Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

Luật môi trường Quy trình thành lập ban an toàn cơ sở

Ms Bean

Cây đầu làng
Ban Quản Trị
Tham gia
20/12/07
Bài viết
861
Cảm xúc
183
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG TY XÂY DỰNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------***----------
Số: /TCT-TCPC​
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2010
QUYẾT ĐỊNH

V/v: Bổ nhiệm Đại diện lãnh đạo về An toàn sức khỏe môi trường

và thành lập ban HSE



TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY XÂY DỰNG

- Căn cứ vào Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty;

- Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty;

- Căn cứ vào yêu cầu, quy định và đặc điểm của các Gói thầu;

- Xét năng lực và phẩm chất cán bộ.

- Theo đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức Pháp chế.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 : Thành lập Ban An toàn – Sức khỏe – Môi Trường (gọi tắt là Ban HSE) trực thuộc Tổng Công ty thực hiện chức năng thường trực Hội đồng Bảo hộ lao động Tổng Công ty; tham mưu, giúp việc Tổng Giám đốc về lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, sức khỏe nghề nghiệp và bảo vệ môi trường; chủ trì, phối hợp với các phòng ban chức năng của Tổng Công ty và Phòng tổ chức pháp chế trong việc quản lý, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện công tác An toàn sức khỏe môi trường của các đơn vị thành viên Tổng Công ty.

Điều 2: Điều động và bổ nhiệm các ông có tên dưới đây làm nhiệm vụ tại Ban An toàn – Sức khỏe – Môi trường (ban HSE):

Họ và TênChức vụ
Phó Tổng giám đốc - Đại diện lãnh đạo về HSE
Trưởng ban HSE
Thành viên ban HSE
Thành viên ban HSE
Thành viên ban HSE
Thành viên ban HSE
Thành viên ban HSE
Thành viên ban HSE


Điều 3 :
Đại diện lãnh đạo về HSE có chức năng nhiệm vụ sau:

Đảm bảo hệ thống quản lý an toàn sức khỏe môi trường được thực hiện và duy trì theo đúng các yêu cầu của tiêu chuẩn ....

  • Tổ chức việc xem xét lại hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp để kịp thời khắc phục, phòng ngừa và cải tiến.
Báo cáo cho Tổng Giám Đốc các kết quả thực hiện An toàn sức khỏe nghề nghiệp của Tổng công ty.

Báo cáo cho Tổng Giám Đốc các kết quả giám sát và đo các chỉ tiêu về An toàn sức khỏe môi trường, các cải tiến, sự tuân thủ với yêu cầu luật pháp Việt Nam, kết quả các hành động phòng ngừa và cải tiến cho Tổng Giám Đốc , Sở Lao Động Thương Binh và Xã hội TP.HCM.

  • Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu an toàn sức khỏe và môi trường của Tổng công ty.
Phổ biến Chính Sách An toàn sức khỏe môi trường (ATSKMT) của Tổng công ty các nhà thầu, nhà cung cấp & cơ quan quản lý nhà nước và các bên có liên quan.

Tiếp nhận và giải đáp các vấn đề về An Toàn, Sức Khỏe, Môi Trường từ các nhà thầu, nhà cung cấp, các công ty, cơ quan chính quyền tại Tổng công ty và các công trình đang thi công .

Điều 4 : Ban HSE có chức năng nhiệm vụ sau:

Tham mưu, giúp việc đại diện lãnh đạo về ATSKMT về lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, sức khỏe nghề nghiệp và bảo vệ môi trường

Tham gia phối hợp và tư vấn với thủ trưởng các đơn vị trực thuộc về các hoạt động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch An toàn lao động, Vệ sinh lao động, Bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Định kỳ 6 tháng và hàng năm tổ chức kiểm tra tại các đơn vị trực thuộc, tham gia xây dựng kế hoạch an toàn sức khỏe nghề nghiệp và đánh giá công tác an toàn sức khỏe nghề nghiệp và môi trường của đơn vị.

Trong kiểm tra nếu phát hiện có nguy cơ mất An toàn vệ sinh lao động, ô nhiễm môi trường có quyền yêu cầu người quản lý trực tiếp thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó.

Tham gia vào thành viên thường trực Hội đồng bảo hộ lao động và thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Định kỳ họp xem xét, đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu luật pháp, các yêu cầu khách hàng, kết quả thực hiện các mục tiêu ATSKMT, đề xuất các biện pháp cải tiến chỉ số thực hiện ATSKMT.

Xem xét đánh giá và các rủi ro đáng kể và các khía cạnh môi trường có ý nghĩa.

Báo cáo cho Đại Diện Lãnh Đạo kết quả hoạt động của hệ thống quản lý ATSKMT.

Hỗ trợ và lập kết hoạch tập huấn đào tạo đầy đủ các khóa ATSKMT hàng năm cho cán bộ công nhân viên trong tổng công ty.

Bảo đảm các yêu cầu của hệ thống quản lý ATSKMT được thiết lập, thực hiện và duy trì.

Tổng kết các báo cáo số lượng chất thải định kỳ và giám sát việc thực hiện quản lý chất thải ở các bộ phận & sự tuân thủ nội quy về ATSKMT của cán bộ công nhân viên trong tổng công ty và các công trình.

Báo cáo kết quả thực hiện các khóa đào tạo & tập huấn về ATSKMT tại tổng công ty và các đơn vị thành viên, kết quả giám sát & đo các chỉ tiêu ATSKMT cho Đại Diện Lãnh Đạo.

Giám sát thực hiện kiểm định các thiết bị chống sét, chống tĩnh điện cho các công trình.

Giám sát kiểm tra toàn về Phòng cháy & chữa cháy, báo cáo định kỳ về tình hình Phòng cháy & chữa cháy cho Đại Diện Lãnh Đạo & Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy.

Trang bị các phương tiện & dụng cụ phòng cháy, chữa cháy, sơ cấp cứu, dụng cụ bảo hộ lao động cho các công trình.

Lập phương án an toàn môi trường cho các dự án. Tham gia soạn thảo nội dung hợp đồng với các Nhà thầu phụ về an toàn sức khỏe nghề nghiệp và môi trường.

Thiết lập và tiến hành các kế hoạch an toàn sức khỏe nghề nghiệp và môi trường trong mỗi dự án.

Tổ chức kiểm tra công trường cùng các đơn vị Nhà thầu phụ, khảo sát các điều kiện làm việc không an toàn, những điều kiện không đạt tiêu chuẩn chất lượng chỉ ra trong thực tế và phải được cải thiện ngay lập tức. Tổ chức các cuộc họp về an toàn sau khi đi thực tế công trường định kỳ.

Yêu cầu các Nhà thầu phụ lập báo cáo về an toàn theo biểu mẫu định kỳ

Đưa ra các khuyến cáo bằng văn bản kèm theo các hình ảnh yêu cầu Nhà thầu phụ khắc phục các sai lỗi ngoài hiện trường.

Quản lý hồ sơ các thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

Thiết kế và đặt các loại mẫu biển báo nguy hiểm, chỉ dẫn, cảnh báo…

Giúp đại diện lãnh đạo về ATSKMT trong việc hoàn thành các tài liệu về HSE , các quy định, nội quy, quy trình về HSE.

Phối hợp với bộ phận BHLĐ tổ chức huấn luyện cho người lao động về công tác an toàn vệ sinh lao động, đo đạc kiểm tra môi trường lao động và một số nhiệm vụ khác theo chuyên môn do thủ trưởng đơn vị giao.

  • Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác bảo hộ lao động của đơn vị;
  • Phổ biến pháp luật, chế độ, quy định, quy trình nội quy về an toàn sức khỏe môi trường do Nhà nước, Tổng Công ty hoặc đơn vị ban hành đến các cấp quản lý và người lao động trong đơn vị; đề xuất các hoạt động tuyên truyền về an toàn sức khỏe môi trường và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện.
  • Dự thảo kế hoạch BHLĐ hằng năm của đơn vị và phối hợp với các phòng, ban liên quan, các cơ sở trực thuộc để thực hiện kế hoạch.
  • Phối hợp với với phòng kỹ thuật, nghiệp vụ, chuyên viên theo dõi công tác bảo vệ và cơ sở trực thuộc xây dựng hoặc bổ sung, hoàn thiện quy trình, nội quy, biện pháp ATSKMT.
  • Phối hợp với bộ phận y tế tổ chức đo kiểm tra và giám sát môi trường lao động, theo dõi tình hình bệnh tật, TNLĐ; đề xuất các biện pháp quản lý và chăm sóc sức khoẻ người lao động.
  • Kiểm tra việc chấp hành quy định, quy trình, nội quy, biện pháp ATVSLĐ trong phạm vi đơn vị và đề xuất biện pháp khắc phục những tồn tại, thiếu sót.
  • Tham gia điều tra các vụ tai nạn lao động và thống kê, báo cáo tình hình tai nạn lao động xảy ra tại tổng công ty và các đơn vị thành viên.
  • Tổng hợp và đề xuất với giám đốc, thủ trưởng đơn vị giải quyết kịp thời các kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra; kiến nghị của tổ chức công đoàn, của các cơ sở trực thuộc và người lao động.
  • Dự thảo trình thủ trưởng đơn vị các báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác bảo hộ lao động theo quy định.
  • Quản lý các giám sát an toàn tại công trình đang thi công.
Điều 5 : Thành viên Ban HSE có chức năng nhiệm vụ sau:

  1. Trách nhiệm
  • Quản lý và thực hiện công tác an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, bảo hộ lao động tại công trình đang giám sát.
  • Nghiên cứu các văn bản và các chế độ chính sách liên quan đến vấn đề an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, bảo hộ lao động.
  • Đào tạo, hướng dẫn nhân viên mới thông hiểu các quy định nơi làm việc, nội quy lao động và các chế độ chính sách của Tổng Công ty.
  • Tổ chức các khoá đào tạo cho CBCNV dựa trên kế hoạch đào tạo của thời kỳ tương ứng và nhu cầu đào tạo của các Phòng/ban được Đại diện lãnh đạo phê duyệt.
  • Giám sát tiến trình và quản lý chất lượng thực hiện các khoá đào tạo.
  • Thống kê, theo dõi thực hiện kế hoạch đào tạo và đáp ứng nhu cầu đào tạo của các công trình.
  • Quản lý chất lượng đào tạo trên cơ sở báo cáo học tập, đào tạo của học viên và đơn vị.
  • Lập và lưu giữ các hồ sơ giấy tờ có liên quan đến công việc đươc phân công theo quy định
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban HSE phân công.
2. Quyền hạn:

- Được tham dự các cuộc họp giao ban sơ kết, tổng kết tình hình thi công công trình và các cuộc họp kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động.

- Được tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch dự án, lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy, thiết bị mới xây dựng, lắp đặt hoặc sau cải tạo, mở rộng để tham gia ý kiến về mặt ATVSLĐ.

- Trong khi kiểm tra các bộ phận sản xuất nếu phát hiện thấy có vi phạm hoặc có nguy cơ xảy ra TNLĐ, chuyên viên BHLĐ có quyền yêu cầu người phụ trách bộ phận đó ra lệnh đình chỉ công việc hoặc được ra lệnh tạm đình chỉ (nếu thấy khẩn cấp) để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, đồng thời báo cáo với thủ trưởng đơn vị.

Điều 6: Các Trưởng phòng/Ban liên quan và các cá nhân có tên tại điều 2 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.



Nơi nhận:
- Như Điều 7
- ĐHTV-TCT (để báo cáo)
Các P.TGĐ-TCT(để biết)
- Lưu TCPC, VP/TCT
TỔNG GIÁM ĐỐC





 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua