Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

sinh vật lạ

minhthangxfile

Cây công nghiệp
Tham gia
22/12/08
Bài viết
110
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Ngày 14/5, trao đổi với phóng viên VietNamNet, TS. Lê Xân, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 cho biết đã có kết quả xác định “sinh vật lạ” ở đầm Rưng. Loài này không có tên tiếng Việt.

"Sinh vật lạ" là động vật thủy sinh

"Sinh vật lạ" được xác định là loài động vật thủy sinh, hình rêu, thường sống dưới dạng khuẩn lạc (sống thành bầy đàn). Các khuẩn lạc kết lại thành một khối như bông hoa, đường kính trên 2m, bám vào thân cây thủy sinh, rất khó nhìn thấy bằng mắt thường. Mỗi khuẩn lạc chứa 99% nước, có nhiều xúc tu (râu) tiết ra chất nhầy gây chết cá.

images1784972_0512_damrung.jpg


Sinh vật lạ ở đầm Rưng

Vì ít thấy nên người dân không biết tên gọi của chúng. Sinh vật này có hình dáng từng khối, có kích thước từ 1cm đến 30cm, bên trong có những chấm đen, trắng đục, xung quanh có lớp nhầy nhớt trong suốt, dạng như tảo, thạch, có mùi tanh, sờ vào ngứa. Tuy nhiên, đây là con vật chứ không phải một loại tảo.

Chúng thường xuất hiện ở các khu vực ao đầm, nước không thoát và sinh sôi nảy nở vào lúc tiết trời ôn hòa, xuân chuyển sang hè như thời điểm này.

Mấy ngày trước, người dân khu vực đầm Rưng, xã Tứ Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết sinh vật này lần đầu tiên xuất hiện ở đây, không biết tên và không biết thuộc loại gì, trông giống như tảo, sống lơ lửng trong nước, khi chạm tay vào bị ngứa, đặc biệt cá chạm vào bị chết với tỷ lệ cao. Mỗi ngày người dân thả lưới bắt có thể kéo được từ 1 - 2 tấn.
images1784974_sv-la.jpg


Hình dạng của "tập đoàn" Pectinatella magnifica trong nước

Tại đầm Rưng và nhiều ao, đầm khác đã từng xuất hiện sinh vật này. Chúng có cả giống đực, cái, sinh sản chủ yếu vào lúc thời tiết ấm áp.

Chưa xác định nguyên nhân chết cá

Diện tích đầm Rưng rộng 70ha, độ sâu trung bình 3,5m, mặt nước rộng, thoáng, phía đông của đầm giáp với khu dân cư. Toàn bộ chất thải sinh hoạt được xả thẳng xuống đầm. Nước trong đầm chủ yếu là nước tù đọng, nguồn nước bổ sung cho đầm phụ thuộc vào nguồn nước mưa. Vì thế, nguyên nhân cá chết hàng loạt chưa chắc chắn do “sinh vật lạ”. Đến nay chưa có kết luận gì về nguyên nhân cá chết trong đầm.

Kết quả kiểm tra các thông số môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép, mặt nước đầm nuôi rộng, thoáng… phù hợp cho nuôi cá.
images1784976_sv-la-2.jpg


Đỉnh xúc tu hình móng ngựa dưới kính hiển vi

Theo đánh giá ban đầu của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, nguyên nhân cá chết có thể do các “sinh vật lạ” phát triển với số lượng lớn bám vào mang và tiết ra chất nhầy làm cho cá không hô hấp được. Các giải pháp khắc phục hiện đang được tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu.

Trung tâm nghiên cứu quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Bắc của viện đã có những khuyến cáo: đề nghị chủ đầm Rưng - HTX chăn nuôi Bình Minh (Tứ Trưng - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc) không tháo nước ra ngoài để tránh hiện tượng phát tán Pectinatella magnifica ra các thủy vực khác; phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc, Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc theo dõi diễn biến của Pectinatella magnifica và thông báo kịp thời với trung tâm và các cơ quan chức năng.

Trung tâm cũng đã đề nghị Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp kinh phí đột xuất để trung tâm tiếp tục nghiên cứu các giải pháp xử lý.

P.S
Phần lớn Bryozoan thường sống ở nước mặn (khoảng vài nghìn loài) nhưng lớp Phylactolaemata tìm thấy ở nước ngọt. Phân bố chủ yếu ở Bắc Mỹ và phía nam Canada, một vài nơi ở châu Âu như Đức, Hà Lan, Cộng hòa Séc và Scovakia. Năm 1960, thấy xuất hiện tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát triển mạnh và tạo thành những "tập đoàn" có đường kính lên đến 2m.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua