Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

TÁI CHẾ RÁC THẢI

manhtuan

Cây công nghiệp
Tham gia
17/1/18
Bài viết
129
Cảm xúc
6
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Rác thải của người này có thể trở thành kho báu đối với người khác, điều này đã trở thành tâm niệm của đội ngũ làm việc tại Chu Chu Design ở Myanmar. Còn tại Việt Nam, hai học sinh ở vùng quê Thừa – Thiên Huế đã tận dụng những vật dụng phế thải để làm thành những món đồ thủ công mỹ nghệ đẹp mắt.

Biến vật dụng phế thải thành đồ mỹ nghệ

Ý thức trong bảo vệ môi trường (BVMT), hai học sinh ở vùng quê bên phá Tam Giang đã tận dụng những vật dụng phế thải để làm thành những món đồ thủ công mỹ nghệ đẹp mắt.

bien%20rac%20thanh%20do%20dung.jpg

Em Phan Thị Anh Thư, Nguyễn Thị Thuận và cô giáo Nguyễn Thị Kim Anh bên sản phẩm từ vật dụng phế thải


Từ những vỏ lon, khuy lon, chai nhựa, cùng với sự hướng dẫn của cô giáo, Phan Thị Anh Thư (lớp 7/1) và Nguyễn Thị Thuận (lớp 9/1)-Trường THCS Nguyễn Khoa Thuyên đã làm ra những chiếc đèn ngủ, giỏ xách tay, lọ hoa, hộp bút, vật dụng trang trí đa dạng và hết sức bắt mắt.

Chia sẻ trên Báo Thừa Thiên Huế, Nguyễn Thị Thuận cho biết: “Những vật thải đó rất dễ kiếm, chúng em thấy người ta vứt là đi nhặt lại kèm theo một số vật dụng rẻ tiền, đủ khả năng tài chính của bọn em (chỉ, hạt cườm hay những hạt nhựa màu...) có thể tạo ra những sản phẩm trang trí”.

Với sự sáng tạo và đôi tay khéo léo, những sản phẩm đèn trang trí từ vật dụng phế thải của hai em Nguyễn Thị Thuận và Phan Thị Anh Thư đã đạt giải nhất Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng TX. Hương Trà, giải khuyến khích Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh năm 2017 và giải ba cuộc thi này năm 2016.

Từ đề tài “Đèn trang trí từ vật dụng phế thải” của Thuận-Thư, sản phẩm của các em không những làm giảm lượng rác thải ra môi trường, tạo các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có ích mà còn góp phần tuyên truyền vận động học sinh trong nhà trường và mọi người xung quanh cùng chung tay bảo vệ môi trường vì một tương lai không rác thải.

Những món quà xinh xắn từ vật dụng phế thải này còn được xem như những "công trình khoa học" nhỏ, thể hiện sức sáng tạo và kỹ năng của học sinh vùng ven phá Tam Giang; đồng thời truyền đi thông điệp với cộng đồng: Hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường.

Biến rác thành đồ thủ công ở Myanmar

Rác thải của người này có thể trở thành kho báu đối với người khác, điều này đã trở thành tâm niệm của đội ngũ làm việc tại Chu Chu Design. Ngoài nguồn thu nhập ổn định, công khởi nghiệp này còn cung cấp các khóa học để làm thay đổi quan niệm của người dân về rác thải, phế liệu.

bien%20rac%20thanh%20do%20dung2.jpg

Cửa hàng đồ thủ công tái chế từ rác thải của Chu chu Design thuộc quận Dalaa, Yangon. (Nguồn: CNA).


Sen Sen, một chuyên gia thiết kế đang làm việc cho công ty này, cho hay cô chưa từng nhận ra tầm ảnh hưởng tới môi trường của rác thải lại nhiều tới như vậy trước khi vào làm việc tại Chu Chu Design. Ngày nay, không chỉ tái chế rác thải, công ty này còn khuyến khích dân làng nhận thức về môi trường tốt hơn trước khi xả rác.

"Có nhiều người còn muốn học cách tái chế rác. Vậy nên tôi chỉ cho họ cách làm. Nhiều người đã nhận ra rằng rác thải cũng có thể biến thành những thứ mới mẻ" - Sen Sen nói.

Còn đối với nhiều cư dân của Dala, khu vực này đang ngày càng trở nên sạch đẹp hơn theo thời gian. Các gói giấy mua hàng, lốp xe hơi cũ và túi nhựa ngày càng hiện hữu ít hơn trên cá tuyến phố. Những thứ này đều có giá trị tái sử dụng và người dân Dala hiểu điều đó. Rất nhiều người dân còn thu thập phế liệu để bán lại cho Chu Chu Design - hiện đang trở thành một điểm mua sắm hút khách đối với du khách tới thăm Dala.

Tuy nhiên, phần lớn khách đến đây là người nước ngoài. Bà Wendy cho hay người dân Myanmar có quan điểm khác biệt về các đồ tái chế và không thể lý giải được tại sao họ phải trả tiền để mua những thứ được làm từ rác thải.

"Chỉ có người nước ngoài là tỏ ra hứng thú với đồ thủ công tái chế, còn người dân địa phương thì không bao giờ. Khách hàng trong nước không thích sản phẩm của chúng tôi bởi chúng làm từ rác. Họ thường mua hàng hóa dán nhãn sản xuất ở Thái Lan hoặc Trung Quốc" - bà Wendy cho hay.

Nhưng mọi thứ cũng đang dần thay đổi. Tại một cửa hàng bán lẻ khá nổi tiếng nằm giữa Yangon, hàng loạt các sản phẩm của hãng Chu Chu Design đã nhận được sự ủng hộ của khách hàng ở thành phố thủ đô.

"Tôi chưa từng tưởng tượng được làm thế nào mà rác thải có thể biến được thành những sản phẩm như vậy" - Nancy Lutz, du khách đến từ Mỹ, nói khi thăm cửa hàng này - "Điều này khiến tôi muốn nhìn nhận sản phẩm kỹ lưỡng hơn và có thể mua nó".

Theo Đại Đoàn Kết, dù phần lớn khách hàng mua đồ tái chế là du khách nước ngoài, nhưng doanh nghiệp này cũng bắt đầu chứng kiến lượng du khách trong nước tìm đến.

Quản lý dự án của Chu Chu Design, Randi Wagner, cho hay, họ đang hy vọng sẽ làm thay đổi định kiến của người dân về các sản phẩm bằng cách cho họ thấy rằng ngay cả rác thải mà họ thường trông thấy trên đường phố cũng có thể được cải biến thành những thứ hữu dụng và đẹp đẽ.

"Có nhiều khách hàng trong nước thực sự hứng thú với sản phẩm của chúng tôi. Chúng tôi cũng đang muốn nâng tầm nhận thức của người dân về vấn đề rác thải và cách mà họ có thể khắc phục" - bà Wagner cho hay.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua