Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

Quyết định số 20/2009/QĐ-TTg ngày 10/02/2009

daibangxanh

Cây cổ thụ
Tham gia
24/5/07
Bài viết
2,207
Cảm xúc
55
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

_________




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________________________

Số: 20/2009/QĐ-TTg


Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2009



QUYẾT ĐỊNH

Về quy định việc trang bị, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật

trong công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật

về bảo vệ môi trường của lực lượng Cảnh sát nhân dân

________



THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ



Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,



QUYẾT ĐỊNH:



Điều 1. Đối tượng, phạm vi, mục đích trang bị và sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật

Lực lượng Cảnh sát nhân dân được trang bị, sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong hoạt động quan trắc, thu, bảo quản, vận chuyển và phân tích mẫu môi trường (dưới đây viết tắt là phương tiện, thiết bị kỹ thuật về môi trường) quy định tại Điều 2 của Quyết định này phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật về môi trường là căn cứ để xem xét vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật về môi trường

Phương tiện, thiết bị kỹ thuật về môi trường của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là các thiết bị đo kiểm; thu, bảo quản và vận chuyển mẫu; phân tích môi trường về đất, nước, khí, chất rắn, phóng xạ, điện từ trường, vi khí hậu, thủy văn, biển và các yếu tố môi trường khác được sản xuất, nhập khẩu phù hợp với các quy định của pháp luật, bao gồm:

1. Thiết bị đo nhanh khí;

2. Thiết bị đo nhanh nước;

3. Thiết bị đo bụi;

4. Thiết bị đo độ rung;

5. Thiết bị đo độ ồn;

6. Thiết bị đo phóng xạ;

7. Thiết bị đo cường độ ánh sáng;

8. Thiết bị đo sóng viba;

9. Thiết bị đo bức xạ;

10. Thiết bị đo điện từ trường;

11. Thiết bị phân tích khí;

12. Thiết bị phân tích nước và chất lỏng;

13. Thiết bị phân tích đất;

14. Thiết bị phân tích chất rắn;

15. Thiết bị phân tích các yếu tố vi sinh vật;

16. Thiết bị đo vi khí hậu;

17. Thiết bị đo lưu tốc dòng;

18. Trạm kiểm định môi trường di động;

19. Thiết bị định vị vệ tinh GPS;

20. Thiết bị thu mẫu môi trường;

21. Thiết bị bảo quản mẫu môi trường;

22. Thiết bị ghi âm và ghi hình.

Ngoài những phương tiện, thiết bị kỹ thuật trên, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định lực lượng Cảnh sát nhân dân được sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành của các Bộ, ngành liên quan khi cần thiết. Kết quả sử dụng các phương tiện, thiết bị này cũng được coi là căn cứ cho việc xem xét để áp dụng các hình thức xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật về môi trường

1. Việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật của lực lượng Cảnh sát nhân dân phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường phải đảm bảo yêu cầu theo các quy định về kiểm định, đo lường chất lượng của Nhà nước.

2. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật về môi trường của lực lượng Cảnh sát nhân dân phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường phải được sử dụng theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.

3. Đơn vị, cá nhân nào sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật về môi trường quy định tại Điều 2 của Quyết định này một cách tùy tiện, không đúng mục đích, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Trách nhiệm của các chủ thể sản xuất, kinh doanh

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát nhân dân phải nghiêm chỉnh chấp hành việc giám sát, phát hiện, xử lý đối với các hành vi vi phạm được phát hiện bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật về môi trường và có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm các hành vi cản trở, hạn chế hoặc vô hiệu hóa tính năng kỹ thuật của các phương tiện, thiết bị kỹ thuật về môi trường của lực lượng Cảnh sát nhân dân.



Điều 5. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan

1. Bộ Công an có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định này; xây dựng Trung tâm Kiểm định tiêu chuẩn môi trường đủ điều kiện đảm bảo quan trắc và phân tích môi trường, có hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ làm căn cứ cho việc điều tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.

a) Phối hợp với Bộ Công an tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng năng lực chuyên môn về trang thiết bị kỹ thuật đo kiểm và phân tích môi trường cho đội ngũ cán bộ Cảnh sát nhân dân làm công tác quan trắc và phân tích môi trường.

Phối hợp với Bộ Công an trong việc xây dựng kế hoạch, quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường để đầu tư các phương tiện, thiết bị kỹ thuật về môi trường của lực lượng Cảnh sát nhân dân.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 3 năm 2009.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.





Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- UB Giám sát tài chính QG;

- Ngân hàng Chính sách Xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT,

các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: Văn thư, NC (5b). M
 

Huyền Lương

Cây ăn trái
Tham gia
11/5/09
Bài viết
96
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
công ty vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

VEDAN THỪA NHẬN 10 HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH: 1. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày đối với Nhà máy sản xuất tinh bột biến tính của Công ty; vi phạm khoản 11, Điều 10, nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000m3/ngày đối với các Nhà máy sản xuất bột ngọt và Lysin của Công ty; vi phạm khoản 8 Điều 10, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
3. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000/ngày đối với các nhà máy khác của Công ty; vi phạm khoản 8, Điều 10, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
4. Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; vi phạm khoản 4, Điều 27, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
5. Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo; vi phạm khoản 3, Điều 8, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
6. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với Dự án đầu tư nâng công suất đối với phân xưởng sản xuất Xút- Axít từ 3.116 tấn/ tháng lên 6.600 tấn/ tháng; vi phạm khoản 3, Điều 9, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
7. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với Dự án đầu tư nâng công suất đối với các Nhà máy bột ngọt từ 5.000tấn/ tháng lên 15.000 tấn/tháng; tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/ tháng lên 4.000 tấn/tháng; Lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng; bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng; PGA 700 tấn/năm; phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn); 280.000 tấn/ năm (lỏng) về cảng 12.000 tấn; vi phạm khoản 3, Điều 9, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
8. Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế môi trường; vi phạm điểm b, khoản 1, Điều 11, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
9. Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường, vi phạm khoản 3, Điều 15, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
10. Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép; vi phạm khoản 4, Điều 9, Nghị dịnh 34/2005/NĐ- CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong tài nguyên nước.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua