Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

Thuật ngữ môi trường (Anh-Việt)

minhkhoa89

Mầm xanh
Tham gia
1/1/10
Bài viết
15
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
A.
Acid rain (M¬ưa aixit)Mưa làm lắng đọng nitric hoặc axit sulfuric trên bề mặt trái đất, các công trình xây dựng, và cây cối.
Acidification (Axit hóa): Sự giảm độ pH của đất làm tập trung hoặc tăng các hợp chất acidic trong đất.
Adaptation activities (Các hoạt động thích ứng): Các hoạt động được thiết kế để ngăn ngừa các hậu quả bất lợi về môi trường do bằng việc hành động để tránh các hậu quả đó (ví dụ xây dựng các con đê và đê biển để ngăn lũ gắn liền với sự biến đổi khí hậu - do mức nước biển tăng lên và các cơn bão dữ dội gây ra). Hiện nay, Quỹ Môi trường Toàn cầu sẽ chỉ tài trợ cho việc lập kế hoạch về các hoạt động thích nghi (Chiến lược hành động, trang 31).
Agenda 21 (Chương trình nghị sự 21): Chương trình hành động về phát triển bền vững được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất được tổ chức tại Rio de Janeiro, tháng 6/1992.
Assembly, the (Đại Hội đồng): Hội đồng được thiết lập bao gồm tất cả các nước tham gia Quỹ Môi trường Toàn cầu. Hội đồng họp 3 năm một lần để xem xét lại các chính sách và hoạt động và đ¬a ra các quyết định về việc sửa đổi Văn Kiện của Quỹ Môi trường Toàn cầu. Bất cứ nước nào cũng có thể tham gia, mặc dù có mong muốn rằng các nước giầu hơn sẽ thực hiện một số hình thức đóng góp tài chính. Trong năm 1999, Quỹ Môi trường Toàn cầu đã có 165 thành viên. Hội đồng đầu tiên đã được thành lập tại New Delhi tháng 4/1998. (đoạn 13-14 Văn kiện).
Associated project (Dự án liên kết): Một dự án của Quỹ Môi trường Toàn cầu kết hợp với một dự án của cơ quan khác, chẳng hạn một dự án của Cơ quan Thực hiện. Phần của Quỹ Môi trường toàn cầu có thể phụ thuộc một cách tự nhiên với dự án của một cơ quan khác, hoặc thành công của dự án đó có thể phụ thuộc vào việc thực hiện một dự án khác. Thông thường phần của Quỹ môi trường toàn cầu nhằm vào việc đạt được các lợi ích môi trường toàn cầu, trong khi dự án liên kết lại nhằm vào việc đạt được các lợi ích quốc gia cho nước chủ nhà của dự án đó.
B
Baseline (Cơ sở): Trong phần về chi phí gia tăng của bản tóm tắt dự án, cơ sở là sự xác định số lượng các chi phí mà một nước phải chịu khi đạt được các mục tiêu quốc gia của một dự án được đề xuất. Sự xác định số lượng này ng¬ợc với sự xác định số lượng các chi phí của hoạt động thích nghi - các hoạt động mạng lại lợi ích toàn cầu bổ sung theo dự kiến. Hoạt động thích nghi trừ đi hoạt động cơ sở sẽ được chi phí gia tăng.
Biodiversity (Đa dạng sinh học): Một thuật ngữ dùng để chỉ số, giống và tính biến đổi của các cơ thể sống. Đa dạng sinh học thường được định nghĩa chung là các thuật ngữ gen, loài và hệ sinh thái, tương ứng với 3 cấp tổ chức sinh học cơ bản.
Biotechnology (Công nghệ sinh học): Các kỹ thuật sử dụng các cơ thể sống để sản xuất một giống sản phẩm (từ các d¬ợc phẩm đến các enzyme công nghiệp) để cải tạo cây hoặc con hoặc để phát triển các chủng vi sinh cho một số mục đích sử dụng nhất định nh¬ loại bỏ các chất độc hại khỏi các nguồn nước, hoặc các loại thuốc trừ sâu hoặc để tăng thực phẩm.
Block A Grant (Tài trợ nhóm A): Một khoản tài trợ cho việc lập kế hoạch đến 25.000 đôla thông qua Quỹ Chuẩn bị và Xây dựng Dự án (PDF) trong những giai đoạn rất sớm để hỗ trợ cho việc chuẩn bị ngắn hạn PDF -B hoặc các đề xuất dự án đầy đủ để đ¬a vào các chương trình công tác của Quỹ Môi trường toàn cầu (đoạn 6, 7 Chu trình Dự án)
Block B Grant (Tài trợ nhóm B): Một khoản tài trợ cho việc lập kế hoạch đến 350.000 đôla thông qua Quỹ Chuẩn bị và Xây dựng Dự án (PDF) để cung cấp thông tin cần thiết cho việc hoàn thành các đề xuất về dự án và tư liệu hỗ trợ cần thiết. (Chu trình dự án, đoạn 6, 7)
Block C Grant (Tài trợ nhóm C): Một khoản tài trợ cho việc lập kế hoạch đến 1 triệu đôla thông qua Quỹ Chuẩn bị và Xây dựng Dự án (PDF) để cung cấp các khoản đầu t¬ bổ sung cần thiết cho các dự án lớn, để hoàn thiện thiết kế kỹ thuật và hoạt động khả thi. Thông thường, phê chuẩn của Hội đồng là cần thiết. (đoạn 6, 7 Chu trình Dự án)
Bretton Woods Institutions (Các tổ chức Bretton Woods): Các tổ chức tài chính quốc tế nh¬ Ngân hàng thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, và Công ty Tài chính quốc tế, sau đây gọi là New Hampshire, nơi đàm phán của các tổ chức này.
C
Capacity building (Xây dựng năng lực): Xây dựng năng lực liên quan đến việc phát triển các triển vọng, kỹ xảo và tổ chức cá nhân và nhóm cần thiết để tiến hành các hoạt động. Năng lực bao gồm kiến thức, kỹ xảo, công nghệ và các tổ chức cần thết để tiến hành việc đánh giá, theo dõi và định giá, lập kế hoạch và thực hiện.
Carrying capacity (Năng lực đảm nhận): số lượng sử dụng mà một khu vực có thể duy trì được - đối với việc cải tạo, đối với cuộc sống hoang dã v.v. mà không làm giảm chất lượng của khu vực này và không làm cho khu vực này trở nên không bền vững.
Catalyzing (Tác động đòn bẩy): kích th¬ớc hoặc khuyến khích một hành động hoặc hoạt động, thường dùng để chỉ cách thức giúp đỡ người khác nhận thức được và thực hiện các dự án hoặc chương trình thúc phát triển bền vững.
Chief Executive Officer (Giám đốc điều hành) (CEO): Giám đốc điều hành đứng đầu Ban th¬ ký Quỹ Môi trường toàn cầu và chịu trách nhiệm báo cáo với hội đồng và Uỷ ban. Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định của Hôi đồng và Uỷ ban, thúc đẩy và điều phối việc đề xuất và giám sát việc thực hiện các chương trình hoạt động, và điều hành các công việc của Ban Th¬ ký. (đoạn 21 Văn kiện)
Chlorofluorocarbons (Chlorfluorcarbons) (CFCs): một tập hợp các chất trơ, không độc hại và dễ hoá lỏng được sử dụng trong tủ lạnh, điều hoà không khí, đóng gói, cách ly hoặc các chất dung môi và các chất nổ đẩy phun. Vì các chất CFC không tiêu huỷ được trong áp xuất thấp, chất này tích tụ trong tầng áp xuất cao hơn mà ở đó các hợp chất clo của khí này sẽ phá huỷ tầng ozon.
Civil society (Hiệp hội dân sự): một loạt các tổ chức thuộc khu vực t¬ nhân nh¬ các liên minh thương mại, các hiệp hội kinh doanh, các tổ chức môi trường và phát triển, các nhóm thanh niên và phụ nữ, các hợp tác xã, và các nhóm tôn giáo có lợi ích trong các vấn đề và quyết định về chính sách công cộng. (Sự tham gia của công chúng vào các Dự án do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ)
Co-funding or co-financing (Đồng tài trợ hoặc đồng đầu t&shy : Vì Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ cho các chi phí gia tăng của các dự án với một số ngoại lệ (chẳng hạn tài trợ cho các hoạt động trợ giúp), các dự án của Quỹ Môi trường toàn cầu đòi hỏi việc tài trợ bổ sung từ các nguồn khác để chi trả cho các chi phí lợi ích quốc gia. Phần tài trợ bổ sung này được gọi là đồng tài trợ. Chi phí gia tăng cũng có thể được đồng đầu t¬.
Complementarily (Bổ sung): Trong các Chương trình hành động của Quỹ Môi trường toàn cầu, bổ sung có nghĩa là các b¬ớc bổ sung có thể được thực hiện và bổ sung vào một dự án để giảm thiểu rủi ro đối với môi trường toàn cầu, nh¬ các thay đổi về chính sách được dự tính từ trước và khả năng có được các nguồn tài chính song phương và các nguồn tài chính khác, để nâng cao và hoàn thiện dự án. (đoạn 1.14a, Các Chương trình Hành động)
Complementary Activities (Các hoạt động bổ sung): Trong các Chương trình Hành động của Quỹ Môi trường toàn cầu, các b¬ớc bổ sung nhất định được bổ sung thêm vào một dự án để giảm rủi ro cho môi trường toàn cầu nh¬ các thay đổi chính sách dự kiến và khả năng có được các nguồn tài chính song phương và các nguồn tài chính khác, để nâng cao và hoàn thiện dự án.
Concept Paper (Thuyết trình sơ bộ): Một hồ sơ đề xuất dự án ban đầu bao gồm 4 đến 5 trang cung cấp thông tin đủ cho Cơ quan thực hiện hiểu được cơ sở hợp lý cho đầu t¬ khả thi của Quỹ Môi trường toàn cầu, các lợi ích toàn cầu dự kiến, và bối cảnh sẽ thực hiện dự án được đề xuất. Hồ sơ này cần phải giúp Cơ quan Thực hiện quyết định dự án có đủ điều kiện để có được tài trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu hay không và giúp cho chính phủ xác định được điểm trọng tâm xem chính phủ có ủng hộ việc xây dựng dự án hay không.
Conference of the Parties (Hội nghị các bên) (COP): các nước đã phê chuẩn công ¬ớc và do đó là một phần của cơ chế điều chỉnh của công ¬ớc. Các cuộc họp của các nước này được gọi là COP 1, COP 2 và tiếp theo.
Conventions (Các công ¬ớc): các công ¬ớc hoặc hiệp ¬ớc là các thoả thuận quốc tế về môi trường hoặc liên quan mà các Chính phủ đã phê chuẩn để đạt được các mục tiêu liên quan đến phát triển bền vững.
Công ¬ớc về đa dạng sinh học CBD) và Công ¬ớc Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (FCCC) đều đã thông qua việc giao cho Quỹ Môi trường Toàn cầu giữ vai trò là bộ máy tài chính, và đ¬a ra các h¬ớng dẫn về chính sách, chiến lược, các chương trình ¬u tiên và các tiêu chuẩn tiếp nhận tài trợ. Quỹ Môi trường toàn cầu có một quan hệ bổ sung với Nghị định th¬ Montreal về các Chất làm suy giảm tầng ozon, và là một nguồn tài trợ chính cho các thoả thuận về bảo hộ nguồn nước ngọt và các vùng biển khu vực và quốc tế.
Convention on Biological Diversity (Công ¬ớc về Đa dạng sinh học) (CBD): được các chính phủ ký kết tại Hội nghị Rio năm 1992, Công ¬ớc này là một thoả thuận ràng buộc về mặt pháp lý giao cho 169 Chính phủ hành động để ngăn chặt tổn thất về đa dạng sinh học trên toàn thế giới. Công ¬ớc nhằm vào việc bảo tồn đa dạng sinh học, quy định việc sử dụng bền vững, và đ¬a ra sự phân chia công bằng và hợp lý các lợi ích có được từ các nguồn gen. Quỹ Môi trường toàn cầu là một bộ máy tài chính tạm thời của Công ¬ớc và h¬ởng ứng h¬ớng dẫn của Hội nghị các Bên.
Council, the (Hội đồng): Hội đồng là một cơ quan quản trị chính của Quỹ Môi trường toàn cầu. Hội đồng họp 2 lần mỗi năm, thực hiện chức năng nh¬ một ban giám độc độc lập, với trách nhiệm chính là xây dựng, thông qua và đánh giá các chương trình của Quỹ Môi trường toàn cầu. Hội đồng ra các quyết định về chính sách và hành động có tính đến sự xem xét lại của Đại hội đồng. Hội đồng tuân theo các h¬ớng dẫn của Hội nghị các Bên (COP) về Công ¬ớc đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu và phối hợp với Hội nghị các Bên của Nghị định th¬ Montreal. Hội đồng gồm 32 thành viên, trong đó có 16 thành viên từ các nước đang phát triển, 14 từ các nước phát triển và 2 thuộc các nước trung, đông âu và Liên xô cũ.
Cost-effective (Hiệu quả về chi phí): Các hành động hoặc hoạt động làm giảm hoặc tiết kiệm chi phí và qua đó có hiệu quả trong việc cắt giảm chi phí. đạt được các kết quả tốt nhất có thể dù số lượng chi phí thấp nhất, chẳng hạn có thể giảm tối đa lượng phát xả khí cacbon dioxide với chi phí thấp nhất. Mục tiêu chính của tất cả các hoạt động của Quỹ Môi trường toàn cầu là có hiệu quả về chi phí.
Cost sharing (Phân chia chi phí): Phân chia chi phí của các dự án, chương trình và các hoạt động giữa hai hoặc nhiều nguồn để giảm gánh nặng tài chính đối với bất kỳ một trong số các nguồn này. Vì Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ cho các chi phí gia tăng của các hoạt động, chia sẻ chi phí là một mục tiêu chính trong tất cả các dự án của Quỹ Môi trường Toàn cầu.
Cost recovery (Thu hồi chi phí): Đạt được các cách thức để thu hồi lại được các chi phí hoặc phí tổn đối với một hoạt động. Chẳng hạn, nếu một dự án cuối cùng sẽ mang lại được tiền thì các chi phí cho dự án này có thể thu hồi được hoặc được trả lại và được tái sử dụng để nâng cao dự án đó và / hoặc để giảm các chi phí của dự án đó cũng nh¬ cung cấp các cơ cấu tài chính khac nhau để duy trì các can thiệp dự án của Quỹ Môi trường Toàn cầu sau khi có sự tham gia trực tiếp của Quỹ Môi trường Toàn cầu vào dự án.
Country driven (Định h¬ớng quốc gia): Các dự án và hoạt động của Quỹ Môt trường Toàn cầu phải mang tính chất “định h¬ớng quốc gia”, có nghĩa là phải dựa trên cơ sở ưu tiên quốc gia của nước đó và được chính phủ nước tiếp nhận ủng hộ. Điều này được đặt ra để đảm bảo rằng chính phủ thực hiện có “chủ quyền” đối với các hoạt động và hỗ trợ đầy đủ cho các hoạt động đó.
D.
Deforestation (Phá rừng): Qua trình thoái hoá hoặc tổn thất về rừng do việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang sử dụng nông nghiệp – bao gồm cả việc chuyển mục đích canh tác và trồng cỏ – sử dụng cho đô thị và do khai thác cạn kiệt, do đó làm giảm sự đóng góp của rừng vào việc bảo tồn đa dạng sinh học, giữ nước, duy trì đất trồng và khí hậu và các dịch vụ môi trường khác.
Desertilication (Sa mạc hóa): Quá trình thoái hóa tiềm lực về sinh học của đất do sự kết hợp biến đổi khí hậu và khai thác quá mức của con người, cuối cùng dẫn đến hiện t¬ợng sa mạc hoá nh¬ một hậu quả tất yếu.
Domestic benefits (Lợi ích trong nước): Các lợi ích mang lại cho một nước từ một dự án của Quỹ Môi trường Toàn cầu nhằm đạt được các lợi ích môi trường toàn cầu. Thuật ngữ này phù hợp cho việc tính toán các chi phí gia tăng. Quỹ Môi trường Toàn cầu tài trợ cho các khoản chênh lệch về chi phí giữa việc đạt được các lợi ích môi trường toàn cầu và đạt được các lợi ích quốc gia và trong nước. nước chủ nhà của dự án chịu các chi phí cho các lợi ích quốc gia.
E.
Earth Summit (Hội nghị thượng đỉnh về trái đất): Tên viết tắt của Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển được tổ chức tại Rio de janeiro năm 1992, được một số nhà lãnh đạo thế giới và những người đứng đầu các nước tham dự Hội nghị gọi nh¬ vậy.
Ecological Impact (Tác động về sinh thái): Tác động do hoạt động tự nhiên hay do con người gây ra tác động lên các cơ thể sống và môi trường vô sinh.
Economic instruments (Các công cụ kinh tế): Ng¬ợc với các quy định pháp luật chỉ ra các quy tắc kiểm soát và cách xử sự của những người sử dụng các nguồn lợi, các chính phủ có thể sử dụng các công cụ kinh tế để làm cho các nhà sản xuất và tiêu dùng nhạy cảm với sự cần thiết phải sử dụng có trách nhiệm các nguồn lợi môi trường và tránh làm ô nhiễm, phá huỷ và lãng phí các nguồn lợi này. Các công cụ kinh tế nh¬ các cơ chế về thuế, lệ phí, trợ cấp, gửi/rút tiền và giấy phép kinh doanh sẽ đạt được các mục tiêu thông qua việc sử dụng các lực lượng thị trường bằng cách chỉnh đốn cơ cấu giá cả và nhất thể hóa các chi phí môi trường và xã hội.
Ecosystem (Hệ sinh thái): Hệ thống tương tác của một quần thể sinh học và môi trường vô sinh của chúng.
Ecosystem approach (Cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái): Quỹ Môi trường Toàn cầu xây dựng các chương trình hành động của mình về các nguồn tài nguyên sống trên cơ sở các hệ sinh thái. Điều này cho phép kết hợp kiến thức khoa học về các loài và các quan hệ di truyền với các kiến thức khoa học về các điều kiện và giá trị xã hội và chính trị; cho phép quản lý đa dạng sinh học bằng việc tính đến các mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận của chúng. Bốn chương trình hành động về đa dạng sinh học là hệ sinh thái khô cạn và bán khô cạn; hệ sinh thái bờ biển và nước ngọt (bao gồm cả đầm lầy) và hệ sinh thái rừng và núi.
Eligibility, Country (Điều kiện tiếp nhận; nước): Đối với một nước, để đủ điều kiện tiếp nhận tài trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu, nước đó phải đáp ứng các tiêu chuẩn là một nước đang phát triển cần sự trợ giúp từ hệ thống Liên hợp quốc hoặc Ngân hàng thế giới và là một bên tham gia các công ¬ớc quốc tế liên quan - về đa dạng sinh học hoặc biến đổi khí hậu - hoặc tham gia Nghị định th¬ Montreal nh¬ đã được quy định cụ thể. Các yêu cầu về điều kiện tiếp nhận cơ bản được chỉ ra trong Văn kiện của Quỹ Môi trường Toàn cầu, Điều 9.
Endangered species (Các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng): Các loài động vật, chim, cá, cây hoặc các sinh vật khác bị đe dọa tuyệt chủng do những biến đổi của tự nhiên hoặc do tác động của con người lên môi trường sống của chúng. Các yêu cầu quốc tế về xử lý việc buôn bán các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng được quy định trong Công ¬ớc về buôn bán quốc tế các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hầu hết các nước có quy định pháp luật quốc gia điều chỉnh về các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Enabling activities (Các hoạt động trợ giúp): Các hoạt động chuẩn bị cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các biện pháp đối phó có hiệu quả và thường bao gồm việc lập kế hoạch và xây dựng năng lực (ví dụ, tăng c¬ờng về tổ chức, đào tạo, nghiên cứu, giáo dục và các báo cáo thực hiện) (trang 9, Chương trình Hành động)
Environment (Môi trường): Tập hợp tất cả các điều kiện nội tại tác động đến đời sống, phát triển và sự sống còn của một cơ thể sống.
Executing Agency (Cơ quan điều hành): Cơ quan có trách nhiệm về các hoạt động hàng ngày của các dự án cụ thể. Đó có thể là các cơ quan chính phủ, các cơ quan khác của Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học v.v.. Cơ quan điều hành có trách nhiệm trước và cùng phối hợp hoạt động chặt chẽ với Cơ quan thực hiện của Quỹ Môi trường Toàn cầu quản lý dự án. Cơ quan điều hành thường cung cấp một “quản đốc” cụ thể để quản lý dự án.
Executive Coordinator (Điều phối viên): Chức vụ giám đốc cơ quan điều phối của Quỹ Môi trường Toàn cầu về Chương trình Môi trường Liên hợp quốc và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc. người đứng đầu Ngân hàng thế giới là người đứng đầu Ban lãnh đạo của Cơ quan điều phố toàn cầu.
F.
Focal Area (Lĩnh vực trọng tâm): Một trong bốn lĩnh vực tập trung các hoạt động của Quỹ Môi trường Toàn cầu. Có 4 lĩnh vực trọng tâm: đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, các nguồn nước quốc tế và suy giảm tầng ôzôn. Các hoạt động liên quan đến vấn đề thoái hoá đất chủ yếu là các hoạt động giải quyết vấn đề sa mạc hóa và phá rừng. Vì liên quan đến các lĩnh vực trọng tâm nên cũng đủ điều kiện để được tài trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu. (Chiến lược hành động và các Chương trình hành động)
Focal Point, Operational (Trọng điểm, Hành động): Một nhân viên được một chính phủ tham gia chỉ định thực hiện chức năng nh¬ một điểm liên lạc chính cho Quỹ Môi trường Toàn cầu về các vấn đề chính trị, phân biệt với Trọng điểm hành động là người giải quyết các vấn đề về nội dung và chương trình.
Framework convention (Công ¬ớc khung): Một thoả thuận đa phương thiết lập các nguyên tắc chung nh¬ng không bao gồm các cam kết ràng buộc đối với các hoạt động cụ thể.
Framework Convention on Climate Change (FCCC) (Công ¬ớc khung về biến đổi khí hậu) (FCCC): được ký tại Hội nghị Rio năm 1992, Công ¬ớc khung về biến đổi khí hậu là một thoả thuận quốc tế mang tính chất ràng buộc cam kết của 168 chính phủ cùng nhau hành động để giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu. Quỹ Môi trường Toàn cầu giữ vai trò là một bộ máy tài chính của Công ¬ớc và chịu trách nhiệm theo h¬ớng dẫn của Hội nghị các Bên của Công ¬ớc khung về biến đổi khí hậu.
Free-standing project (Dự án độc lập): Một dự án không phải là một bộ phận của bất kỳ một dự án nào khác, và thành công của dự án này không phụ thuộc vào việc thực hiện một dự án khác, hay một dự án kết hợp. Loại dự án này còn được gọi là “dự án đơn lẻ”.
Full Project Grants (Tài trợ toàn bộ dự án): Các khoản tài trợ dành cho các dự án dài hạn có chi phí trên 1 triệu đô la Mỹ. Các khoản tài trợ này chủ yếu được cung cấp cho các chính phủ, mặc dù các tổ chức, cơ quan phi chính phủ khác cũng có đủ điều kiện để tiếp nhận nếu nước chủ nhà ủng hộ dự án đó.
G.
GEF (Quỹ Môi trường Toàn cầu): Quỹ Môi trường Toàn cầu được thành lập và có các mục đích được quy định tại Văn kiện của Quỹ Môi trường Toàn cầu.
GEFDOC (Tài liệu của Quỹ Môi trường Toàn cầu): một tài liệu chính thức được các Cơ quan thực hiện hoặc Ban Thư ký của Quỹ Môi trường Toàn cầu công bố.
GEFOC - GEF Operations Committee (GEFOC) (Uỷ ban hành động của Quỹ Môi trường Toàn cầu): Một diễn đàn thảo luận về các chính sách, dự án và các vấn đề khác của Quỹ Môi trường Toàn cầu với các nhà hoạt động khác trong “gia đình” Quỹ Môi trường Toàn cầu. Uỷ ban gồm đại diện của Ban Th¬ ký, các Cơ quan Thực hiện và Hội đồng tư vấn Khoa học và Kỹ thuật và Ban Th¬ ký của Công ước, nếu cần thiết. (Chu trình dự án, trang 8)
Genetic engineering (Kỹ thuật gen): Quá trình lồng thông tin di truyền mới vào các tế bào hiện có để làm biến đổi bất cứ cơ thể sống nào nhằm mục đích thay đổi một trong các tính trạng của chúng.
Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý) (GIS): Thông tin về không gian được thể hiện d¬ới hình thức bản đồ để giúp cho việc lập kế hoạch và quản lý các nguồn lực môi trường.
Global Benefits (Lợi ích toàn cầu): Sự đóng góp quan trọng hoặc lợi ích cho toàn cầu, phân biệt với các lợi ích địa phương hoặc quốc gia, môi trường được mang lại qua một chương trình, dự án hoặc hành động (đoạn 2 Văn kiện)
Global Commons (Những vấn đề chung toàn cầu): Các nguồn lợi tự nhiên và dịch vụ hỗ trợ đời sống thiết yếu, nh¬ hệ thống khí hậu của trái đất, tầng ôzon, các đại d¬ơng và biển, thuộc về toàn thể nhân loại chứ không chỉ thuộc riêng bất cứ nước hay doanh nghiệp t¬ nhân nào.
Global Environment (Môi trường toàn cầu): Một thuật ngữ dùng để chỉ môi trường của toàn cầu, phân biệt với môi trường khu vực, quốc gia hoặc địa phương.
Global environmental benefits (Các lợi ích môi trường toàn cầu): Các lợi ích tăng lên cho cộng đồng toàn cầu (ví dụ, giảm lượng phát xả khí nhà kính để ngăn ngừa sự biến đổi khí hậu), phân biệt với các lợi ích quốc gia đơn thuần tăng lên cho dân chúng của nước nơi thực hiện dự án.
Global warming (Nóng lên toàn cầu): Xu hướng có thể thấy rõ về sự tăng nhiệt độ bề mặt trái đất và ở tầng khí quyển thấp do sự tích tụ nhiệt độ cao làm tăng dần lên các loại khí nhất định – gây ra hiệu ứng nhà kính.
Greenhouse effect (Hiệu ứng nhà kính): Sự nóng lên của bầu khí quyển trái đất do sự tích tụ khí cabon dioxit hoặc các chất khí vi lượng khác; nhiều nhà khoa học tin rằng sự tích tụ này cho phép ánh sáng từ tia nắng mặt trời đốt nóng trái đất nh¬ng ngăn được sự mất cân bằng về nhiệt độ.
Greenhouse gases (Các chất gây hiệu ứng nhà kính): Các chất khí khi thải vào khí quyển sẽ góp phần tạo ra hiệu ứng nhà kính và làm nhiệt độ toàn câù nóng lên. Trong số đó có cacbon dioxit, metan, CFCs và nitous oxide.
Group of Eight (Nhóm 8) (G-8) Nhóm 8 nước phát triển: Mỹ, Canada, Nhật, Anh, Đức, Pháp, Italia và Nga.
Group of 77 (Nhóm 77): Một sự liên kết của các nước đang phát triển cùng cộng tác trong các vấn đề có lợi ích chung trong các hoạt động của Liên hợp quốc.
H.
Habitat (Môi trường sống): Nơi một quần thể (ví du như con người, động vật, thực vật, chủng vi sinh) sống và môi trường bao quanh chúng, cả môi trường vô sinh và hữu sinh.
Hazardous Substance (Chất gây nguy hiểm): Bất cứ nguyên liệu nào tạo ra một mối đe dọa cho sức khoẻ của con người và /hoặc môi trường. Các chất gây nguy hiểm điển hình là chất độc, chất ăn mòn, chất dễ cháy và chất dễ nổ hoặc chất phóng xạ.
Hazardous Waste (Chất thải nguy hiểm): Các phế thải của xã hội có thể gây ra mối nguy hiểm nghiêm trọng hoặc tiềm tàng cho sức khoẻ con người hoặc môi trường nều không được quản lý chặt chẽ. Các chất thải nguy hiểm là các chất thải ít nhất có một trong 4 đặc tính (độc, ăn mòn, dễ cháy, dễ nổ)
I.
Implementing Agencies (Các cơ quan thực hiện) (IAs): Các Cơ quan thực hiện là Liên hợp quốc và các tổ chức Breton Woods – có trách nhiệm xây dựng các dự án do Quỹ Môi trường Toàn cầu tài trợ và thực hiện chúng thông qua các cơ quan thực thi được chỉ định. Các cơ quan thực hiện là Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc và Ngân hàng Thế giới (đoạn 22 Văn kiện)
Implementation Plan (Kế hoạch thực hiện): một kế hoạch hoạt động để thực hiện một dự án, thường được nói rõ trong Bản tóm tắt Dự án của Quỹ Môi trường Toàn cầu.
Incremental cost (Chi phí gia tăng): Chênh lệch về chi phí giữa một dự án mang lại các lợi ích môi trường toàn cầu với một dự án thay thế không mạng lại những lợi ich đó. Các chi phí gia tăng này hỗ trợ cho các hoạt động mở rộng ngoài phạm vi các ¬u tiên quốc gia.
Institutional building (Xây dựng thiết chế): Các biện pháp được thực hiện trong một chương trình, dự án hoặc hoạt động để tăng c¬ờng các tổ chức về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường của một nước cho phép người dân của nước đó ủng hộ và bảo vệ môi trường toàn cầu tốt hơn.
Integrated Pest management (Quản lý các loại gây hại tổng hợp) (IPM): Một tập hợp các biện pháp dùng thuốc trừ sâu và không dùng thuốc trừ sâu để kiểm soát các loại gây hại.
International financial institutions (Các tổ chức tài chính quốc tế): Các tổ chức quốc tế nh¬ Ngân hàng Thế giới, các ngân hàng phát triển khu vực, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, và Công ty Tài chính Quốc tế, còn được biết đến nh¬ các tổ chức Bretton Woods .
International waters (Các nguồn nước quốc tế): Các nguồn nước như đại dương, các vùng biển kín và nửa kín và các cửa sông, hồ, các hệ thống nước ngầm và đầm lầy có l¬u vực xuyên quốc gia hoặc có chung biên giới. Rất nhiều nguồn nước trong số này bị đe doạ bởi các nguồn gây ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền và tầu thuyền, thoái hoá đất, khai thác quá mức các nguồn lợi sống dưới nước và việc đưa vào các loài ngoại nhập. (Chiến lược hành động; các Chương trình Hành động, 8-1,9-1, 10-1).
Instrument of the Restructured GEF (Văn kiện của Quỹ Môi trường Toàn cầu đã được cơ cấu lại): Văn kiện Thành lập Quỹ Môi trường Toàn cầu đã được cơ cấu lại, viết tắt là Văn kiện. Tài liệu này chi tiết hoá tất cả các khía cạnh của Quỹ Môi trường Toàn cầu đã cơ cấu lại - được các chính phủ tham gia Quỹ Môi trường Toàn cầu đàm phán và 3 cơ quan thực hiện thông qua vào năm 1994.
