Le Phuc Nguyen
Hạt giống tốt
- Tham gia
- 19/9/19
- Bài viết
- 1
- Cảm xúc
- 0
Các anh chị ơi cho em hỏi về vấn đề là mình cần thêm bao nhiêu COD (mg/l) vào bể Anoxic để khử hết lượng Nito đạt chuẩn đầu ra theo QCVN 40.
1. Mình có thể lấy tỉ lệ COD:N = 100:5 (20:1) được không?
2. Bên dưới là cách tinh dựa theo phương trình hóa học, nhưng em tính theo những cách mà em biết thì không ra giống nhu những số liệu bên dưới, mong a chị nào hiều giải thích giúp em với ạ.
Quá trình sinh học khử NO3– thành khí N2 diễn ra trong môi trường yếm khí, NO3– đóng vai trò nhận electron. Trong thực tế xử lý nước thải, NO3– thường được khử trong điều kiện thiếu khí (Anoxic process), tức không cấp oxy từ ngoài vào. Vi khuẩn thu năng lượng để tăng trưởng từ quá trình chuyển NO3– thành khí N2 và cần có nguồn cacbon để tổng hợp thành tế bào. Do đó khi khử NO3– bằng công đoạn riêng sau các công đoạn khử BOD và nitrat hóa, hoặc khi xử lý nước thải công nghiệp thực phẩm có hàm lượng NH3, NO2–, NO3– lớn mà lại thiếu các hợp chất hữu cơ cacbon thì phải thêm các hợp chất chứa cacbon vào nước (ví dụ metanol CH3OH) để vi khuẩn thu nhận làm nguồn tổng hợp thành tế bào.Quá trình khử NO3– có thể mô tả bằng các phản ứng sau:
NO3– + 1,183CH3OH + 0,273H2CO3 → 0,091C5H7O2N + 0,454N2 + 1,82H2O + HCO3–
NO2– + 0,681CH3OH + 0,555H2CO3 → 0,047C5H7O2N + 0,476N2 + 1,251H2O + HCO3–
O2 + 0,952CH3OH + 0,061NO3– → 0,061C5H7O2N + 1,075H2O + 0,585H2CO3 + 0,061HCO3–
Từ các phương trình trên rút ra:Khi cần khử 1 mg NO3– thành khí nitơ cần 2,70 mg CH3OH để tạo ra 0,74 mg tế bào mới và 3,57 mg kiềm tính theo CaCO3
Lượng metanol CH3OH cần cho cả quá trình: CH3OH cần = 2,79 (NO3–) + 1,56 (NO2–) + 0,95 DO Bởi vì 1,5 mg COD tương đương với 1 mg metanol CH3OH, lượng COD cần:
COD cần = 4,05 (NO3–) + 2,34 (NO2–) + 1,43 DO
1. Mình có thể lấy tỉ lệ COD:N = 100:5 (20:1) được không?
2. Bên dưới là cách tinh dựa theo phương trình hóa học, nhưng em tính theo những cách mà em biết thì không ra giống nhu những số liệu bên dưới, mong a chị nào hiều giải thích giúp em với ạ.
Quá trình sinh học khử NO3– thành khí N2 diễn ra trong môi trường yếm khí, NO3– đóng vai trò nhận electron. Trong thực tế xử lý nước thải, NO3– thường được khử trong điều kiện thiếu khí (Anoxic process), tức không cấp oxy từ ngoài vào. Vi khuẩn thu năng lượng để tăng trưởng từ quá trình chuyển NO3– thành khí N2 và cần có nguồn cacbon để tổng hợp thành tế bào. Do đó khi khử NO3– bằng công đoạn riêng sau các công đoạn khử BOD và nitrat hóa, hoặc khi xử lý nước thải công nghiệp thực phẩm có hàm lượng NH3, NO2–, NO3– lớn mà lại thiếu các hợp chất hữu cơ cacbon thì phải thêm các hợp chất chứa cacbon vào nước (ví dụ metanol CH3OH) để vi khuẩn thu nhận làm nguồn tổng hợp thành tế bào.Quá trình khử NO3– có thể mô tả bằng các phản ứng sau:
NO3– + 1,183CH3OH + 0,273H2CO3 → 0,091C5H7O2N + 0,454N2 + 1,82H2O + HCO3–
NO2– + 0,681CH3OH + 0,555H2CO3 → 0,047C5H7O2N + 0,476N2 + 1,251H2O + HCO3–
O2 + 0,952CH3OH + 0,061NO3– → 0,061C5H7O2N + 1,075H2O + 0,585H2CO3 + 0,061HCO3–
Từ các phương trình trên rút ra:Khi cần khử 1 mg NO3– thành khí nitơ cần 2,70 mg CH3OH để tạo ra 0,74 mg tế bào mới và 3,57 mg kiềm tính theo CaCO3
Lượng metanol CH3OH cần cho cả quá trình: CH3OH cần = 2,79 (NO3–) + 1,56 (NO2–) + 0,95 DO Bởi vì 1,5 mg COD tương đương với 1 mg metanol CH3OH, lượng COD cần:
COD cần = 4,05 (NO3–) + 2,34 (NO2–) + 1,43 DO