Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

Sử dụng nước thải tái chế vào mục đích gì

Minh Grac

Cây cổ thụ
Ban Quản Trị
Tham gia
20/5/07
Bài viết
1,685
Cảm xúc
78
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Các nhà phi hành gia ngoài vũ trụ sử dụng nước sinh hoạt từ tái chế nước tiểu của họ còn các bạn thì sao?

  • Giá nước càng ngày càng mắc
  • Nguồn nước mặt và nước ngầm càng ngày càng cạn kiệt
  • Nếu xả thải phải xử lý và đóng phí bảo vệ môi trường với nước thải
  • Phải đóng thuế tài nguyên nước
  • ...........
Do đó vấn đề sử dụng nước tái chế không phải là mối quan tâm của nhà nước, doanh nghiệp mà là của mỗi người chúng ta (hơn 75% cơ thể là nước mà :dance3:).

Topic này được lập ra 1 phần để đánh giá ban đầu về nhu cầu sử dụng nước tái chế của các thành viên trong YMT và có thể được sử dụng cho các nghiên cứu về tái chế nước thải hoặc tài nguyên nước.

Theo bạn nước tái chế từ các trạm xử lý nước thải, nhà vệ sinh, hệ thống làm mát,... vào các mục đích nào là phù hợp:

  1. Dùng ăn uống (xử lý ra theo QCVN 01:2009 của bộ y tế)
  2. Dùng trong sinh hoạt (theo QCVN 02:2009 của bộ y tế)
  3. Dùng trong công tác vệ sinh, tưới cây (do tâm lý)
  4. Chỉ dùng để trong sản xuất hoặc vệ sinh thôi (không dùng sinh hoạt và ăn uống)
Chân thành cảm ơn các bạn đã hợp tác.
 

nguyendinhquocqn

Mầm xanh
Tham gia
29/11/10
Bài viết
10
Cảm xúc
1

darlingcpt

Hạt giống tốt
Tham gia
27/10/10
Bài viết
3
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Cái này mình cũng thấy rất hay, ở khoa Hóa mình cũng có một số thầy đang nghiên cứu theo hướng này, tuy nhiên để vấn đề này có tính khả thi, theo mình trước tiên cần ứng dụng với các khu chung cư trước, vì neữue lý riêng lẻ từng hộ thì chi phí quá lớn, chưa kể hệ thống cồng kềnh, phức tạp.
 

lapcuong77

Cỏ 4 lá
Tham gia
2/10/09
Bài viết
70
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
mình thấy người ta thường tái sử dụng một phần nước thải vào mục dích như: tưới cây, rửa sân, làm mát...
nước thải sau khi qua quá trình xử lý sinh học và hóa lý chỉ cần cho qua bể lọc cát là có thể tái sử dụng cho mục đích trên được
còn để sử dụng cho ăn uống cần phải qua thêm quá trình lọc màng tốn kém hơn.
 

nguyendinhquocqn

Mầm xanh
Tham gia
29/11/10
Bài viết
10
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Nếu đơn giản vậy sao các nhà chức năng sao không có biện pháp bắt buột các chủ dự án ,các nhà đầu tư xây dựng thêm bể lọc cát song song gắn liền với trạm xử lý kết hợp tái sử dụng nguồn nước.Điều này muốn làm được và được nhân rộng thì không thể thiếu sự có mặt của cơ chức năng.Và chắc chắn một điều không một chủ đầu tư nào tự giác mất một khoảng tiền nhiều tỉ chỉ để tưới cây.........không biết ba nhiêu năm mới thu hồi vốn chưa kể các chi phí tăng cao (do phải bảo đảm nước đầu ra đạt).......Điều đó dẫn đến cơ quan chức năng không có quyền ép buột......dẫn đến môi trường ô nhiễm là chuyện ai cũng biết.
 