Investment projects (Các dự án đầu t&shy : Một dự án trong đó phần tài trợ quan trọng được sử dụng để tạo ra các thiết bị cơ bản hoặc tạo ra các lợi ích thuộc cơ sở hạ tầng (chẳng hạn nh¬ công nghệ năng lượng thay thế hoặc công nghệ làm giảm sự ô nhiễm). Các dự án đầu t¬ đôi khi bao gồm cả các hoạt động trong lĩnh vực có thể được phân loại là các hoạt động xây dựng năng lực. Các dự án đầu t¬ của Quỹ Môi trường Toàn cầu nói chung được Ngân hàng Thế giới thực hiện.
J.
Joint implementation (Cùng thực hiện) (JI): Một quy định của Công ¬ớc về Biến đổi khí hậu, theo đó cho phép các Bên thực hiện các cam kết của mình cùng với một nước khác – dự kiến là một nước công nghiệp hoá sẽ cung cấp cho một nước đang phát triển trợ giúp tài chính và kỹ thuật.
K.
Kyoto Protocol (Nghị định thư Kyoto): Nghị định thư của Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu tháng 12/1997 chỉ ra các mục tiêu và thời gian biểu cho các nước công nghiệp hoá giảm lượng phát xả 6 loại khí nhà kính xuống ít nhất 5% sau năm 1990 trong giai đoạn 1008 – 2012 và các quy định khác. Nghị định thư sẽ có hiệu lực 90 ngày sau khi có ít nhất 55 Bên tham gia phê chuẩn, trong đó có các bên tham gia là các nước công nghiệp hoá có tổng lượng phát xả khí cacbon dioxit ít nhất chiếm 55% năm 1990.
L.
Land degradation (Thoái hoá đất): Làm giảm giá trị năng lực sử dụng đất do sói mòn, xâm mặn, độ phì nhiêu của đất bị mất và các hiện tượng tương tự. Việc ngăn ngừa và kiểm soát sự thoái hoá đất, đặc biệt là sa mạc hoá và phá rừng là việc khẩn cấp để có được sự phát triển bền vững ở cấp môi trường quốc gia và toàn cầu. Quỹ Môi trường Toàn cầu cố gắng để giải quyết vấn đề thoái hoá đất vì chúng liên quan đến các lĩnh vực trọng tâm về đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và các nguồn nước quốc tế. (một khuôn khổ các hoạt động của Quỹ Môi trường Toàn cầu liên quan đến vấn đề thoái hoá đất, và Chiến lược hành động, đoạn 1.21 – 1.23)
Leveraging (Tác dụng đòn bẩy): Tác dụng đòn bẩy có nghĩa là khả năng đảm bảo, hoặc ‘bẩy” các nguồn tài trợ bổ sung cho việc thực hiện các dự án của Quỹ Môi trường Toàn cầu: Các dự án của Quỹ Môi trường Toàn cầu thường yêu cầu hình thức đồng đầu tư như vậy từ chính quyền chủ nhà, các cơ quan thực hiện, các ngân hàng phát triển đa phương, các cơ quan song phương và /hoặc các nguồn quỹ khác.
Logical Framework Approach (Log Frame) (Cách tiếp cận khung Logic) (Khuôn khổ Log): Một phương pháp, hoặc công cụ giúp một người xây dựng được một khuôn khổ rõ ràng về một dự án được đề xuất sẽ thực hiện, giống nh¬ một bản vẽ thiết kế cho một ngôi nhà. Đó là một phương pháp xây dựng cơ sở vững chắc và một cách trình bày rõ ràng đối với Bản tóm tắt Dự án.
M.
Mainstreaming (Xu thế chủ đạo): Một mục tiêu và một cách tiếp cận để kết hợp các mối quan ngại về môi trường toàn cầu vào danh mục các dự án thường xuyên (không phải của Quỹ Môi trường Toàn cầu), các chương trình và các hoạt động của 3 Cơ quan Thực hiện của Quỹ Môi trường Toàn cầu – Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, Chương trình môi trường Liên hợp quốc và Ngân hàng Thế giới.
Medium - Size Grants (Các khoản tài trợ cỡ trung bình) (MSG): các khoản tài trợ này được dành cho các dự án dài hạn hơn so với các Dự án tài trợ Nhỏ có chi phí từ 50.000USD đến 1 triệu USD trên cơ sở các ¬u tiên quốc gia, được Chính phủ liên quan ủng hộ và thể hiện các nguyên tắc và chính sách hành động của Quỹ Môi trường Toàn cầu. Các tổ chức chi phi chính phủ có thể là các cơ quan thực hiện các dự án đó. (Các dự án cỡ trung bình).
Mitigation measures (short - and long term) (Các biện pháp làm giảm (ngắn hạn và dài hạn)): Các biện pháp làm giảm phát xả khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Các biện pháp dài hạn nói chung sẽ liên quan đến việc loại bỏ các rào cản đối với việc chấp nhận các công nghệ có khả năng thương mại hoá, gắn liền với khí hậu và làm cho các công nghệ có khả năng về mặt kinh tế hơn, trong khi các biện pháp ngắn hạn nh¬ hiệu quả về mặt cung cấp hoặc các dự án chuyển từ than sang gas cũng hữu ích trong việc làm giảm lượng phát xả khí nhà kính. (Các Chương trình Hoạt động, đoạn 51 và 6-1)
Monitoring (Giám sát): Việc giám sát hoặc kiểm tra định kỳ hoặc liên tục để xác định mức độ tuân thủ các yêu cầu và /hoặc mức độ ô nhiễm trong các môi trường khác nhau hoặc trong các môi trường sống của người, động vật, và các môi trường sống khác.
Monitoring and Evaluation (Giám sát và đánh giá) (M&E): Việc giám sát và đánh giá là những bộ phận cần thiết của nhu cầu dự án của Quỹ Môi trường Toàn cầu. được thành lập vào tháng 5/1995, chương trình M &E được thiết kế để theo dõi, đánh giá và phổ biến các thông tin và bài học liên quan đến dự án của Quỹ Môi trường Toàn cầu về việc thực hiện dự án, những thay đổi về năng lực và chính sách quốc gia ảnh h¬ởng đến các lợi ích môi trường toàn cầu và lợi ích môi trường của dự án và sự thích hợp của các h¬ớng dẫn và thủ tục của Quỹ Môi trường Toàn cầu.
Montreal Protocol on Substances that Deplete the Ozone Layer (Nghị định th¬ Montreal về các Chất làm suy giảm tầng ozon): được ký năm 1987, Nghị định th¬ Montreal là một thoả thuận quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý với trên 160 Chính phủ để cắt giảm các chất làm giảm tầng ozon chủ yếu (ODS) để bảo vệ tầng ozon bình l¬u.
Multilateral (Đa phương): Chỉ các hành động hoặc các hoạt động liên quan đến hai hoặc nhiều quốc gia.
N.
National Appropriation (Khoản dành riêng quốc gia): Dùng để chi các khoản quỹ công cộng mà các chính quyền quốc gia cho phép chi cho một mục đích nhất định; trong trường hợp dự án của Quỹ Môi trường Toàn cầu tài trợ thì đó là việc hỗ trợ quốc gia hoặc hoặc đồng tài trợ cho một chương trình hoặc dự án được chỉ định.
Non-governmental Organization (Tổ chức phi chính phủ) (NGO): Bất cứ tổ chức nào không phải là tổ chức chính phủ hoặc liên kết với chính phủ, nh¬ng thường dùng để chỉ các tổ chức độc lập trong các hiệp hội dân dự có lợi ích trong các hoạt động môi trường và phát triển. Các tổ chức phi chính phủ tham gia trực tiếp vào việc xây dựng và thực hiện các dự án do Quỹ Môi trường Toàn cầu hỗ trợ, tham gia vào việc lập kế hoạch, bình luận cho dự thảo dự án, và điều phối hay thực hiện các mảng nhất định của dự án nh¬ trong Chương trình tài trợ cho các dự án nhỏ.
Non-Pint Source (Nguồn phân tán): Các nguồn gây ô nhiễm được khuếch tán và không có một điểm xuất xứ duy nhất hoặc không được đ¬a vào một dòng chứa từ một cửa sông nhất định. Các chất ô nhiễm thường được thải ra đất liền do các cơn m¬a trong bão. Các loại thường được sử dụng đối với các nguồn vô định là: nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng đô thị, xây dựng mỏ, đập ngăn nước và các con kênh, trôi đất và nhiễm mặn.
O.
Operational Strategy (Chiến lược hành động) (OS): Chiến lược hành động của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEFDOC#) là h¬ớng dẫn cơ sở cho các hoạt động của Quỹ Môi trường Toàn cầu. Chiến lược hành động được thiết kế để đảm bảo rằng các nguồn lực của Quỹ được sử dụng có hiệu quả để tối đa hoá các lợi ích môi trường toàn cầu. Chiến lược đ¬a ra một tầm nhìn về phương h¬ớng dài hạn của Quỹ Môi trường Toàn cầu, một khuôn khổ cho việc phân phối các nguồn lực, h¬ớng dẫn kết hợp đối với các công ¬ớc và một tuyên bố về các mục đích tài trợ hoạt động và các hoạt động theo dõi và đánh giá. Chiến lược hành động được dự định đ¬a ra một khuôn khổ về sự gắn kết mang tính chương trình và sự kết hợp giữa nhiều tổ chức tham gia vào Quỹ Môi trường Toàn cầu – các Cơ quan thực hiện, Hội đồng t¬ vấn khoa học và kỹ thuật, Ban Th¬ ký Quỹ Môi trường Toàn cầu, và các công ¬ớc quốc tế liên quan. (Chiến lược hành động)
Operational Principles (Các nguyên tắc hành động): Chiến lược Hành động của Quỹ Môi trường Toàn cầu vạch ra 10 Nguyên tắc Hành động cho việc xây dựng và thực hiện các chương trình công tác của Quỹ Môi trường Toàn cầu. Tất cả các đề xuất dự án của Quỹ Môi trường Toàn cầu đều được xem xét theo các nguyên tắc này. (trang2, Bảng 1.1 Chiến lược Hành động).
Operational Programs (Các chương trình hành động) (OPs): Chiến lược Hành động của Quỹ Môi trường Toàn cầu chỉ ra 10 Chương trình hành động trong 4 lĩnh vực trọng tâm để h¬ớng dẫn các cán bộ quản lý và lập kế hoạch chiến lược trong việc chuẩn bị các dự án khả thi. Các Chương trình hành động là các khuôn khổ cho việc thiết kế, thực hiện và điều phối một bộ các dự án tương tự trong phạm vi một lĩnh vực trọng tâm của Quỹ Môi trường Toàn cầu mà cùng đóng góp cho việc đạt được mục tiêu về môi trường toàn cầu (các Chương trình Hành động).
Ozone (O3): Có trong 2 tầng khí quyển và tầng bình l¬u và tầng đối l¬u. Trong tầng đối l¬u, ozon là một dạng oxy có 3 nguyên tử được tìm thấy một cách tự nhiên tạo ra một tầng bảo vệ che chở cho trái đất khỏi bị các tác hại cho sức khoẻ con người và môi trường do các tia cực tím. Trong tầng bình l¬u, ozon là một chất ôxy hoá và phần chủ yếu s¬ơng d¬ới dạng quang hoá.
Ozone depletion (Suy giảm tầng ozon): Sự phá huỷ tầng ozon bình l¬u, tầng che chắn cho trái đất khỏi tia cực tím gây hại cho đời sống sinh vật. Sự phá huỷ tầng ozon này xảy ra là do sự phân rã của clo hoặc /và brom nhất định trong các hợp chất (chlorofluorocarbons hoặc halons) mà các chất này bị phân rã khi chúng gặp tầng bình l¬u và phá huỷ phân tử ozon do xúc tác.
Ozone Layer (Tầng ozon): Tầng ozon bình l¬u là một lớp chắn bảo vệ ở độ cao từ 15 đến 20 km (9.3 đến 31 dặm) trên bề mặt trái đất hấp thụ hầu hết các tia cực tím có thể gây hại cho các sinh vật sống trên trái đất. Việc thải ra các hoá chất do con người tạo ra nh¬ các chất CFC, halons và các hoá chất công nghiệp đang phá huỷ tầng ozon và làm giảm tầng ozon bảo vệ.
P.
Participants (Các bên tham gia): Các nước đã trở thành “các Bên tham gia” Quỹ Môi trường Toàn cầu phù hợp với đoạn 7 của Văn kiện.
PCBs (PCBs): Một nhóm các hoá chất bền, độc hại (polychlorinated biphenyls) được sử dụng trong các biến thế và tụ điện nhằm mục đích cách điện và trong các hệ thống ống gas nh¬ một chất bôi trơn.
PDF Grants (Các khoản tài trợ PDF): Các loại tài trợ lập kế hoạch khác nhau được thông qua Quỹ Chuẩn bị và Triển khai Dự án (PDF) được sử dụng để hỗ trợ cho việc chuẩn bị ngắn hạn các đề xuất dự án đầy đủ để đ¬a vào các chương trình công tác Quỹ Môi trường Toàn cầu. Ba loại tài trợ PDF là tài trợ Nhóm A (đến 25.000USD), Nhóm B (đến 350.000USD) và Nhóm C (đến 1 triệu USD). (Chu trình Dự án đoạn 6,7)
Persistent Pesticides (Các thuốc trừ sâu khó phân huỷ): Các thuốc trừ sâu không phân huỷ về mặt hoá học hoặc phân huỷ rất chậm và còn lại trong môi trường sau mùa vụ.
Pilot Phase (Giai đoạn thử nghiệm): Giai đoạn thực nghiệm ba năm đầu của Quỹ Môi trường Toàn cầu, từ tháng 10/1991 đến giữa năm 1994, được gọi là Giai đoạn Thử nghiệm của Quỹ Môi trường Toàn cầu. (Quỹ Môi trường Toàn cầu: Đánh giá độc lập Giai đoạn thử nghiệm, 1994).
Polluter Pays Principle (Nguyên tắc người gây ra ô nhiễm phải chi trả) (PPP): đề xuất rằng người gây ra ô nhiễm cần phải chịu các chi phí cho việc ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm. Ý định của nguyên tắc này buộc người gây ra ô nhiễm phải nhận tất cả các chi phí về môi trường cho các hoạt động của họ mà các chi phí này được phản ánh đầy đủ trong chi phí cho hàng hoá và dịch vụ mà họ cung cấp.
Pollution (Ô nhiễm): Nói chung, sự hiện diện của một chất hoặc năng lượng mà bản chất, vị trí hay số lượng của chúng sẽ tạo ra một tác động về môi trường không mong muốn, thường là xen kẽ do con người làm ra hoặc gây ra đến sự toàn vẹn về tự nhiên, sinh học, quang học của nguồn nước, không khí và đất tròng.
Precautionary principle (Nguyên tắc đề phòng): Nh¬ được chỉ rõ trong Tuyên bố Rio, nguyên tắc quy định rằng nếu có các mối đe doạ thiệt hại nghiêm trọng hoặc không thể thay đổi được, sự thiếu tính chắc chắn đầy đủ về mặt khoa học sẽ không được sử dụng nh¬ một lý do để trì hoãn các biện pháp có hiệu quả về chi phí để ngăn ngừa sự thoái hoá về môi trường.
Portfolio, The (Danh mục các dự án đầu t&shy : Các dự án được tài trợ thông qua Quỹ Môi trường Toàn cầu được gọi chung là “danh mục các dự án đầu t¬” toàn diện của Quỹ Môi trường Toàn cầu.
Project Brief (Bản tóm tắt dự án): Bản tóm tắt Dự án là việc xây dựng được chi tiết hoá hơn đề xuất dự án tại trang 15 – 20 so với Tài liệu sơ bộ. Bản Tóm tắt Dự án sẽ được Cơ quan thực hiện sử dụng để quyết định một dự án có dủ điều kiện tiếp nhận tài trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu hay không và sẽ được sử dụng nh¬ một tài liệu chủ yếu cho việc xem xét chu trình dự án, bao gồm cả việc phê chuẩn của Hội đồng Quỹ Môi trường Toàn cầu. Bản tóm tắt gồm khoảng 15 mục riêng biệt từ điều kiện để dự án được tài trợ và mối quan hệ với Chương trình Hành động và các ¬u tiên quốc gia cho đến các kết quả dự kiến, các hoạt động được lên kế hoạch và ngân sách ¬ớc tính.
Project Cycle (Chu trình dự án): Chu trình dự án của Quỹ Môi trường Toàn cầu (Chu trình dự án của Quỹ Môi trường Toàn cầu) là cách tiếp cận theo từng b¬ớc một đối với các thủ tục chuẩn trong việc xem xét các dự án được Quỹ Môi trường Toàn cầu tài trợ và vai trò và trách nhiệm của các bên tham gia dự án. Chu trình dự án phản ánh các yêu cầu dự án chủ yếu được chỉ ra trong Văn kiện của Quỹ Môi trường Toàn cầu và chủ yếu liên quan đến các dự án hoàn chỉnh; các khoản tài trợ nhỏ và trung bình có các chu trình dự án khác biệt không đáng kể. (Quỹ Môi trường Toàn cầu: Dự án trung bình, Chương trình Tài trợ dự án nhỏ của Quỹ Môi trường Toàn cầu)
Project Document (Tài liệu dự án): Tài liệu cuối cùng chứa đựng tất cả các chi tiết của một dự án, bao gồm cả ngân sách, thời hạn và kế hoạch hành động. Tài liệu này được ký kết bởi cơ quan thực hiện và nước chủ nhà trước khi bắt đầu thực hiện dự án.
Project funding (Tài trợ dự án): tài trợ dự án của Quỹ Môi trường Toàn cầu lấy từ các nguồn quỹ được 36 nước cam kết đóng góp.. Các khoản tài trợ này được phân bổ thông qua các khoản tài trợ GEF (lập kế hoạch), Tài trợ dự án toàn bộ, Tài trợ dự án trung bình, Tài trợ dự án nhỏ, các hoạt động trợ giúp và các Biện pháp ngắn hạn. Quỹ Môi trường Toàn cầu thăm dò các loại tài trợ khác nh¬ đầu t¬ ¬u đãi.
Project Development and Preparation Facility (Quỹ Xây dựng và Chuẩn bị dự án) (PDF): Phương tiện mà thông qua đó có thể có được các loại tài trợ khác nhau cho việc lập kế hoạch để tạo điều kiện cho việc chuẩn bị các dự án của Quỹ Môi trường Toàn cầu. Các khoản tài trợ PDF được sử dụng để hỗ trợ cho việc chuẩn bị ngắn hạn và các đề xuất dự án hoàn thiện để đ¬a vào các chương trình công tác của Quỹ Môi trường Toàn cầu. Ba loại tài trợ PDF là tài trợ Nhóm A (đến 25.000USD), Nhóm B (đến 350.000USD) và Nhóm C (đến 1 triệu USD).
Project Implementation Review (Xem xét lại việc thực hiện dự án) (PIR): Việc xem xét lại hàng năm danh mục các dự án của Quỹ Môi trường Toàn cầu để đưa ra một bản tổng quan toàn diện về danh mục các dự án và các xu hướng thực hiện và nêu bật các chủ đề hoặc vấn đề có thể dẫn đến việc cải tiến các Chương trình Hành động, cải tiến thiết kế và quản lý dự án, và chỉ ra các vấn đề cần xem xét tiếp, và các bài học cần tiếp thu. Các kết luận của PIR được công bố trong Báo cáo Thực hiện Dự án của Quỹ Môi trường Toàn cầu. (Báo cáo Thực hiện Dự án, 1998).
Project outcomes (Kết quả của dự án): Một bản mô tả tóm tắt và rõ ràng các kết quả dự kiến của một dự án được vạch ra trong Bản tóm tắt Dự án.
Protected area (Khu vực được bảo vệ): Một khu vực hoặc lãnh thổ địa lý có ranh giới pháp lý rõ ràng, được thiết lập để tạo điều kiện cho việc bảo vệ các đặc điểm tự nhiên nhất định có giá trị hoặc lợi ích cụ thể. Việc chỉ định một khu vực được bảo vệ nh¬ vậy là một trong những cách thức quan trọng nhất để đảm bảo bảo tồn được các nguồn lực tự nhiên của thế giới để đáp ứng các nhu cầu về vật chất và văn hóa của nhân loại.
Protocol (Nghị định th&shy : Một thoả thuận đa phương quy định các cam kết chi tiết, cụ thể kèm theo một công ¬ớc.
Public involvement (Sự tham gia của công chúng): Một nguyên tắc hành động cơ bản đối với việc xây dựng và thực hiện các dự án của Quỹ Môi trường Toàn cầu là công chúng được tham gia vào tất cả các giai đoạn. Sự tham gia của công chúng bao gồm phổ biến thông tin, tham vấn, và sự tham gia của các chủ đầu t¬. Quỹ Môi trường Toàn cầu thực hiện một loạt các biện pháp và kỹ thuật để tạo điều kiện cho việc tham gia của công chúng vào việc thiết kế, thực hiện và đánh giá các dự án do Quỹ Môi trường Toàn cầu tài trợ. Chính sách của Quỹ Môi trường Toàn cầu về sự tham gia của công chúng được vạch rõ trong Sự tham gia của công chúng vào các Dự án của Quỹ Môi trường Toàn cầu, 1996.
R.
Regional project (Dự án khu vực): Một dự án được thực hiện tại một vài nước của một khu vực, khác với dự án quốc gia hoặc dự án toàn cầu.
Renewable energy (Năng lượng tái tạo): Năng lượng vô tận và không gây ô nhiễm nh¬ các nguồn năng lượng gió, năng lượng mặt trời, khí biomass và năng lượng địa nhiệt. Một trong 3 Chương trình Hành động của Quỹ Môi trường Toàn cầu về việc làm giảm sự biến đổi khí hậu dài hạn đang thúc đẩy việc chấp nhận năng lượng tái tạo bằng việc loại bỏ các rào cản và các chi phí áp dụng lại năng lượng tái tạo.
Root Causes (Các nguyên nhân tận gốc): Chỉ việc chẩn đoán các vấn đề về môi trường nh¬ một nguyên nhân cơ bản của vấn đề, vấn đề cốt lõi hoặc trọng tâm phải được giải quyết được vấn đề đó.
S.
Salinization (Mặn hóa): Một sự tăng lên thực tế lượng muối có thể hòa tan trong khu vực đất trồng làm cô lại các chất độc hại cho cây trồng, do đó dẫn đến giảm năng xuất.
Secretariat, The (Ban th¬ ký): Cơ quan bao gồm các viên chức của Quỹ Môi trường Toàn cầu thực hiện nhiệm vụ và báo cáo trước Đại hội đồng và hỗ trợ, điều phối tất cả các chức năng cơ bản của Quỹ Môi trường Toàn cầu. Đứng đầu Ban th¬ ký là Giám đốc điều hành (CEO), Giám đốc chịu trách nhiệm báo cáo lên Hội đồng và Đại hội đồng. Ban th¬ ký đóng tại Washington, D.C. (đoạn 21 Văn kiện)
Scientific and Technical Advisory Panel (Hội đồng T¬ vấn Khoa học và Kỹ thuật) (STAP): Hội đồng T¬ vấn Khoa học và Kỹ thuật là một nhóm gồm 12 nhà khoa học được quốc tế thừa nhận, đ¬a ra ý kiến t¬ vấn về các chính sách chiến lược hành động và các chương trình của Quỹ Môi trường Toàn cầu. Hội đồng có thể xem xét lại các dự án đã được lựa chọn và l¬u giữ một Bảng Phân công Chuyên gia - những người sẽ xem xét lại các đề xuất dự án mà Chương trình Môi trường Liên hợp quốc cung cấp cho Hội đồng T¬ vấn Khoa học và Kỹ thuật (đoạn 24 Văn kiện)
Short-term response measures (Các biện pháp đối phó ngắn hạn): Các hoạt động đối phó với các nhu cầu cấp bách về đa dạng sinh học (chẳng hạn nh¬ các hệ sinh thái có nguy cơ bị tuyệt chủng do đe dọa tức thời) và/hoặc đáp ứng các tiêu chí sau đây: có hiệu quả về chi phí, có giá trị chứng minh cao, mức độ đe dọa cao, cơ hội quan trọng và khả năng thành công cao.
Small Grants Programme (Chương trình tài trợ dự án nhỏ): Chương trình tài trợ dự án nhỏ (SGP) đ¬ơc bắt đầu từ năm 1992 bởi Chương trình Phát triển Liên hợp quốc để cung cấp các khoản tài trợ đến 50.000 USD cho các tổ chức cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ thực hiện các hoạt động giải quyết các vấn đề có tính chất địa phương trong các lĩnh vực trọng tâm của Quỹ Môi trường Toàn cầu. (Chương trình Tài trợ dự án nhỏ của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF/SGP) Báo cáo Tiến trình Quốc gia)
Stakeholder (người có liên quan): Thuật ngữ áp dụng cho những người có khả năng bị ảnh h¬ởng bởi một dự án, bao gồm cả chính phủ của các nước tiếp nhận, các cơ quan thực hiện, các cơ quan thực thi dự án, các nhóm ký kết hợp đồng thực hiện các hoạt động của dự án trong các giai đoạn khác nhau của dự án, và các nhóm khác trong cộng đồng dân sự mà có thể có lợi ích trong dự án đó.
Standards (Tiêu chuẩn): Các tiêu chuẩn có tính chất quy định điều chỉnh hành động và các giới hạn thực tế về số lượng các chất thải hoặc lượng phát xả.
Strategic Considerations (Cân nhắc chiến lược): Chiến lược Hành động của Quỹ Môi trường Toàn cầu định nghĩa rõ 7 sự Cân nhắc Chiến lược nhằm tối đa hóa các lợi ích môi trường toàn cầu đã thoả thuận trong 4 lĩnh vực trọng tâm. Chúng bao gồm từ sự phù hợp với các sáng kiến khu vực và quốc gia đến việc tránh chuyển các tác động môi trường bất lợi giữa các lĩnh vực trọng tâm. Tất cả các đề xuất dự án của Quỹ Môi trường Toàn cầu được xem xét lại theo các cân nhắc chiến lược này. (trang 14. Chiến lược Hành động)
Stratosphere (Tầng bình l¬u): Phần khí quyển có độ cao so với mặt đất từ 10 đến 25 dặm.
Sustainability (Tính bền vững): năng lực để kéo dài hoặc tiếp tục hoạt động vô hạn định. Theo cách nói của Quỹ Môi trường Toàn cầu một dự án có tính bền vững nếu tình trạng được dự án tạo ra có thể duy trì được mà không cần tiếp tục có tài trợ từ Quỹ Môi trường Toàn cầu.
Sustainable development (Phát triển bền vững): Có lẽ không có một định nghĩa nào được nhất trí tuyệt đối về phát triển bền vững. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng phát triển bền vững có nghĩa là việc tiến hành các hoạt động phát triển trong khi nâng cao và duy trì được sức khoẻ của con người và các hệ sinh thái trong tương lai. Sự phát triển như vậy có thể là bền vững nếu nó nâng cao được chất lượng cuộc sống của con người trong khi vẫn bảo tồn được sức sống và đa dạng sinh học của trái đất.
Sustainable use (Sử dụng bền vững): Sử dụng một nguồn lực hoặc sản phẩm một cách vô hạn định, thường là do việc quản lý có cơ sở khoa học về môi trường.
T.
Targeted research (Nghiên cứu mục tiêu): Việc nghiên cứu h¬ớng cụ thể vào việc cung cấp thông tin, kiến thức và các công cụ để nâng cao hiệu quả của các dự án và chương trình của Quỹ Môi trường Toàn cầu. Chính sách của Quỹ Môi trường Toàn cầu chỉ rõ rằng Quỹ Môi trường Toàn cầu sẽ không tiến hành các nghiên cứu chung chung mà chỉ tiến hành các hoạt động nghiên cứu mục tiêu cụ thể. Chính sách cũng vạch ra một số tiêu chí cho việc tài trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu cho các hoạt động nghiên cứu nh¬ vậy và kêu gọi h¬ớng dẫn tiếp và ¬u tiên các nhu cầu về thông tin. (Các nguyên tắc tài trợ nghiên cứu các mục tiêu của Quỹ Môi trường Toàn cầu, 1997)
Technical assistance projects (Các dự án trợ giúp kỹ thuật): Các dự án đem lại sự chuyển giao hoặc biến đổi suy nghĩ, kiến thức, thực tiễn, công nghệ hoặc kinh nghiệm để tạo điều kiện cho phát triển bên vững. Hầu hết các dự án trợ giúp kỹ thuật của Quỹ Môi trường Toàn cầu được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc thực hiện.
Technology transfer (Chuyển giao công nghệ): Chuyển giao, thường là từ nước công nghiệp hóa cao sang các đang phát triển có trình độ công nghiệp hoá thấp hơn, các phương tiện sản xuất sản phẩm tiên tiến về khoa học hoặc kỹ thuật d¬ới hình thức patent, máy móc và thiết bị, hoặc các kiến thức khoa học - kỹ thuật cần thiết.
Toxic Substance (Chất độc hại): Một hóa chất hoặc hợp chất có thể mang lại rủi ro lớn cho sức khoẻ của con người hoặc môi trường.
Trust Fund (Quỹ tín thác): Quỹ tín thác của Quỹ Môi trường Toàn cầu là quỹ tín thác được thành lập theo Văn kiện của Quỹ Môi trường Toàn cầu (đoạn 24). Quỹ này nhận đóng góp từ các Chính phủ để chi trả cho các dự án và hoạt động của Quỹ Môi trường Toàn câù. Quỹ Tín thác được thành lập trong Ngân hàng Thế giới.
Trustee, The (người được uỷ thác): người được uỷ thác có trách nhiệm đối với Quỹ Tín thác của Quỹ Môi trường Toàn cầu. người được uỷ thác nhận các khoản đóng góp và quản lý Quỹ, giúp tăng quỹ, kế quản và quản lý quỹ. Văn kiện của Quỹ Môi trường Toàn cầu chỉ định Ngân hàng Thế giới giữ vai trò là người được uỷ thác. (Phụ lục C Văn kiện)
U.
Ultraviolet Rays (Tia cực tím): Bức xạ mặt trời có thể hữu ích hoặc có khả năng gây hại. Một số tia thúc đẩy cuộc sống của cây cối và có tính hữu ích. Tuy nhiên, một số tia khác có thể gây ra ung th¬ đa dạng sinh học hoặc các tổn thất về mô. Tầng ôzôn tạo ra một lớp chắn bảo vệ hạn chế số lượng tia cực tím chiếu xuống bề mặt trái đất.
United Nations Conference on Environment and Development (Hội nghị về Môi trường và Phát triển Liên hợp quốc) (UNCED): Hội nghị được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil tháng 6/1992, thông qua Chương trình nghị sự 21, kế hoạch hành động quốc gia và quốc tế trong tương lai trong lĩnh vực môi trường và phát triển và các Công ¬ớc về Biến đổi khí hậu và Đa dạng sinh học.
User Pays Principle (Nguyên tắc người sử dụng phải trả) (UPP): UPP áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả (UPP) rộng hơn do đó các chi phí của một người cho một người sử dụng bao gồm tất cả các chi phí về môi trường gắn liền với việc khai thác, biến đổi và sử dụng (bao gồm các chi phí cho sử dụng thay thế hoặc sử dụng trong tương lai dự tính từ trước).
W.
Waterlogging (Ngập úng): Hậu quả do con người gây ra làm nổi lên các khối nước, trừ các cánh đồng lúa, hoặc sự ngập úng tăng lên do lưu lượng dòng chảy của các con sông cao hơn, làm thiệt hại đến năng suất đất trồng.
Theo MTX.VN
 
Tham gia
26/10/10
Bài viết
19
Cảm xúc
0

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua