Tái chế là gì?

Minh Grac

Cây cổ thụ
Ban Quản Trị
Tham gia
20/5/07
Bài viết
1,703
Cảm xúc
78

Mẹ Đan Thanh thường bảo mang khẩu trang trước khi ra đường vì "Môi trường ô nhiễm lắm". Thanh cũng thấy như vậy. Một buổi chiều, ngồi chờ mẹ đón, Thanh chợt nhìn thấy 2 chiếc vỏ hộp bị ai bỏ trên ghế đá mình ngồi nói chuyện với nhau.
- Này cậu, chúng mình sắp về nơi ở mới rồi, cậu có biết không? Ôi! cậu đừng nhắc đến nữa. Ở đâu thì cũng là những bãi rác, thật kinh khủng. À, đó là chuyện xưa rồi. Tớ nói cho cậu nghe một bí mật nhé: Chúng mình sẽ được đưa vào nhà máy chế biến thành những vật dụng có ích. Các bạn nhỏ của chúng ta bây giờ tiến bộ lắm, sau khi uống sữa xong, các bạn sẽ không bỏ chúng mình chung với các loại rác khác mà sẽ bỏ vào thùng rác tái chế.
Ái chà, cậu làm tớ nở mũi rồi nhé. Ủa, tái chế là gì vậy cậu?
Đó chỉ là một đoạn trong câu chuyện được kể cho các em học sinh tiểu học nghe về việc giữ vệ sinh môi trường và tái chế rác thải. Câu chuyện thú vị được in kèm hình ảnh rất sinh động của tập đoàn TetraPak (Thụy Điển) trên các tờ rơi phát cho em nhỏ và nó cũng được mang đến Ngày Sáng tạo Việt Nam 2005 đang diễn ra tại Hà Nội.
Những giải pháp Chương trình thu gom, tái chế bao bì giấy và giấy vụn tại các trường tiểu học trực thuộc TP. HCM là dự án phi lợi nhuận do Công ty TetraPak Việt Nam phối hợp với Sở giáo dục Đào tạo TP.HCM thực hiện.
Các chương trình truyền thông và hành động về việc thu gom vỏ hộp, giấy vụn đã được thực hiện trên 200 trường học tại TP.HCM. Đồng thời, một hệ thống thùng rác "nhận" vỏ hộp, giấy loại cũng được đặt tại 21 trường tiểu học tại TP.HCM từ 4/2005. Đến nay, vài tấn vỏ hộp đã được thu gom, phân loại và mang đi tái chế.
Biến cát thải thành gạch block
Một Dự án khác của các sinh viên trẻ Đại học Hàng hải cũng rất thiết thực và mang hiệu quả kinh tế cao là việc tái sử dụng cát phun vỏ tàu để làm gạch block.
Trưởng nhóm Dự án, bạn Nguyễn Minh Đức, sinh viên khoa Kinh tế Vận tải biển - Đại học Hàng hải Việt Nam - cho biết, một năm tại Việt Nam các nhà máy đóng tàu sử dụng hàng nghìn tấn cát phun vỏ tàu để làm sạch vỏ tàu. Cát đó có giá thành gấp 3 lần cát bình thường (trên 200.000 đồng/khối). Riêng Nhà máy đóng tàu Phà Rừng, Khu công nghiệp Minh Đức, huyện Thuỷ Nguyên của Hải Phòng trong 3 tháng đầu năm 2005 đã thải ra môi trường 1.417m3 cát thải.
images645753_sangtao4.jpg
Gạch block được các sinh viên Đại học Hàng Hải làm ra từ cát thải làm sạch tàu. Lượng cát này sau khi làm sạch vỏ tàu bị thải ra rất lãng phí, lại chứa nhiều gỉ sắt gây ô nhiễm môi trường.
Với việc tái sử dụng cát bằng cách làm sạch lại và chế tạo thành các loại gạch block lát đường đi, vỉa hè... Dự án sẽ mang lại nguồn thu khá khả thi từ tiền bán sản phẩm gạch, không mất vốn (giá cát trung bình hiện nay là 60.000 đồng/m3), và tiền nhà máy đóng tàu trả (thay cho chi phí phải bỏ ra để giải quyết cát thải).
Gạch nung không ô nhiễm
Ông Nguyễn Quý Mão, người dân xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên cũng đem tới cuộc thi này một dự án không kém phần thiết thực với người dân là Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững sản xuất gạch nung.
Ông Mão cho biết, mô hình lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao (VSBK) mà ông thiết kế dựa trên mô hình của Trung Quốc, sẽ giúp người nông dân Việt Nam giảm lượng tiêu hao nhiên liệu, do đó giảm lượng khí thải. Cấu tạo mô hình này đơn giản, vận hành dễ dàng, chất lượng gạch nung ổn định hơn so với lò gạch truyền thống; chi phí đầu tư phù hợp cho các hộ sản xuất nhỏ.
Dự án này đã được thực hiện tại xã Xuân Quan từ năm 2001 đến 2004. Lò gạch VSBK tiết kiệm được trên 40% lượng than sử dụng so với lò gạch thủ công. Sản xuất 4 triệu viên gạch tiết kiệm được 76 triệu đồng. Nếu lò thủ công phải đốt 40 lần thì lò gạch mới chỉ đốt 1 lần tiết kiệm 270 kg than. Mô hình này cũng giảm thiểu ô nhiễm môi trường xung quanh, không ảnh hưởng đến hoa màu của các hộ sản xuất nông nghiệp gần các lò gạch. Nồng độ các khí thải có ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động (CO, CO2, SO2, NO2) thấp hơn rất nhiều lần so với nồng độ cho phép với tiêu chuẩn của Bộ Y tế ban hành.

Với mô hình mới, sản lượng gạch đạt trên 90% gạch loại A. Tỷ lệ hao vỡ thấp (khoảng 3 - 5%). Chất lượng gạch cao hơn lò thủ công về cường độ nén, cường độ uốn và độ hút nước thấp hơn. Hình thức đa dạng: gạch đặc, gạch 2 lỗ, gạch 4 lỗ và 6 lỗ.

Vốn đầu tư của ý tuởng này thấp, phù hợp với khả năng đầu tư của các hộ sản xuất nhỏ tại nông thôn Việt Nam. Để xây dựng một lò VSBK công suất 4 triệu viên/năm, chi phí đầu tư là 300 triệu đồng.
"Tại lò gạch của tôi, hiện nay có 35 công nhân sản xuất, gạch sản xuất ra đều được bán hết với giá thành 300đ/viên. Công nhân lao động có thu nhập tăng từ 700.000đ/tháng lên 1,1 triệu đồng/tháng. Với lò thủ công, mỗi năm, công nhân chỉ sản xuất được từ 7 đến 8 tháng, trong khi với lò VSBK, công nhân sản xuất cả năm 12 tháng", ông Mão nói.
Trong tình hình sản xuất gạch ở nước ta hiện nay, các lò gạch ngoài quốc doanh, chủ yếu là các lò gạch thủ công sản xuất nhỏ của các hộ gia đình, chiếm khoảng 70 - 80% lượng gạch nung sản xuất ra, sử dụng một lực lượng lớn lao động của xã hội và là ngành sản xuất và thu nhập chủ yếu của cộng đồng nhiều địa phương. Tuy nhiên, các lò gạch này hiện đang sử dụng có suất tiêu hao năng lượng lớn, lượng phát thải khí nhà kính, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ và hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng sống gần các khu vực sản xuất gạch (hầu hết các lò gạch bố trí xen kẽ giữa các khu dân cư), gây ra các mâu thuẫn không giải quyết được trong cộng đồng.
Rất đông các bạn trẻ đến tham quan các dự án bảo vệ môi trường. (Ảnh: Phúc) Xã Xuân Quan có 26 lò gạch hiện đang hoạt động đóng góp vào ngân sách của xã 182 triệu đồng hàng năm. Vào cuối năm 1999, do khói thải ra từ các lò gạch đã gây ảnh hưởng nặng nề đến năng suất cây trồng. Uỷ ban nhân dân xã đã phải bồi thường cho 91 mẫu lúa và hoa màu với tổng số tiền bồi thường lên đến 60.500.000 đồng, đồng thời xã đã phải ra quyết định ngừng hoạt động đối với khoảng 10 lò gạch.

Bồn cầu tiết kiệm nước

Anh Hoàng Bắc, sống tại 111 - Lý Chính Thắng, Quận 3, TP.HCM đề xuất sáng kiến nhằm tiết kiệm nước xả bồn cầu. Theo anh Bắc, các loại bồn cầu đang được sử dụng tại Việt Nam có thể tiết kiệm nước hơn rất nhiều chỉ bằng cách rất đơn giản bằng một thay đổi rất nhỏ ở dây nối cần gạt và nắp xả.

Theo cách phổ biến hiện nay, lượng nước xả bồn cầu hoặc là khoảng 50% hoặc 90% dung lượng bồn. Điều này gây lãng phí. Theo thiết kế mới, lượng nước xả tỷ lệ với thời gian ấn và giữ nút gạt, giúp điều tiết lượng nước xả một cách tuyến tính (5%-95%) dung lượng bồn.
Người dân có thể tự học cách sử dụng (thậm chí tự cải tiến) là thấy được hiệu qủa tức thời.
Anh Bắc ước lượng, số bồn cầu loại cũ đang được sử dụng tại Việt Nam khoảng 10-15 triệu cái. Ngoài ra, lọai bồn mới (2 chế độ xả) cũng chỉ mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam 3-4 năm trở lại. Với cách cải tiến này, phạm vi ứng dụng của sáng kiến này có thể áp dụng cho mọi người dân trên hành tinh.

Người dân sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ việc tiết kiệm nước. Chính phủ sẽ giảm bị áp lực về việc thiếu nguồn nước sạch.

Và nhiều câu chuyện khác...
Ông Võ Thanh Liêm - Giám đốc công ty TNHH Đất sạch và cũng là người làm chủ đề tài "Dùng đất sinh học tự chế tạo cứu đất bạc màu" đã thực hiện việc này hiệu quả tại Xã Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
Dự án Đất sinh học cứu đất bạc màu đã dùng chất thải từ sản xuất chế biến sợi xơ dừa (mụn dừa) chế biến ra đất sinh học hữu cơ, phân sinh học hữu cơ, panel xây dựng, keo hữu cơ, nguyên liệu thuộc da... Dự án giúp nông dân sửa đổi tình trạng đất cạn kiệt, bạc màu trở thành đất sống; đất sinh học, giàu hữu cơ, tổ chức việc làm cho lao động địa phương, tạo những sản phẩm mới rất có ích cho đời sống.

Đất sinh học không những rẻ tiền, cải thiện tính cơ lý mà còn thiết lập lên đất bạc màu một nền dinh dưỡng hữu cơ và một hệ vi sinh vật phong phú. Đồng thời, nó cũng giúp đất bạc màu cải thiện trạng thái mao dẫn, ổn định độ ẩm cho đất với sự thay đổi của khí hậu, tăng thêm khả năng trao đổi ion, tác động hóa sinh, Tăng dinh dưỡng hữu cơ và phục hồi hệ sinh vật trong đất...

Với dự án này, hơn 110 cơ sở sản xuất xơ dừa dọc sông Thom (Bến Tre) đã được giải quyết thu dọn phế liệu và không còn vi phạm môi trường hàng ngày. Người dân được cải thiện điều kiện sống và thu nhập.
Kỹ sư Trần Ngọc Tuệ từ Quảng Trị cũng mang đến dự án sử dụng vật liệu thay thế có sẵn ở địa phương làm bếp cải tiến cho người nghèo. Ý tưởng được thực hiện tại khu vực đồng bào nghèo ven biên giới Lào-Việt địa bàn tỉnh Quảng Trị không những giúp đồng bào nghèo cải thiện đời sống mà còn góp phần hạn chế nạn phá rừng lấy gỗ làm củi đun.

nguồn VNnet
 

meomaythongminh

Cây đầu làng
Tham gia
24/5/07
Bài viết
691
Cảm xúc
7
Bạn có biết thế nào là sản xuất trong vòng đời khép kín không, hình như cũng là tái chế thì phải
 

Chủ đề mới