tre-xanh
Cây công nghiệp
- Tham gia
- 4/6/07
- Bài viết
- 155
- Cảm xúc
- 3
Đặc thù của nuớc thải sản dệt nhuộm là có sử dụng nhiều NaOH, Na2SO4 để xử lí vải nên nước thải thường có pH rất cao. Do đó nếu theo qui trình xử lí nước thải thông thường phải sử dụng acid để trung hòa pH tạo điều kiện thích hợp cho quá trình xử lí sinh học ở giai đoạn sau. Ở đây TS ĐẶNG TRẤN PHÒNG đã tái sử dụng khói lò hơi để làm tác nhân trung hòa nước thải.
Thực ra phương pháp công nghệ trên không phải là mới, vì đã được nghiên cứu từ những năm 20 của thế kỷ trước, và trong những năm 60 đã được áp dụng trong công nghệ xử lý nước thải. Song, cho đến những năm gần đây, nhất là vào năm 1999 tại Hội chợ quốc tế thiết bị ngành dệt ITMA 99 ở Pari hãng Goettseche & Schwaizmueller mới trưng bày thiết bị xử lý hiện đại theo công nghệ trên. Cơ sở khoa học của công nghệ. Trong khí khói lò hơi bất kể đốt bằng nguyên liệu gì (than, dầu hay gas) đều có hàm lượng CO2 từ 7-14% thể tích, SO2 từ 0,04% -0,2%. Do vậy có thể tận dụng chúng để trung hòa nước thải kiềm tính. Về mặt hóa học có thể xảy ra các phản ứng giữa các khí thải trên với kiềm trong nước thải như sau:
SO2 + H2O = H2SO3
H2SO3 + 2NaOH = Na2SO3 + 2H2O
H2SO3 + Na2SO3 = 2NaHSO3
Song trung hòa chủ yếu xảy ra giữa khí CO2 có nhiều chất trong khí khói và nước thải theo hai giai đoạn:
CO2 + H2O + 2NaOH => Na2CO3 + 2H2O (pH~11)
Na2CO3 + CO2 + H2O => 2NaHCO3 (pH~8)
Trong trường hợp trung hòa bằng khí thải lò hơi này, nhiệt độ của nước thải nói chung tăng không đáng kể, bởi vì khí thải có nhiệt lượng rất thấp. trung hòa nước thải kiềm tính theo phương pháp công nghệ trên có thể tiến hành trong bể hở hay trong thiết bị kín. Hãng Enviro - Chemic (Đức) đưa ra một hệ thống trung hòa rất đơn giản, với tên thương mại SPLIT-O-MAT * N bao gồm:
* Một bể phản ứng hở bằng bê tông
* Máy khuấy trộn mạnh
* Thiết bị kiểm tra pH
Khí khói được hút ra tự động từ ống khói đưa vào hệ thống SPLIT -O- MAT* N. ở đây thiết bị khuấy trộn sẽ khuấy trộn mạnh khí thải và nước thải đạt tới mức trao đổi tối ưu. Hệ thống được điều khiển vận hành tự động, đảm bảo pH nước thải "đầu ra" trong khoảng 6-9.
Trong khi đó một hãng khác của Đức (Goettsche & Schwazmueller) thiết kế bị kín hiện đại với nguyên lý vận hành như sau: Khí thải với dung lượng cần thiết được hút khỏi ống khói lò hơi và làm lạnh rồi được dẫn vào bình phản ứng kín. Trong bình phản ứng, CO2 từ khí khói được phun vào nước thải sẽ trung hòa và đảm bảo nước thải sau khi trung hòa có pH 6,5 - 9. Hiệu quả phản ứng hóa học phụ thuộc vào nhiều thông số, nhất là nồng độ của các thành phần phản ứng, nhiệt độ phản ứng, áp lực khí trên dung dịch, cường độ và thời gian tiếp xúc giữa pha khí và pha lỏng v.v...
Công nghệ trung hòa tiến trên thời gian tới dự kiến được áp dụng trong hệ thống xử lý nước thải của các Công ty phía Nam Hà Nội với những ưu điểm nổi bật sau:
* Hoàn toàn không phải sử dụng bất cứ hóa chất nào mà chỉ tận dụng khí thải lò hơi không mất tiền mua.
* Không cần thiết phải có thiết bị điều chỉnh pH đắt tiền vì không khi nào xảy ra axit hóa quá mức.
* Không có nguy hiểm gỉ thiết bị do hơi axit hay rò rỉ axit.
* Đảm bảo vận hành dễ dàng và an toàn.
* Giảm phát thải CO2 ra không khí, góp phần hạn chế việc nóng lên toàn cầu và giảm hiệu ứng nhà kính.
* Ưu điểm lớn nhất, đáng chú ý nhất là quá trình công nghệ này chỉ sản sinh bicacbonat thân thiện với môi trường mà không làm tăng hàm lượng sunfat nguy hại như trong trường hợp trung hòa bằng axit sunfuaric.
link tham khảo: http://www.nea.gov.vn/tapchi/Toanvan/11-2k1-26.htm
Thực ra phương pháp công nghệ trên không phải là mới, vì đã được nghiên cứu từ những năm 20 của thế kỷ trước, và trong những năm 60 đã được áp dụng trong công nghệ xử lý nước thải. Song, cho đến những năm gần đây, nhất là vào năm 1999 tại Hội chợ quốc tế thiết bị ngành dệt ITMA 99 ở Pari hãng Goettseche & Schwaizmueller mới trưng bày thiết bị xử lý hiện đại theo công nghệ trên. Cơ sở khoa học của công nghệ. Trong khí khói lò hơi bất kể đốt bằng nguyên liệu gì (than, dầu hay gas) đều có hàm lượng CO2 từ 7-14% thể tích, SO2 từ 0,04% -0,2%. Do vậy có thể tận dụng chúng để trung hòa nước thải kiềm tính. Về mặt hóa học có thể xảy ra các phản ứng giữa các khí thải trên với kiềm trong nước thải như sau:
SO2 + H2O = H2SO3
H2SO3 + 2NaOH = Na2SO3 + 2H2O
H2SO3 + Na2SO3 = 2NaHSO3
Song trung hòa chủ yếu xảy ra giữa khí CO2 có nhiều chất trong khí khói và nước thải theo hai giai đoạn:
CO2 + H2O + 2NaOH => Na2CO3 + 2H2O (pH~11)
Na2CO3 + CO2 + H2O => 2NaHCO3 (pH~8)
Trong trường hợp trung hòa bằng khí thải lò hơi này, nhiệt độ của nước thải nói chung tăng không đáng kể, bởi vì khí thải có nhiệt lượng rất thấp. trung hòa nước thải kiềm tính theo phương pháp công nghệ trên có thể tiến hành trong bể hở hay trong thiết bị kín. Hãng Enviro - Chemic (Đức) đưa ra một hệ thống trung hòa rất đơn giản, với tên thương mại SPLIT-O-MAT * N bao gồm:
* Một bể phản ứng hở bằng bê tông
* Máy khuấy trộn mạnh
* Thiết bị kiểm tra pH
Khí khói được hút ra tự động từ ống khói đưa vào hệ thống SPLIT -O- MAT* N. ở đây thiết bị khuấy trộn sẽ khuấy trộn mạnh khí thải và nước thải đạt tới mức trao đổi tối ưu. Hệ thống được điều khiển vận hành tự động, đảm bảo pH nước thải "đầu ra" trong khoảng 6-9.
Trong khi đó một hãng khác của Đức (Goettsche & Schwazmueller) thiết kế bị kín hiện đại với nguyên lý vận hành như sau: Khí thải với dung lượng cần thiết được hút khỏi ống khói lò hơi và làm lạnh rồi được dẫn vào bình phản ứng kín. Trong bình phản ứng, CO2 từ khí khói được phun vào nước thải sẽ trung hòa và đảm bảo nước thải sau khi trung hòa có pH 6,5 - 9. Hiệu quả phản ứng hóa học phụ thuộc vào nhiều thông số, nhất là nồng độ của các thành phần phản ứng, nhiệt độ phản ứng, áp lực khí trên dung dịch, cường độ và thời gian tiếp xúc giữa pha khí và pha lỏng v.v...
Công nghệ trung hòa tiến trên thời gian tới dự kiến được áp dụng trong hệ thống xử lý nước thải của các Công ty phía Nam Hà Nội với những ưu điểm nổi bật sau:
* Hoàn toàn không phải sử dụng bất cứ hóa chất nào mà chỉ tận dụng khí thải lò hơi không mất tiền mua.
* Không cần thiết phải có thiết bị điều chỉnh pH đắt tiền vì không khi nào xảy ra axit hóa quá mức.
* Không có nguy hiểm gỉ thiết bị do hơi axit hay rò rỉ axit.
* Đảm bảo vận hành dễ dàng và an toàn.
* Giảm phát thải CO2 ra không khí, góp phần hạn chế việc nóng lên toàn cầu và giảm hiệu ứng nhà kính.
* Ưu điểm lớn nhất, đáng chú ý nhất là quá trình công nghệ này chỉ sản sinh bicacbonat thân thiện với môi trường mà không làm tăng hàm lượng sunfat nguy hại như trong trường hợp trung hòa bằng axit sunfuaric.
link tham khảo: http://www.nea.gov.vn/tapchi/Toanvan/11-2k1-26.htm