nguyendinhquocqn

Mầm xanh
Tham gia
29/11/10
Bài viết
10
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
ở sìngapore nó đã làm dc xử lý nước vệ sinh thành ăn uống rùi....nhưng ít phổ biến...nghe tới đã thấy nghê nghê mấy bác nhỉ( trừ dân môi trường mình thôi)

có mơ thì mình cũng không dám mơ ở ta có công trình xử lý nước như ở Sigapore .Mình chỉ mơ được qua đó xem cách làm là mãng nguyện rối.:32:
 

meomaythongminh

Cây đầu làng
Tham gia
24/5/07
Bài viết
691
Cảm xúc
7
Tham gia
25/3/09
Bài viết
48
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
THEO MÌNH THÌ TÙY VÀO THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC ĐEM ĐI XỬ LÍ VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SAU KHI XỬ LÍ! KHI NƯỚC ĐÃ ĐẠT TIÊU CHUẨN ĐỂ SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH NÀO THÌ CÓ THỂ SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH ĐÓ! KHÔNG PHẢI VÌ NÓ ĐÃ TỪNG LÀ NƯỚC THẢI MÀ KHÔNG ĐƯỢC TÁI SỬ DỤNG CHO NHỮNG MỤC ĐÍCH PHÙ HỢP CỦA NÓ!
 

minhhoang54321

Cây công nghiệp
Tham gia
1/4/10
Bài viết
253
Cảm xúc
2
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Mình cũng muốn sử tái sử dụng nước thải sinh hoạt đã qua xử lý dùng để tưới cây.Nhưng chưa thực hiện được vì chưa xây dựng được quy trình khép kín và chi phí đầu tư.Nếu quy trình đơn giản dễ thực hiện và được nhân rộng thì hiệu quả sẽ rất thiết thực.

theo mình k cần gì nhiều, chỉ cần chế ra cái ống giống như mấy nước bên Châu Phi,nước bẩn cỡ nào cắm ống xuống hút là uống đc tất, k phải làm gì nhiều, hehe, có lí k?
 

trang_xuka_1010

Cây ăn trái
Tham gia
21/6/11
Bài viết
98
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Các bác xem thử một mô hình xử lý nước thải cho cụm dân cư và đô thị.

Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường (IESE) (Đại học Xây dựng) phối hợp với Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai và một số đơn vị khác đã nghiên cứu thành công công nghệ xử lý nước thải và công nghệ chế tạo các bể xử lý nước thải tại chỗ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của người dân tại các cụm dân cư và khu đô thị.



Đối với nước thải từ các hộ thải nước đơn lẻ, nước thải sau xử lý chảy vào cống thoát nước, có loại bể tự hoại chế tạo bằng bê tông cốt thép đúc sẵn ở quy mô công nghiệp, thay thế cho loại bể tự hoại xây dựng bằng gạch hoặc bê tông đổ tại chỗ.

Với quy mô nhóm hộ gia đình, tòa nhà chung cư, cụm dân cư, có mô hình Bể tự hoại cải tiến BASTAF, hiệu suất xử lý các chất hữu cơ, cặn lơ lửng cao hơn từ 2-3 lần so với bể tự hoại truyền thống. Nước thải sau khi xử lý tại Bể tự hoại BASTAF có thể đạt nước loại B xả ra cống thoát nước của thành phố, hay tiếp tục được xử lý bằng các công nghệ chi phí thấp như bãi lọc ngầm trồng thực vật.

Đối với khu biệt thự, nhà hàng, khách sạn, resort, phòng khám tư nhân, cụm bể xử lý nước thải tại chỗ bằng phương pháp kỵ khí kết hợp hiếu khí với dòng tuần hoàn, chế tạo sẵn (hệ BASTAFAT-F) cho chất lượng nước sau xử lý đạt TCVN 5945-2005 và QCVN 14/2008-BTNMT, mức A.

Với quy mô lớn như khu đô thị, bệnh viện, mô hình Trạm Xử lý nước thải hợp khối AFSB cũng cho phép nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn A. Như vậy, nước thải đầu ra tại cụm bể xử lý và trạm xử lý nước thải hợp khối, hoàn toàn có thể tái sử dụng.

Các mô hình làm sạch nước thải sinh hoạt trên đây như mô hình BASTAFAT và AFSB cho phép nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, có thể được tái sử dụng cho các nhu cầu tưới tiêu, dội xả toilet... Nếu mô hình này được áp dụng rộng rãi, trung bình có thể tiết kiệm đến 50% nhu cầu nước cấp cho sinh hoạt. Đó là một con số có ý nghĩa lớn trong bối cảnh tài nguyên nước có nguy cơ cạn kiệt như hiện nay.

Hiện nay, để các mô hình này được ứng dụng rộng rãi, cần các mô hình xử lý nước thải phân tán với công nghệ BASTAF kết hợp với bãi lọc ngầm trồng cây đã được áp dụng cho 400 hộ gia đình tại thị trấn Xuân Mai, 160 hộ gia đình ở Hoài Đức (Hà Nội), 2.600 hộ gia đình tại thị trấn Chợ Mới, 4.000 hộ tại thị trấn Chợ Rã (Bắc Kạn). Các trạm xử lý nước thải phân tán đã được xây dựng tại thị trấn Lim (Bắc Ninh), công suất 40m3/ngày, Làng Hữu nghị Việt Nam (Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội), công suất 100m3/ngày.

Công nghệ AFSB cũng đã được áp dụng cho Tòa nhà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Khu chung cư cao tầng Ngô Thì Nhậm (Hà Đông, Hà Nội)... Kết quả áp dụng thực tế cho thấy đây chính là các giải pháp xử lý nước thải chi phí thấp, bền vững, được chủ đầu tư và cộng đồng chấp nhận. Chi phí sẽ càng giảm hơn, nếu lồng ghép vấn đề thu gom và xử lý nước thải vào quy hoạch và thực thi quy hoạch hạ tầng kỹ thuật của khu dân cư. Nếu các nhà tư vấn xây dựng, cấp chính quyền, ban quản lý mạnh dạn lựa chọn các mô hình này đưa vào các dự án xây dựng mới hoặc cải tạo khu đô thị, cụm dân cư cũ thì việc triển khai sẽ đạt tốc độ cao hơn.
 

anhtu271991

Mầm xanh
Tham gia
15/5/10
Bài viết
7
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Mình thấy nhà nước có thể triển khai xây dựng bể tự hoại để XLNTSH tại khu dân cư tiết kiệm cho chi phí xử lý chung. Sau đó hướng tới mục đích tái sử dụng cho ăn uống tắm, rửa chén bát.
Như SIngapore đã làm rất tốt có sao đâu họ lấy nước thải cho ăn uôgn luôn. Dưới các vùng quê Việt Nam họ cũng dùng chung nguồn nước sông cho ăn uôgn từ xưa nay vẫn khỏe mạnh thôi. Chỉ ô nhiễm khi do họ dùng thuốc trừ sâu, và phân hóa học thôi. Chứ nước sông hồ cũng chắc gì trong bằng nước thủy cục, nước máy. Ko nên chỉ tái sử dụng cho tưới cây rất lãng phí
 

Tairo

Cây công nghiệp
Tham gia
8/5/11
Bài viết
119
Cảm xúc
4

Tairo

Cây công nghiệp
Tham gia
8/5/11
Bài viết
119
Cảm xúc
4
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
So sánh các hình thức bầu chọn trên đây, mình thấy trong sản xuất là sử dụng lượng nước lớn nhất. Do vậy nếu có thể thiết lập hệ thống tái chế nước thải để nước có thể quay ngược trở lại trong sản xuất và trong sinh hoạt của công nhân thì thật hiệu quả kinh tế cho nhà máy, giảm công suất xử lý nước thải cho Nhà nước, nguồn nước tự nhiên không bị ô nhiễm và vấn đề thiếu nước trong sinh hoạt cho người dân khắp cả nước sẽ không còn là vấn đề lớn. Nên mình bầu chọn cho mục đích thứ 4 :001:
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua