http://va21.gov.vn/Images/Upload/file/R_Bai giang Khoa 3_T_ Nhue_DHXD.doc
Tài liệu hay nhưng không cho tải về, ai có user tải hộ nhé
...
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CẤP HUYỆN
GS TS Trần Hiếu Nhuệ
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
A. Mở đầu
Bồi dưỡng kiến thức và nâng cao nhận thức về môi trường là công việc phải làm thường xuyên, liên tục đối với tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi và vị trí công tác, người dân cũng như cán bộ. Đây vừa là giải pháp, vừa là mục tiêu cần đạt.
Cán bộ quản lý môi trường cấp quận huyện là đối tượng khá đặc biệt của việc bồi dưỡng kiến thức và nâng cao nhận thức về môi trường. Họ vừa phải hành xử về mặt môi trường như một công dân, vừa phải có trách nhiệm chấp hành yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường cấp trên, vừa phải hướng dẫn cán bộ địa chính cấp cơ sở quản lý môi trường, và rất quan trọng là phải bảo đảm quản lý môi trường cấp của mình.
Tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về môi trường này chia thành nhiều mục khác nhau, vừa liên quan đến các vấn đề lý luận cơ bản, vừa đi thẳng vào những hoạt động thực tiễn mà việc quản lý môi trường ở cấp quận huyện thường gặp.
B. Các khái niệm cơ bản về môi trường
Khái niệm về Môi trường
- Định nghĩa môi trường theo Luật bảo vệ môi trường năm 2005.
- Xác định các nội dung chính của công tác bảo vệ môi trường theo Luật bảo vệ môi trường năm 2005.
- Những thuật ngữ đồng nghĩa thường dùng khác: môi sinh, môi trường sinh thái, môi trường xung quanh,…
Những vấn đề môi trường toàn cầu
- Ô nhiễm môi trường nước.
- Ô nhiễm môi trường không khí, tầng Ozon bị suy giảm.
- Thoái hoá đất, sa mạc hoá đất.
- Mất rừng (11 – 13 triệu ha/năm).
- Ô nhiễm biển và đại dương.
- Biến đổi khí hậu, thời tiết, mưa lũ, mực nước biển dâng cao.
- Suy giảm đa dạng sinh học.
- …
Từ môi trường đến phát triển
- Quan hệ môi trường, xã hội, kinh tế.
- Môi trường và đói nghèo, môi trường và phát triển.
- Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.
Phát triển bền vững trong quan hệ với môi trường
Những sự kiện quan trọng về bảo vệ môi trường trên thế giới
- Hội nghị StocKholm (Thụy Điển) năm 1972: môi trường con người.
- Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc, Hội nghị RIO (Braxin) năm 1992: môi trường và phát triển.
- Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hiệp quốc, Hội nghị Jonhanesberg (Nam Phi) năm 2002: phát triển bền vững.
- Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc năm 1972.
- Quỹ môi trường toàn cầu.
Các Công ước và Hiệp định quốc tế về môi trường
7. Các văn bản chiến lược, kế hoạch hành động và các văn bản pháp luật quan trọng nhất về môi trường
+ Nghị quyết 246/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về “Tăng cường công tác điều tra cơ bản và bảo vệ môi trường” ngày 25/6/1985.
+ Chỉ thị 36, Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
+ Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
+ Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)
+ Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2002 (được phê duyệt tại QĐ số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ)
+ Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học - Luật ĐDSH
+ Kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất sạch hơn (ban hành kèm theo Công văn số 1146/BKHCNMT-MTg ngày 6/5/2002 của Bộ KHCN&MT)
+ Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (ban hành kèm theo QĐ số 64/2003/QĐ/TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ)
+ Kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2004-2010 (ban hành kèm theo QĐ số 04/2004/QĐ-BTNMT ngày 5/4/2004 của Bộ trưởng Bộ TN&MT)
+ Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
+ Quy định về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (Ban hành kèm theo QĐ số 03/2004/QĐ-BTNMT ngày 2/4/2004 của Bộ trưởng Bộ TN&MT)
+ Nghị định số 109/2003/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
+ Nghị định số 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. (TCBVMT-5/2004).
+ Luật BVMT 2005, NĐ 80/NĐCP, NĐ 21/NĐCP, ....
C. Các khái niệm cơ bản về quản lý nhà nước về Bảo vệ môi trường
Quản lý môi trường được mô tả ở mục V
Các nội dung quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
- Các nội dung theo Luật bảo vệ môi trường
+ Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về Bảo vệ môi trường.
+ Ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.
+ Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách về môi trường.
+ Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường.
+ Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường.
+ Định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
+ Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+ Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
+ Giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu kiện về môi trường.
+ Đào tạo, giáo dục, truyền thông về môi trường.
+ Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ về môi trường.
+ Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Thảo luận về các nội dung quản lý Nhà nước theo điều 37.
Trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.
- Chính phủ.
- Bộ chủ trì.
- Các Bộ, ngành.
- Các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hệ thống tổ chức nhà nước về quản lý môi trường
- Sơ đồ tổ chức.
- Sự biến động của bộ chủ trì gần đây.
Thanh tra môi trường
- Chức năng, nhiệm vụ.
- Tổ chức và sự thay đổi.
- Các cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra môi trường.
- Thanh tra diện rộng chuyên đề bảo vệ môi trường.
Công cụ quản lý môi trường
- Phân loại theo chức năng: Vĩ mô, hành động, hỗ trợ.
- Phân loại theo bản chất: luật pháp, kế hoạch, chính sách.
- Các công cụ kỹ thuật: đánh giá tác động môi trường, quan trắc môi trường, kiểm toán môi trường, tái chế và xử lý chất thải, công nghệ môi trường, công nghệ sản xuất sạch hơn.
- Các công cụ kinh tế: thuế, phí.
Một số khái niệm cần lưu ý trong quản lý nhà nước về Bảo vệ môi trường
- Tai biến môi trường, sự cố môi trường.
- Rủi ro môi trường, rủi ro sinh thái.
- Xung đột môi trường.
- Quy hoạch môi trường.
- Du lịch sinh thái.
- Đạo đức môi trường.
- Sự tham gia của cộng đồng, xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.
- Các khái niệm khác.
Các khái niệm về một số vấn đề thường gặp trong quản lý môi trường ở địa phương, ở cấp quận huyện
- Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Quản lý môi trường đô thị (không khí, nước, chất thải).
- Quản lý môi trường các khu vực đất ngập nước.
- Quản lý tổng hợp đới bờ.
- Quản lý môi trường tại các địa điểm du lịch.
- Kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải và chất thải nguy hại.
- Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Quản lý trong lĩnh vực chăn nuôi.
- Giáo dục môi trường, truyền thông môi trường ở cộng đồng.
- Quản lý môi trường các dự án di dân nội bộ.
- Quản lý môi trường ở các làng nghề.
II. LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG
A. LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
Khái niệm, định nghĩa, đặc trưng cơ bản của báo cáo hiện trạng môi trường
- Hiện trạng môi trường của khu vực hoặc quốc gia là tình trạng môi trường chủ yếu trên 2 phương diện: Tình trạng vật lý - sinh học và tình trạng kinh tế - xã hội.
- Báo cáo hiện trạng môi trường cung cấp một bức tranh tổng thể về:
+ Hiện trạng vật lý - sinh học và kinh tế - xã hội;
+ Tác động của các hoạt động của con người đến tình trạng của môi trường cũng như các mối quan hệ của chúng đến sức khoẻ và phúc lợi kinh tế của con người;
+ Các hệ quả của các đáp ứng, như là các sáng kiến về chính sách, các cải cách về pháp luật và các thay đổi trong hành vi của công chúng.
Mục tiêu và chức năng của báo cáo hiện trạng môi trường
- Ba mục tiêu cơ bản báo cáo hiện trạng môi trường:
1) Cung cấp thông tin góp phần hoàn thiện quá trình ra quyết định ở tất cả các cấp.
2) Nâng cao nhận thức và hiểu biết về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường.
3) Đo lường bước tiến bộ hướng tới sự phát triển bền vững.
- Các mục tiêu cụ thể:
+ Thường xuyên cung cấp cho công chúng và các cơ quan nhà nước, đặc biệt các cấp ra quyết định những thông tin chính xác và kịp thời về hiện trạng cũng như triển vọng về môi trường của quốc gia.
+ Cảnh báo kịp thời về các vấn đề môi trường bức xúc cũng như các nguy cơ về ô nhiễm, suy thoái và xảy ra sự cố môi trường.
+ Thông báo về hiệu quả của các chính sách, chương trình bảo vệ môi trường; cung cấp thông tin cho việc đánh giá hệ quả môi trường của các chính sách, chương trình, kế hoạch xã hội, kinh tế và môi trường của quốc gia cũng như của việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.
+ Góp phần đánh giá sự tiến bộ của quốc gia nhằm đạt tới sự phát triển bền vững.
+ Khuyến nghị về những chính sách, biện pháp và hành động nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường
Người dùng tin và các dạng báo cáo hiện trạng môi trường
- Những loại người dùng tin chính và sản phẩm yêu cầu
- Các dạng sản phẩm chủ yếu:
+ Các báo cáo đánh giá toàn diện, định kỳ
+ Các báo cáo tóm tắt và nhấn mạnh
+ Các báo cáo điện tử
+ Các trích yếu thống kê
+ Các báo cáo hoặc bản tin về CTMT
+ Các bản đồ và atlat hiện trạng và xu hướng
+ Các báo cáo chuyên đề và theo khu vực
+ Các báo cáo về những vấn đề cấp bách hoặc nảy sinh
+ Tài liệu giảng dạy
+ Tờ tin, tờ bướm
+ Bộ dữ liệu tổng hợp
Các nguyên tắc chỉ đạo trong lập báo cáo hiện trạng môi trường
- Báo cáo phải thoả mãn được yêu cầu của người dùng tin; các dạng báo cáo phải phù hợp với người dùng tin được phục vụ.
- Báo cáo hiện trạng môi trường phải dựa trên các thông tin, dữ liệu chính xác và khoa học, chế biến chúng thành các dạng thích hợp phục vụ cho việc nâng cao nhận thức và cho quá trình ra quyết định.
- Thông tin phải được trình bày một cách trung thực, phải được tổng hợp từ nhiều nguồn đa dạng, trong đó quan trọng là các kết quả monitoring, điều tra khảo sát thực địa và nguồn viễn thám.
- Sự hợp tác, phối hợp rộng rãi giữa các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức là điều kiện để đảm bảo thành công cho một báo cáo hiện trạng môi trường.
- Cần đưa vào báo cáo hiện trạng môi trường các mối liên quan của các cấp độ không gian khác nhau, ví dụ trong Báo cáo quốc gia phải đề cập đến các vấn đề Khu vực, Báo cáo địa phương phải đề cập đến các vấn đề tổng thể của quốc gia,... và ngược lại.
- Việc đánh giá các thông tin để đưa vào báo cáo hiện trạng môi trường phải nhằm mục tiêu phát triển bền vững của hệ sinh thái.
5. Cấu trúc về nội dung và không gian của báo cáo
Cấu trúc của báo cáo hiện trạng môi trường phải cho phép trả lời được các câu hỏi cơ bản sau:
1) Điều gì đang xảy ra và xảy ra ở đâu? (Tình trạng và xu hướng diễn biến môi trường).
2) Tại sao điều đó xảy ra và xảy ra như thế nào? (Nguyên nhân của tình trạng đó hay là các áp lực lên môi trường)
3) Tầm quan trọng của những diễn biến đó ra sao? (Các mối liên quan giữa môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội).
4) Đáp ứng của chúng ta là gì? (Những biện pháp đáp lại của xã hội để bảo vệ môi trường).
5) Các đáp ứng đó đã đủ chưa?
Về nội dung:
- Theo các vấn đề - Báo cáo tập trung vào những vấn đề quan trọng hay mới nảy sinh mà có thể có những hậu quả lâu dài. Cách tiếp cận này có ưu điểm là tập trung được vào những vấn đề bức xúc của quản lý mà không tốn nhiều thời gian, công sức. Ví dụ: Suy thoái đất, Chất thải rắn, Môi trường lưu vực sông, Suy giảm tần ozon,…
- Theo ngành kinh tế - sử dụng phân loại hoạt động của con người làm cơ sở để xây dựng cấu trúc báo cáo. Cách tiếp cận này tận dụng được cách tổ chức của các chính phủ đi liền với các hệ thống thống kê. Ví dụ: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Công nghiệp,…
- Theo thành phần môi trường - Đây là cách tiếp cận khá truyền thống, tạo điều kiện phân tích toàn diện đối với mỗi thành phần môi trường nhưng sự tiếp cận sinh thái hay thông tin về các vấn đề liên ngành lại yếu. Ví dụ: Đất, Nước, không khí,…
- Theo quá trình môi trường - Đánh giá tác động của con người đến các quá trình vật lý và sinh học của các hệ sinh thái; phản ánh cả nguyên nhân lẫn hậu quả và cung cấp thông tin hệ thống và toàn diện, liên ngành và tổng hợp. Ví dụ mô hình "áp lực - tình trạng - đáp ứng", hay "áp lực - tình trạng - tác động - đáp ứng".
Về không gian:
- Theo các đơn vị hành chính - theo các ranh giới chính trị và hành chính; được áp dụng khá phổ biến.
- Theo thành phần môi trường - Ví dụ loại đất, thảm thực vật, địa hình, khí hậu, lưu vực sông. Yếu về tính chất tổng hợp do đó khó phân tích, diễn giải.
- Theo hệ sinh thái - phù hợp cho việc giải thích và đánh giá các dữ liệu môi trường và các mối liên hệ sinh thái.
Cấu trúc báo cáo theo quá trình môi trường theo Mô hình động lực- áp lực - tình trạng - tác động- đáp ứng
Thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu
Tổ chức thực hiện và xây dựng báo cáo
B. XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG
Các dạng chỉ thị môi trường
- Các chỉ thị đại diện sử dụng các thông số để minh hoạ chiều hướng của các thay đổi trong môi trường. Ví dụ: xói mòn đất, ôxy hoà tan và sunfua dioxit có thể được sử dụng như các chỉ thị của chất lượng đất, nước hoặc không khí.
- Các tệp hay bộ chỉ thị về nhiều các khía cạnh của vấn đề môi trường hay cho nhiều vấn đề khác nhau.
- Các chỉ số môi trường - được phát triển cho từng mục tiêu chính sách. Mỗi chỉ số bao gồm các chỉ thị đặc thù, có liên quan với nhau nhằm giúp cho sự hiểu biết sâu sắc hơn và sự phân tích tiếp tục vấn đề. Tuy nhiên, việc phát triển đầy đủ các chỉ số cho tất cả các lĩnh vực vấn đề là mục tiêu dài hạn hơn trong khi việc dựa vào các chỉ thị chọn lọc và thích hợp vẫn là một cách tiếp cận thực tiễn nhất cho phần lớn các vấn đề ở tầm ngắn hạn.
Vai trò của các chỉ thị môi trường trong báo cáo HTMT
- Các chỉ thị môi trường là một thành phần cơ bản của chương trình lập báo cáo HTMT. Chúng có thể đặc biệt hiệu quả trong việc giảm gánh nặng về thông tin cho người đọc và các nhà lãnh đạo bận rộn bằng cách miêu tả các áp lực kinh tế - xã hội, các xu hướng môi trường và kết quả của các đáp ứng xã hội một cách nhanh chóng và liên tục.
- Có thể phát triển một bộ chỉ thị môi trường tổng hợp cho 1 quốc gia hay cũng có thể phát triển nhiều bộ chỉ thị theo các lĩnh vực đặc thù hoặc khu vực đặc thù(cấp địa phương). Khi đã hình thành thì bản thân các chỉ thị sẽ tiếp tục phát triển và được thay dổi, cập nhật theo thời gian.
- Bản thân các chỉ thị môi trường không cung cấp các giải thích, diễn giải và đánh giá một cách đầy đủ như một báo cáo HTMT tổng hợp. Vì vậy Báo cáo hiện trạng môi trường và các chỉ thị môi trường là 2 dạng bổ sung cho nhau nhằm tăng cường sự hiểu biết về các tình trạng và xu hướng môi trường trong liên quan đến quá trình ra quyết định.
- Quyết định đưa các chỉ thị môi trường vào chương trình lập báo cáo HTMT là điều dễ dàng. Nhưng việc phát triển và làm cho mọi người chấp nhận các chỉ thị là một quá trình lâu dài và phức tạp.
Tiêu chuẩn lựa chọn các chỉ thị
- Độ tin cậy của dữ liệu và tính đúng đắn của phân tích
- Tính phù hợp với vấn đề môi trường
+ Tính đại diện,
+ Phạm vi địa lý,
+ Phản ánh được sự thay đổi: Các chỉ thị cần phải có tính nhạy cảm đối với các thay đổi tạm thời trong môi trường và trong các hoạt động liên quan của con người; một bộ chỉ thị cần phải có tính mở và mềm dẻo để có thể bổ sung được các vấn đề ưu tiên mới.
- Sự có ích đối với người dùng tin:
+ Tính phù hợp liên quan đến các vấn đề môi trường, các mục tiêu và mục đích đề ra.
+ Tính dễ hiểu, đơn giản, rõ ràng và dễ diễn giải;
+ Giá trị tham khảo: Các chỉ thị cần phải được gắn liền với các ngưỡng hay các mục tiêu mà chúng có thể so sánh với để giúp các người dùng tin có thể đánh giá được tầm quan trọng của các giá trị gắn liền với nó và ghi nhận được sự tiến bộ và hướng tới các mục tiêu của môi trường.
+ Khả năng dự báo: Các chỉ thị phải đưa ra được sự cảnh báo sớm đối với các xu hướng môi trường tương lai có tác động quan trọng đến sức khoẻ của con người, đến nền kinh tế và đến hệ sinh thái; chúng phải có khả năng hỗ trợ việc phát triển và dự báo các kịch bản.
+ Tiềm năng so sánh: Các chỉ thị phải được trình bày sao cho có thể thực hiện được sự so sánh quốc tế đối với những vấn đề cần thiết.
Tình hình xây dựng bộ chỉ thị môi trường ở Việt Nam
- Bộ chỉ thị môi trường tiếp tục được hoàn thiện với 84 chỉ thị được sắp xếp dưới 9 mục đề:
1) Môi trường đất
2) Môi trường nước lục địa
3) Môi trường nước biển
4) Môi trường không khí
5) Chất thải rắn
6) Môi trường sinh thái, đa dạng sinh học
7) Sự cố môi trường
8) Môi trường kinh tế - xã hội
9) Quản lý môi trường.
Kết luận
- Cần có nhiều công trình nghiên cứu tiếp tục về các CTMT ;
- Cần nghiên cứu phát triển các chỉ số tổng hợp;
C. NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý CHO CẤP QUẬN/HUYỆN
- Xác định mục tiêu BCHTMT
- Xác định các vấn đề quan tâm của cấp quận/huyện
- Phân tích những khó khăn, thách thức ở cấp quận/huyện về lập BCHTMT
- Lựa chọn sản phẩm BC HTMT thích hợp
- Lên kế hoạch về nội dung, thời gian và định kỳ báo cáo
- Xác định quy trình, thủ tục thu thập dữ liệu và chỉ thị môi trường cho báo cáo
- Xác định kinh phí và thủ tục thực hiện báo c