Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Tìm hiểu ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt tại Việt Nam và cách xử lý

xulynuocmiennam

Hạt giống tốt
Tham gia
8/8/17
Bài viết
4
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Nước sinh hoạt là một nhu cầu thường xuyên hàng ngày và không thể thiếu được của con người. Trung bình mỗi người mỗi ngày sử dụng hết khoảng 60 -80 lít nước cho tất cả các nhu cầu sinh hoạt. Lượng nước này sau khi được con người sử dụng đã thay đổi về tính chất, chứa đựng rất nhiều thành phần gây ô nhiễm: cặn bẩn, dầu mỡ, các chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học, thức ăn, chất thải vệ sinh, các loại vi sinh vật gây bệnh.



Thực trang ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam



Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt khi dự án khu đô thi đi vào hoạt động chủ yếu từ quá trình sinh hoạt của dân cư tại:

- Khu căn hộ cao cấp

- Khu biệt thự

- Khu dân cư, thương mại, vui chơi giải trí

- Hoạt động chế biến thực phẩm của các nhà hàng, khách sạn, nhà ăn.

- Các cán bộ công nhân viên phục vụ

Tìm hiểu thêm về ô nhiễm môi trường nước hiện nay tại: http://xulynuocmiennam.com/o-nhiem-moi-truong-nuoc.html



Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn bã hữu cơ, các chất hữu cơ hoà tan (thông qua các chỉ tiêu BOD5/COD), các chất dinh dưỡng (Nitơ, phospho), các vi trùng gây bệnh (E.Coli, coliíbrm…)







Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt



Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước thảiế Ngoài ra lượng nước thải ít hay nhiều còn phụ thuộc vào tập quán sinh hoạt.



Thành phần nước thải sinh hoạt gồm 2 loại :



– Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết con người từ các phòng vệ sinh;



– Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã, dầu mỡ từ các nhà bếp của các nhà hàng, khách sạn, các chất tẩy rửa, chất hoạt động bề mặt từ các phòng tắm, nước rửa vệ sinh sàn nhà…



Đặc tính và thành phần tính chất của nước thải sinh hoạt từ các khu phát sinh nước thải này đều giông nhau, chủ yếu là các chất hữu cơ, trong đó phần lớn các loại carbonhydrate, protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Khi phân hủy thì vi sinh vật cần lấy oxi hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ trên thành CO2, N2, H2O, CH4… Chỉ thị cho lượng chất hữu cơ có trong nước thải có khả năng bị phân hủy hiếu khí bởi vi sinh vật chính là chỉ số BOD5.



Chỉ số này biểu diễn lượng oxi cần thiết mà vi sinh vật phải tiêu thụ để phân hủy lượng chất hữu cơ có trong nước thải. Như vậy chỉ số BOD5 càng cao cho thấy chất hữu cơ có trong nước thải càng lớn, oxi hòa tan trong nước thải ban đầu bị tiêu thụ nhiều hơn, mức độ ô nhiễm của nước thải cao hơn.



Các phương pháp xử lý



phương pháp xử lý cơ học



Những phương pháp loại các chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước thải được gọi chung là phương pháp cơ học.



Để giữ các tạp chất không hoà tan lớn hoặc một phần chất bẩn lơ lửng: dùng song chắn rác hoặc lưới lọc.



Để tách các chất lơ lửng có tỷ trọng lớn hơn hoặc bé hơn nước dùng bể lắng:

- Các chất lơ lửng nguồn gốc khoáng (chủ yếu lá cát) được lắng ở bể lắng cát.

- Các hạt cặn đặc tính hữu cơ được tách ra ở bể lắng.

- Các chất cặn nhẹ hơn nước: dầu, mỡ, nhựa,ễ.. được tách ở bể thu dầu, mỡ, nhựa (dùng cho nước thải công nghiệp).

- Để giải phóng chất thải khỏi các chất huyền phù, phân tán nhỏ…dùng lưới lọc, vải lọc, hoặc lọc qua lớp vật liệu lọc.



Xử lý cơ học là khâu sơ bộ chuẩn bị cho xử lý sinh học tiếp theo, xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học thường thực hiện trong các công trình và thiết bị như song chắn rác, bể lắng cát, bể tách dầu mỡ … Đây là các thiết bị công trình xử lý sơ bộ tại chỗ tách các chất phân tán thô nhằm đảm bảo cho hệ thông thoát nước hoặc các công trình xử lý nước thải phía sau hoạt động ổn định.



Phương pháp xử lý cơ học tách khỏi nước thải sinh hoạt khoảng 60% tạp chất không tan, tuy nhiên BOD trong nước thải giảm không đáng kể. Để tăng cường quá trình xử lý cơ học, người ta làm thoáng nước thải sơ bộ trước khi lắng nên hiệu suất xử lý của các công trình cơ học có thể tăng đến 75% và BOD giảm đi 10- 15%.



Xem thêm một số biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước trong bài viết: http://xulynuocmiennam.com/bien-phap-khac-phuc-moi-truong-bi-o-nhiem.html







Phương pháp xử lý hoá lý



Bản chất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là áp dụng các quá trình vật lý và hóa học để loại bớt các chất ô nhiễm mà không thể dùng quá trình lắng ra khỏi nước thảiễ Các công trình tiêu biểu của việc áp dụng phương pháp hóa học bao gồm:

- Bể keo tụ, tạo bông

- Bể tuyển nổi

- Phương pháp hấp phụ

- Phương pháp trao đổi ion



Phương pháp xứ lý hoá học



Đó là quá trình khử trùng nước thải bằng hoá chất (Clo, Ozone), xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học thường là khâu cuôì cùng trong dây chuyền công nghệ trước khi xả ra nguồn yêu cầu chất lượng cao hoặc khi cần thiết sử dụng lại nước thải.


Phương pháp xử lý sinh học




Các chất hữu cơ ở dạng keo, huyền phù và dung dịch là nguồn thức ăn của vi sinh vật. Trong quá trình hoạt động sông, vi sinh vật oxy hoá hoặc khử các hợp chất hữu cơ này, kết quả là làm sạch nước thải khỏi các chất bẩn hữu cơ.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua