất kết dính khác nhua như xi măng, xỉ than, vôi, và độ bền của nó tăng khi tăng chi phí năng lượng cho việc trộn và đóng viên nó.
Hấp thụ:là quá trình đưa chất thải nguy hại ở dạng lỏng vào bên trong chất hấp thụ. Các chất hấp thụ hay được sử dụng là: đất, xỉ than, bụi lò nung xi măng, bụi lò nung vôi, các khoáng (bentonite, cao lanh, vermiculite và zeolite), mùn cưa, cỏ khô và rơm khô.
Hấp phụ:là quá trình giữ chất nguy hại trên bề mặt của chất hấp phụ để chúng không phát tán vào môi trường. Không giống như quá trình phủ đóng viên ở trên, khi thực hiện cơ chế này, khối chất rắn khi bị vỡ ra chất nguy hại có thể thoát ra ngoài. Để đóng rắn các chất thải hữu cơ đất sét biến tính thường được sử dụng. Đất sét loại này là đất sét được biến đổi bằng cách thay các cation vô cơ được hấp phụ trên bề mặt đất sét bằng cation hữu cơ mạch dài để tạo đất sét organophilic. Các phân tử nguy hại sẽ bị hấp phụ vào thạch cao và chúng không thể thoát ra môi trường.
Kết tủa:quá trình hóa rắn nói chung sẽ làm kết tủa các thành phần nguy hại trong chất thải thành dạng ổn định hơn rất nhiều. Các chất kết tủa là các thành phần của chất dùng để hóa rắn như hydroxít, sulfua, silica, carbonate và phosphate. Quá trình này đ0ược sử dụng để đóng rắn các chất thải nguy hại vô cơ như bùn hydroxýt kim loại. Ví dụ carbonate kim loại thường ít tan hơn hydroxýt kim loại. Với pH cao, phản ứng hóa học sẽ xảy ra và tạo thành carbonate kim loại từ hydroxýt kim loại theo phản ứng như sau
Me(OH)2 + H2CO3 → MeCO3 + H2O
Tính vĩnh cửu của carbonate kim loại phụ thuộc vào một số yếu tố trong đó có pH. Ơ môi trường pH thấp, kim loại vẫn có thể bị hòa tan lại và nó có thể thoát tự do ra ngoài môi trường.
Khử độc: là các chuyển hóa hóa học xảy ra trong quá trình ổn định hóa rắn . quá trình này sẽ giúp chuyển chất độc hại thành chất không độc hại. Quá trình khử độc xảy ra là do kết quả của các phản ứng hóa học với các thành phần của chất kết dính, trường hợp điển hình về khử độc là chuyển crôm từ hoá trị VI thành crôm hóa trị III khi hóa rắn chất thải nguy hại chứa crôm bằng xi măng hay chất kết dính có nguồn gốc từ xi măng.

Các Chất Phụ Gia Thường Dùng Để On Định Hóa Rắn Chất Thải Nguy Hại
Xi măng : là chất hay được sử dụng nhất để đóng rắn chất thải nguy hại. loại xi măng thông dụng nhất là xi măng portland được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp đá vôi với thạch cao (hoặc chất silicat khác) trong lò nung nhiệt độ cao. Lò nung tạo ra Lin-ke, đó là hỗn hợp của canxi, silic, nhôm và oxít sắt. Thành phần chính là các silicat can xi (3CaO.SiO2 và 2CaO.SiO2). Quá trình hóa rắn chất thải nguy hại bằng xi măng được thực hiện bằng cách trộn thẳng chất thải vào xi măng, sau đó cho nước vào để thực hiện quá trình hydrate hóa trong trường hợp chất thải không đủ nước. Quá trình hydrate hóa xi măng tạo thành một cấu trúc tinh thể được tạo thành từ canxi-nhôm-silicat, kết quả là nó tạo thành khối giống như quặng và cứng.
Pozzolan: là một chất mà có thể phản ứng với vôi có trong nước để tạo thành vật liệu có tính chất như xi măng. Phản ứng giữa nhôm-silic, vôi và nước sẽ tạo thành một loại sản phẩm như vữa và được gọi là vữa pozzolan. Các vật liệu pozzolan bao gồm xỉ than, xỉ lò và bụi lò xi măng.
Xỉ than là loại pozzolan hay được dùng nhất, thành phần phổ biến của nó là 45% SiO2, 25% Al2O3, 15% Fe2O3, 10% CaO, 1% MgO, 1% K2O, 1%Na2O và 1% SO3. Ngoài ra còn có carbon chưa cháy hết, hàm lượng của nó phụ thuộc vào ló đốt. Trong quá trình hóa rắn bằng pozzolan, chất thải nguy hại sẽ thực hiện phản ứng với vôi và hợp chất silic để tạo thành thể rắn. Giống như quá trình hóa rắn dùng xi măng, pozzolan được dùng để hóa rắn các chất vô cơ. Môi trường pH cao rất thích hợp cho các chất thải chứa kim loại nặng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy xỉ than và sữa vôi có thể sử dụng tốt để làm ổn định asen, cadmi, crôm, đồng, sắt, chì magiê, selen, bạc và kẽm trong bùn thải. khi sử dụng xỉ than để đóng rắn chất thải, thành phần carbon không cháy trong xỉ có thể hấp thụ các chất hữu cơ trong chất thải, do vậy xỉ than còn có tác dụng tốt để đóng rắn cả chất thải hữu cơ.
Silicat dễ tan Các vật liệu silicat từ lâu đã được sử dụng để đóng rắn chất thải nguy hại. trong quá trình này, các thành phần silicat bị axít hóa thành các dung dịch monosilic và nó mang các thành phần kim loại trong chất thải vào dung dịch. Thủy tinh lỏng cùng với xi măng tạo thành thành phần cơ bản để đóng rắn chất thải nguy hại. các kết quả thực tế đã chỉ ra rằng hỗn hợp này rất có hiệu qủa để đóng rắn bùn thải chứa chì, đồng, kẽm nồng độ cao.
Đất sét hữu cơ biến tính: là đất sét tự nhiên đã được biến tính hữu cơ để trở thành đất sét organophilic. Đặc tính này khác biệt hẳn với đất sét tự nhiên có đặc tính organophobic. Quá trình làm biến tính được thực hiện qua việc thay thế cat cation bên trong tinh thể đất sét bằng các cation hữu cơ, hay dùng nhất là các ion NH+4 . Sau quá trình thay thế này, các phân tử hữu cơ bị hấp phụ vào bên trong cấu trúc của đất sét. Trong quá trình sản xuất đất sét hữu cơ biến tính, các cation vô cơ nằm trong vùng giữa các tinh thể bị thay bằng các cation hữu cơ. Các ion hữu cơ sẽ tiếp xúc với đất sét và ngay lập tức bị hấp phụ bằng thành phần hữu cơ khác. Hiệu quả của các loại đất sét biến tính hữu cơ trong quá trình làm ổn định các chất thải nguy hại la do khả năng hấp phụ các thành phần hữu cơ vào đất sét sau đó nó bị bao phủ bằng xi măng hoặc các chất kết dính khác.
Các loại đất sét hữu cơ biến tính được đưa vào chất thải trước để nó tác dụng với các thành phần hữu cơ. Các chất kết dính được đưa vào sau để làm cứng và đóng rắn chất thải. đất sét hữu cơ biến tính được sử dụng để đóng rắn bùn có tính axit và sử dụng ximăng mác 500 làm chất đóng rắn, tỷ lệ khối lượng dùng có thể là 1,0/0,4/0,25 cho bùn/chất hấp phụ/chất kết dính. Bùn thải có chứa phenol cũng có thể được làm ổn định hóa rắn bằng đất sét hữu cơ biến tính với chất phụ thêm là clo.
Các polymer hữu cơ Các chất thải nguy hại có thể được làm ổn định bằng quá trình polymer hữu cơ bao gồm quá trình khuấy trộn monomer. Ví dụ như ure formaldehyde là tác nhân tạo vật liệu polymer. Các chất rắn của chất tảhi nguy hại được bao bọc lại. Ưu điểm chính của quá trình này là nó tạo ra một vật liệu mới có khối lượng riêng thấp hơn so với vật liệu được tạo ra từ quá trình đóng rắn bằng vật liệu khác.
Nhiệt dẻo. Các chất thải nguy hại có thể được làm ổn định bằng cách trộn các vật liệu nhiệt dẻo đã được nấu chảy với chất thải ở nhiệt độ cao. Các chất nhiệt dẻo chảy bao gồm nhựa đường, paraphin, polyethylen, polypropylen hoặc lưu huỳnh. Khi bị làm lạnh, chất đóng rắn sẽ phủ trên chất thải một lớp nhiệt dẻo. Nếu sử dụng nhựa đường thì có thể sử dụng tỉ lệ chất thải:nhựa đường trong khoảng 1:1 đến 1:2. kỹ thuật này hay được sử dụng để hóa răn chất thải phóng xạ do giá rẻ. Cũng có thể áp dụng hóa rắn các chất hữu cơ dễ bay hơi khác nhưng phải kiểm soát được sự phát tán khí ra môi trường xung qiuanh trong quá trình đóng rắn. sử dụng kỹ thuật hóa răn chất thải bằng nhựa dẻo có thể áp dụng cho cả chất thải nguy hại và chất thải phóng xa. Chất thải sau khi đóng rắn vẫn được xem là chất thải nguy hại và phải tuân thủ đúngcác yêu cầu đối với chất thải nguy hại hoặc phóng xạ.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua