Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Quốc hội nhất trí thông qua Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi)

phamuyennhi

Cỏ 4 lá
Tham gia
19/2/14
Bài viết
78
Cảm xúc
13
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
ttxvn_2306_quoc_hoi.jpg

Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh Huỳnh Ngọc Ánh phát biểu ý kiến.
(Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)


Tiếp tục chương trình kỳ họp, chiều 23/6, Quốc hội làm việc tại hội trường, biểu quyết thông qua Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) và thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự.

Thông qua Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi)

Với 86,14% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) với 20 Chương, 170 Điều.

Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) quy định bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi từ môi trường, phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường.

Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Bảo vệ môi trường cần gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu; phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Luật cũng quy định bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải; bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia.

Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.

Theo quy định của Luật, quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia gồm các nội dung đánh giá hiện trạng môi trường, quản lý môi trường, dự báo xu thế diễn biến môi trường và biến đổi khí hậu; phân vùng môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường rừng; quản lý môi trường biển, hải đảo và lưu vực sông; quản lý chất thải; hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; hệ thống quan trắc môi trường.

Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương bằng một quy hoạch riêng hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội.
Quản chặt nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng

Đáng chú ý, quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu và nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, một số ý kiến đề nghị phải quy định rõ trong Luật nhóm phế liệu được phép nhập khẩu và điều kiện kho bãi tập kết phế liệu…

Ủy ban TVQH cho biết, do nhu cầu sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất trong từng thời kỳ khác nhau thì khác nhau về chủng loại, phụ thuộc vào khả năng xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng với phế liệu nhập khẩu. Vì thế, Dự thảo Luật đã giao Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phế liệu nhập khẩu để phù hợp với thực tiễn.

Đồng thời, Dự thảo Luật cũng đã quy định rõ về các điều kiện đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu, trong đó có quy định về kho bãi, công nghệ và chỉ nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất, không cho phép nhập khẩu phế liệu để buôn bán trong nước. Dự thảo Luật cũng đã bổ sung quy định về trách nhiệm ký quỹ phế liệu nhập khẩu để xử lý phế liệu nhập khẩu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Một số vị ĐBQH đề nghị cần cân nhắc quy định cho phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ vì có thể gây tác động xấu đến môi trường nếu không có những quy định nghiêm ngặt, giải trình làm rõ thêm trước khi Luật được thông qua, Ủy ban TVQH cho rằng ý kiến nêu trên là xác đáng.

Theo Ủy ban TVQH, Dự thảo Luật quy định tàu biển đã qua sử dụng nhập khẩu để phá dỡ phải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, nghĩa là phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để hạn chế tới mức thấp nhất có thể gây tác động xấu đến môi trường. Đồng thời, Dự thảo Luật cũng đã giao Chính phủ quy định cụ thể đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng nhằm bảo đảm tổ chức chặt chẽ việc phá dỡ, hạn chế tác động xấu đến môi trường.

Trên thực tế công việc phá dỡ tàu biển đã được nhiều nước tiến hành. Việc cho phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ sẽ cung cấp nguyên liệu đầu vào có chất lượng cao, khối lượng không nhỏ cho sản xuất công nghiệp; góp phần giải quyết việc làm, tăng lợi ích kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường vì giảm bớt đến yêu cầu khai thác khoáng sản.

Không trùng lặp chi tiêu giữa Quỹ và ngân sách

Về Quỹ bảo vệ môi trường, tại các phiên thảo luận trước đó, còn có ý kiến ĐBQH còn băn khoăn về việc thành lập quỹ bảo vệ môi trường, việc hỗ trợ của ngân sách nhà nước (NSNN) cho quỹ và các nguồn vốn hoạt động khác. Bên cạnh đó là mục đích sử dụng quỹ; việc quản lý quỹ bảo vệ môi trường để bảo đảm tránh trùng lặp trong việc chi tiêu giữa quỹ này với ngân sách…

Giải trình vấn đề này, Ủy ban TVQH thấy rằng ý kiến nêu trên là xác đáng. Bởi Thực tế Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam đã được thành lập từ năm 2002 theo quyết định số 82/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Luật Bảo vệ môi trường hiện hành cũng đã có quy định về quỹ bảo vệ môi trường ở trung ương, ngành lĩnh vực và địa phương. Đến nay đã có 48 tỉnh thành trên cả nước có dự án bảo vệ môi trường được Quỹ hỗ trợ tài chính; đặc biệt là Quỹ đã hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió, …rất có hiệu quả.

Theo Ủy ban TVQH, những nội dung hỗ trợ của Quỹ không bị trùng với nội dung chi của NSNN. Do đó, Ủy ban TVQH đề nghị QH cho phép giữ quy định về quỹ bảo vệ môi trường như trong Dự thảo Luật.

Dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) với 20 Chương, 170 Điều, chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2015.
 
Sửa lần cuối:

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,830
Bài viết
42,123
Thành viên
31,233
Thành viên mới nhất
khachmua