meomaythongminh
Cây đầu làng
- Tham gia
- 24/5/07
- Bài viết
- 691
- Cảm xúc
- 7
Quản lý bùn thải tại TPHCM: Thả nổi
SGGP:: Cập nhật ngày 26/04/2007 lúc 22:06'(GMT+7)
Đó là thực trạng của hơn 2 ngàn tấn bùn được nạo vét mỗi ngày tại TPHCM. Theo dự kiến, khối lượng bùn này sẽ được thu gom, xử lý và tái chế, tái sử dụng làm vật liệu xây dựng, san nền ở mức độ cao nhất tại khu Liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây Bắc và Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước. Thế nhưng phương án thực hiện cụ thể như thế nào thì vẫn còn đợi bổ sung.
*
Bùn đang được đổ tràn lan
Công ty Thoát nước đô thị nạo vét kênh tại quận Tân Phú. Ảnh: THÀNH TÂM
Ông Nguyễn Trung Việt, Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho biết, trung bình mỗi ngày ngành môi trường TP tiếp nhận hơn 2.000 tấn bùn từ công tác nạo vét và làm vệ sinh mạng lưới thoát nước, 250 tấn bùn từ 7 khu công nghiệp, các nhà máy lớn đang hoạt động và hơn 500 tấn bùn phát sinh từ công tác rút hầm cầu, nạo vét kênh rạch…
Dự kiến đến năm 2010, khối lượng bùn thải phát sinh từ công tác nạo vét mạng lưới thoát nước và kênh rạch, từ các trạm xử lý nước sinh hoạt của TP, từ các khu công nghiệp tập trung, các nhà máy lớn, bể tự hoạt sẽ tăng lên 2-2,5 triệu m³ bùn. Thế nhưng, cho đến nay việc xử lý bùn vẫn chưa được quan tâm, đầu tư xử lý thích hợp nên gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường.
Bà Nguyễn Thị Phương Loan, Công ty cổ phần Môi trường Việt Úc nhấn mạnh, thành phần và đặc tính của bùn chủ yếu là chất hữu cơ và một số kim loại nặng với hàm lượng cao. Kết quả phân tích mẫu bùn lấy tại 3 vị trí kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, rạch Bà Điểm-Hóc Môn, rạch Cầu Sơn cho thấy thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ rất cao từ 70%-82%, chất đồng có giá trị nồng độ cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
Còn kết quả quan trắc thành phần bùn 7 hệ thống kênh rạch chính có nồng độ Asen rất lớn là 1,2mg/kg, nồng độ chì là 736mg/kg vượt tiêu chuẩn cho phép 9 lần… Điều đáng nói là bãi đổ bùn tạm thời đang được Công ty Thoát nước đô thị xây dựng nên bùn sau khi thu gom được vận chuyển đến đổ bỏ tại các khu đất trống cách xa khu dân cư hoặc tại các ao nuôi thủy sản cần được san lấp, thậm chí đổ vào bất cứ khu vực nào có thể.
Chính việc đổ bùn tràn lan và hoàn toàn không được xử lý như hiện nay sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường đặc biệt là việc tích tụ các kim loại, gây tình trạng mất vệ sinh, mùi hôi thối. Nghiêm trọng hơn là đang gây ra những ảnh hưởng nặng nề do các chất ô nhiễm thấm xuống nguồn nước ngầm và nước mặt làm cho chất lượng nguồn nước bị suy giảm.
*
Bãi đổ bùn: có nhưng... tạm thời
Lý giải thực trạng này, ông Nguyễn Trung Việt cho biết, nguyên nhân chủ yếu là công tác quản lý bùn thải là một trong những vấn đề mới, ít được quan tâm, đầu tư. TPHCM đã quy hoạch 3 khu liên hợp xử lý, tái chế và tái sử dụng chất thải rắn bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, bùn thải.
Nhưng cho đến nay, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi có diện tích 880ha đã được quy hoạch chi tiết nhưng không có khu vực xử lý bùn và đang được xem xét điều chỉnh trong thời gian tới. Còn khu kiên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước đang ở giai đoạn quy hoạch chi tiết.
Theo Công ty Thoát nước TP, dự kiến sẽ xây dựng nhà máy xử lý bùn nạo vét cống rãnh thoát nước với diện tích 45ha. Dự án này mới đang ở giai đoạn tìm nguồn vốn đầu tư.
Ông Nguyễn Văn Quốc, Sở Giao thông Công chính TPHCM cho biết, việc nạo vét kênh rạch và cống thoát nước, hệ thống giao thông thủy do chủ đầu tư (các khu quản lý giao thông thủy, khu đường sông) trực tiếp quản lý và giám sát các đơn vị thi công. Hàng năm có đến hơn 1 triệu m³ bùn thải nạo vét từ các cống thoát nước, kênh rạch… chưa tính khối lượng bùn do các đơn vị công ích quận huyện nạo vét. Tuy nhiên, hiện TP chỉ có 2 bãi đổ bùn tạm là Vườn Lan (quận Tân Bình) và Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh) nên chưa đáp ứng nhu cầu.
Ông Việt cho biết thêm, việc đổ bùn thải tràn lan không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn lãng phí đáng kể khối lượng tài nguyên. Ông Nguyễn Hồng Quang, Công ty cổ phần Việt Úc cho biết, ngoài các chất gây ô nhiễm, trong thành phần bùn thải có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể tận dụng cho mục đích nông nghiệp.
Ngoài ra, bùn thải còn có thể được tận dụng làm vật liệu xây dựng và san nền, giúp hạn chế đáng kể tình trạng khai thác đất mặt tại các quận huyện ngoại thành để phục vụ cho việc san lấp. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, việc quy hoạch và xây dựng ngay hệ thống quản lý lượng bùn nói trên bao gồm cả các nhà máy xử lý, tái chế và tái sử dụng bùn là vấn đề cấp thiết và cấp bách trước mắt, trước khi vấn đề ô nhiễm bùn TP ngày càng nghiêm trọng hơn.
SGGP:: Cập nhật ngày 26/04/2007 lúc 22:06'(GMT+7)
Đó là thực trạng của hơn 2 ngàn tấn bùn được nạo vét mỗi ngày tại TPHCM. Theo dự kiến, khối lượng bùn này sẽ được thu gom, xử lý và tái chế, tái sử dụng làm vật liệu xây dựng, san nền ở mức độ cao nhất tại khu Liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây Bắc và Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước. Thế nhưng phương án thực hiện cụ thể như thế nào thì vẫn còn đợi bổ sung.
*
Bùn đang được đổ tràn lan
Công ty Thoát nước đô thị nạo vét kênh tại quận Tân Phú. Ảnh: THÀNH TÂM
Ông Nguyễn Trung Việt, Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho biết, trung bình mỗi ngày ngành môi trường TP tiếp nhận hơn 2.000 tấn bùn từ công tác nạo vét và làm vệ sinh mạng lưới thoát nước, 250 tấn bùn từ 7 khu công nghiệp, các nhà máy lớn đang hoạt động và hơn 500 tấn bùn phát sinh từ công tác rút hầm cầu, nạo vét kênh rạch…
Dự kiến đến năm 2010, khối lượng bùn thải phát sinh từ công tác nạo vét mạng lưới thoát nước và kênh rạch, từ các trạm xử lý nước sinh hoạt của TP, từ các khu công nghiệp tập trung, các nhà máy lớn, bể tự hoạt sẽ tăng lên 2-2,5 triệu m³ bùn. Thế nhưng, cho đến nay việc xử lý bùn vẫn chưa được quan tâm, đầu tư xử lý thích hợp nên gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường.
Bà Nguyễn Thị Phương Loan, Công ty cổ phần Môi trường Việt Úc nhấn mạnh, thành phần và đặc tính của bùn chủ yếu là chất hữu cơ và một số kim loại nặng với hàm lượng cao. Kết quả phân tích mẫu bùn lấy tại 3 vị trí kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, rạch Bà Điểm-Hóc Môn, rạch Cầu Sơn cho thấy thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ rất cao từ 70%-82%, chất đồng có giá trị nồng độ cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
Còn kết quả quan trắc thành phần bùn 7 hệ thống kênh rạch chính có nồng độ Asen rất lớn là 1,2mg/kg, nồng độ chì là 736mg/kg vượt tiêu chuẩn cho phép 9 lần… Điều đáng nói là bãi đổ bùn tạm thời đang được Công ty Thoát nước đô thị xây dựng nên bùn sau khi thu gom được vận chuyển đến đổ bỏ tại các khu đất trống cách xa khu dân cư hoặc tại các ao nuôi thủy sản cần được san lấp, thậm chí đổ vào bất cứ khu vực nào có thể.
Chính việc đổ bùn tràn lan và hoàn toàn không được xử lý như hiện nay sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường đặc biệt là việc tích tụ các kim loại, gây tình trạng mất vệ sinh, mùi hôi thối. Nghiêm trọng hơn là đang gây ra những ảnh hưởng nặng nề do các chất ô nhiễm thấm xuống nguồn nước ngầm và nước mặt làm cho chất lượng nguồn nước bị suy giảm.
*
Bãi đổ bùn: có nhưng... tạm thời
Lý giải thực trạng này, ông Nguyễn Trung Việt cho biết, nguyên nhân chủ yếu là công tác quản lý bùn thải là một trong những vấn đề mới, ít được quan tâm, đầu tư. TPHCM đã quy hoạch 3 khu liên hợp xử lý, tái chế và tái sử dụng chất thải rắn bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, bùn thải.
Nhưng cho đến nay, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi có diện tích 880ha đã được quy hoạch chi tiết nhưng không có khu vực xử lý bùn và đang được xem xét điều chỉnh trong thời gian tới. Còn khu kiên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước đang ở giai đoạn quy hoạch chi tiết.
Theo Công ty Thoát nước TP, dự kiến sẽ xây dựng nhà máy xử lý bùn nạo vét cống rãnh thoát nước với diện tích 45ha. Dự án này mới đang ở giai đoạn tìm nguồn vốn đầu tư.
Ông Nguyễn Văn Quốc, Sở Giao thông Công chính TPHCM cho biết, việc nạo vét kênh rạch và cống thoát nước, hệ thống giao thông thủy do chủ đầu tư (các khu quản lý giao thông thủy, khu đường sông) trực tiếp quản lý và giám sát các đơn vị thi công. Hàng năm có đến hơn 1 triệu m³ bùn thải nạo vét từ các cống thoát nước, kênh rạch… chưa tính khối lượng bùn do các đơn vị công ích quận huyện nạo vét. Tuy nhiên, hiện TP chỉ có 2 bãi đổ bùn tạm là Vườn Lan (quận Tân Bình) và Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh) nên chưa đáp ứng nhu cầu.
Ông Việt cho biết thêm, việc đổ bùn thải tràn lan không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn lãng phí đáng kể khối lượng tài nguyên. Ông Nguyễn Hồng Quang, Công ty cổ phần Việt Úc cho biết, ngoài các chất gây ô nhiễm, trong thành phần bùn thải có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể tận dụng cho mục đích nông nghiệp.
Ngoài ra, bùn thải còn có thể được tận dụng làm vật liệu xây dựng và san nền, giúp hạn chế đáng kể tình trạng khai thác đất mặt tại các quận huyện ngoại thành để phục vụ cho việc san lấp. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, việc quy hoạch và xây dựng ngay hệ thống quản lý lượng bùn nói trên bao gồm cả các nhà máy xử lý, tái chế và tái sử dụng bùn là vấn đề cấp thiết và cấp bách trước mắt, trước khi vấn đề ô nhiễm bùn TP ngày càng nghiêm trọng hơn.