Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Tháo chạy ồ ạt do biến đổi khí hậu

yurimt

Cây công nghiệp
Tham gia
7/11/07
Bài viết
253
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Tình trạng ấm lên của địa cầu đang buộc hàng trăm triệu người rời bỏ nơi sinh sống của họ. Nếu tình hình đó tiếp diễn, chúng ta sẽ phải chứng kiến những cuộc di cư lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Thiên tai sẽ đẩy nhiều người sống ở vùng nông thôn tới thành thị.

Một báo cáo của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) dự đoán ít nhất 200 triệu người sẽ bỏ nhà cửa vì các nguyên nhân liên quan tới môi trường từ nay tới năm 2050. Trong trường hợp xấu nhất, con số đó có thể lên tới 700 triệu.

Các nhà khoa học của CARE International và Đại học Columbia (Mỹ) phỏng vấn hơn 2.000 người di cư tại 23 quốc gia về nguyên nhân khiến họ rời bỏ nơi sinh sống. Kết quả cho thấy những vấn đề liên quan tới môi trường đang gây nên sự dịch chuyển dân cư.

192 nước đang đàm phán để đạt được một thỏa thuận về tình trạng ấm lên toàn cầu. Viễn cảnh đen tối về hiện tượng di cư lớn nhất trong lịch sử nhân loại do thiên tai và ô nhiễm môi trường có thể được đưa vào thỏa thuận này. Văn bản dự thảo kêu gọi các nước chuẩn bị kế hoạch để thích nghi với những đợt di cư ồ ạt do thay đổi khí hậu gây nên.

Theo IOM, những người sống trên vùng châu thổ của các con sông lớn trên thế giới có thể hứng chịu nhiều hậu quả do tình trạng tan băng. Cư dân sống gần sa mạc sẽ đối mặt với tình trạng khô hạn ngày càng tăng, trong khi những người sống trên các hòn đảo có thể mất đất vì mực nước biển tăng.

Các nhà nghiên cứu không đánh giá những cuộc xung đột liên quan tới biến đổi khí hậu. Song họ nhấn mạnh rằng, một trong những nhân tố gây nên cuộc chiến tại khu vực Darfur của Sudan là tranh chấp nguồn nước và đồng cỏ. Mối quan ngại về nguy cơ bùng phát xung đột liên quan tới nước đang tăng lên từng ngày tại nhiều nơi trên thế giới.

Báo cáo của IOM dự đoán 40 quốc đảo có thể biến mất (một phần hoặc hoàn toàn) nếu mực nước biển tăng thêm 2 mét. Maldives – được tạo nên bởi 1.200 đảo trên Ấn Độ Dương, đã lên kế hoạch bỏ một số đảo và xây dựng hệ thống đê đập trên những dảo còn lại. Ngoài ra, đảo quốc này còn tính tới khả năng đưa toàn bộ 300.000 dân tới nước khác.

Hiện tượng tan băng ở dãy Himalaya có thể dẫn tới tình trạng lũ lụt thường xuyên ở sông Hằng, sông Mekong, sông Dương Tử và sông Hoàng Hà. 4 sông này cung cấp nước cho 1,4 tỷ người (gần 1/4 dân số toàn cầu) tại Ấn Độ, Đông Nam Á và Trung Quốc. Sau lũ lụt sẽ là hạn hán do không còn băng để cấp nước cho các dòng sông.

Tại Mexico và Trung Mỹ, hạn hán và bão lớn đã gây nên những cuộc di cư lớn kể từ thập niên 80. Tình hình ở đây sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những thập kỷ tới. “Các thảm họa thiên nhiên chỉ gây nên tình trạng di cư ngắn hạn, nghĩa là người dân chỉ bỏ nhà cửa trong một thời gian nhất định. Phần lớn hoạt động di cư sẽ diễn ra trong ranh giới quốc gia, từ vùng nông thôn tới các thành phố”, Charles Ehrhart, một nhà nghiên cứu của CARE International, nhận định.

Theo China Daily
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,831
Bài viết
42,125
Thành viên
31,233
Thành viên mới nhất
khachmua