Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

TOÀN CẦU HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG

baboxanh

Cỏ 4 lá
Tham gia
4/1/08
Bài viết
62
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Cùng thảo luận nhé pa` con: " Môi trường vừa là tác nhân vừa là nạn nhân của toàn cầu hóa ????"
Các vấn đề môi trường toàn cầu (hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu...) thúc đẩy mối liên kết giữa các quốc gia cùng giải quyết --> tác nhân toàn cầu hóa.
Môi trường thành nạn nhân khi quá trình toàn cầu hóa thương mại thúc đẩy kinh tế xuyên biên giới, chuyển giao công nghệ tiên tiến nhưng do không đáp ứng được yêu cầu về kinh phí cũng như chuyên gia nên hậu quả là quy mô triển khai bị " trục trặc" ---> môi trường lãnh hậu quả.
Bên cạnh đó toàn cầu hóa làm cho quá trình phát triển của các quốc gia không đồng đều. Một số nước kém phát triển bị tách rời khỏi xu thế phát triển của các tổ chức toàn cầu hóa.
Quá trình chuyển vận, xuất nhập khẩu xuyên biên giới (tuồn chất thải xuyên biên giới) sang các nước nghèo, kém kỹ thuật xử lý gây tồn đọng môi trường...
 

daibangxanh

Cây cổ thụ
Tham gia
24/5/07
Bài viết
2,207
Cảm xúc
55
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá.

Thuật ngữ toàn cầu hoá xuất hiện vào những năm 1950, với sự phổ biến các phương tiện vận tải có động cơ và sự gia tăng các trao đổi thương mại; và được chính thức sử dụng rộng rãi từ những năm 1990 của thế kỷ thứ 20.

"Toàn cầu hóa" có thể có nghĩa là:

* Sự hình thành nên một ngôi làng toàn cầu — dưới tác động của những tiến bộ trong lĩnh vực tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vực trên thế giới ngày càng gần gũi hơn, cộng với sự gia tăng không ngừng về các trao đổi ở mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa các "công dân thế giới", dẫn tới một nền văn minh toàn cầu,
* Toàn cầu hoá kinh tế — "thương mại tự do" và sự gia tăng về quan hệ giữa các thành viên của một ngành công nghiệp ở các khu vực khác nhau trên thế giới (toàn cầu hoá một nền kinh tế) ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia trong phạm vi kinh tế.

Xem bài nói riêng về toàn cầu hoá kinh tế

* Tác động tiêu cực của các tập toàn đa quốc gia tìm kiếm lợi nhuận — việc sử dụng các phương tiện luật lệ và tài chính mạnh mẽ và tinh vi để vượt qua giới hạn của các tiêu chuẩn và luật pháp địa phương hòng lợi dụng nhân công và dịch vụ của các vùng phát triển chưa đồng đều lẫn nhau.
* Sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia đang phát triển.

Khái niệm này cũng chia sẻ một số tính chất với khái niệm quốc tế hoá và có thể dùng thay cho nhau được, mặc dù có một số người thích dùng "toàn cầu hoá" để nhấn mạnh sự mờ nhạt của ý niệm nhà nước hay biên giới quốc gia.

Toàn cầu hóa được định nghĩa một cách khách quan nhất là sự phụ thuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân. Sự phụ thuộc qua lại có thể xảy ra trên lĩnh vực kinh tế, công nghệ, môi trường, văn hoá hay xã hội.... Rõ ràng cần phân biệt toàn cầu hoá kinh tế với khái niệm rộng hơn là toàn cầu hoá nói chung.

Khái niệm chủ nghĩa toàn cầu, nếu chỉ được sử dụng trong phạm vi kinh tế, có thể được xem là trái ngược hẳn với khái niệm chủ nghỉa kinh tế quốc gia và chủ nghĩa bảo hộ. Nó có liên quan đến khái niệm chủ nghĩa tư bản không can thiệp và chủ nghĩa tân tự do.

Các dấu hiệu của toàn cầu hoá

Có thể nhận biết toàn cầu hoá thông qua một số xu hướng, hầu hết các xu hướng đó bắt đầu từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong số đó có lưu thông quốc tế ngày càng tăng đối với hàng hoá, tiền tệ, thông tin và người; cùng với việc phát triển các công nghệ, tổ chức, hệ thống luật lệ và cơ sở hạ tầng cho việc lưu thông này. Hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh sự tồn tại của một số xu hướng.

* Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới
* Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
* Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại
* Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các văn hoá phẩm như phim ảnh hay sách báo.
* Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý hơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên của khí hậu, khủng bố, buôn lậu ma tuý và vấn đề nâng cao mức sống ở các nước nghèo.
* Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá và việc cá nhân ngày càng có xu hướng hướng đến đa dạng văn hoá, mặt khác, làm mất đi tính đa dạng văn hoá thông qua sự đồng hoá, lai tạp hoá, Tây hoá, Mỹ hoá hay Hán hoá của văn hoá.
* Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông qua các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO và OPEC
* Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế
* Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép
* Phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu
* Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế
* Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia
* Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, WIPO, IMF chuyên xử lý các giao dịch quốc tế
* Gia tăng số lượng các chuẩn áp dụng toàn cầu; v.d. luật bản quyền

Các rào cản đối với thương mại quốc tế đã giảm bớt tương đối kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai thông qua các hiệp ước như Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT). Các đề xuất của GATT cũng như WTO bao gồm:

* Thúc đẩy thương mại tự do
o Về hàng hoá: giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế quan; xây dựng các khu mậu dịch tự do với thuế quan thấp hoặc không có
o Về tư bản: giảm hoặc bỏ hẳn các hình thức kiểm soát tư bản
o Giảm, bỏ hẳn hay điều hoà việc trợ cấp cho các doanh nghiệp địa phương
* Thắt chặt vấn đề sở hữu trí tuệ
o Hoà hợp luật sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia (nói chung là thắt chặt hơn)
o Công nhận sở hữu trí tuệ ở quy mô giữa các nước (v.d. bằng sáng chế do Việt Nam cấp có thể được Mỹ thừa nhận)

Có khá nhiều thảo luận mang tính học thuật nghiêm túc quanh việc xem toàn cầu hoá là một hiện tượng có thật hay chỉ là một sự đồn đại. Mặc dù thuật ngữ này đã trở nên phổ biến, nhiều học giả lý luận rằng các tính chất của hiện tượng này đã từng được thấy ở một thời điểm trước đó trong lịch sử. Tuy vậy, nhiều người cho rằng những dấu hiệu làm người ta tin là đang có tiến trình toàn cầu hoá, bao gồm việc gia tăng thương mại quốc tế và vai trò ngày càng lớn của các tập đoàn gia quốc gia, thực sự không rõ ràng như ta tưởng. Do vậy, nhiều học giả thích dùng thuật ngữ "quốc tế hoá" hơn là "toàn cầu hoá". Để cho đơn giản, vai trò của nhà nước và tầm quan trọng của các quốc gia lớn hơn nhiều trong khái niệm quốc tế hoá, trong khi toàn cầu hoá lại loại trừ vai trò các nhà nước quốc gia theo bản chất thực sự của nó. Chính vì vậy, các học giả này xem biên giới quốc gia, trong một nghĩa rộng, còn lâu mới mất đi, do vậy tiến trình toàn cầu hoá căn bản này vẫn chưa thể xảy ra, và có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra vì dựa trên lịch sử thế giới người ta thấy rằng quốc tế hoá sẽ không bao giờ biến thành toàn cầu hoá — chẳng hạn như trường hợp Liên hiệp châu Âu và NAFTA hiện tại.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Toàn_cầu_hóa

Môi trường và Toàn cầu hóa cũng có mối quan hệ nhưng chỉ là 1 nhánh trong nhánh chính vẫn là kinh tế, chính trị, xã hôi
 

baboxanh

Cỏ 4 lá
Tham gia
4/1/08
Bài viết
62
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Tất nhiên không phủ nhận Toàn cầu hóa thiên về góc độ kinh tế, xã hội (tự do háo thương mại, dòng chảy tư bản). Nhưng bàn luận ở đây là toàn cầu hóa với vấn đề môi trường, tác động cũng như thách thức.
Toàn cầu hóa mang lại tác động xấu về quy mô môi trường, còn các tác động về cơ cấu và công nghệ lại tốt cho môi trường...
Càng toàn cầu hóa, càng tăng sức ép môi trường

"Quá trình toàn cầu hoá đã làm tăng thêm khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, càng làm tăng sức ép tới môi trường. Người giàu gây sức ép tới môi trường do sử dụng vật chất thái quá và thói quen sống gây ô nhiễm môi trường. Người nghèo gây sức ép bằng cách khai thác tất cả những gì có thể để tồn tại. Phân tích của TS Nguyễn Hữu Ninh - Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Môi trường & Phát triển.

Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu, song mang lại cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Thế giới ngày càng có tính liên kết, liên tác động. Thế giới liên kết bởi các bệnh dịch, thương mại, chủ nghĩa khủng bố, du lịch, di cư, truyền thông, Internet, và cả... nạn ô nhiễm - trong đó có vấn đề khí nhà kính và sự biến đổi môi trường toàn cầu, v.v... Kết quả là sự liên kết về các vấn đề sức khoẻ, rủi ro môi trường.....
http://www.nea.gov.vn/thongtinmt/noidung/vnn2_14_4_04.htm
 
Sửa lần cuối:

huunam

Cây công nghiệp
Tham gia
30/8/09
Bài viết
379
Cảm xúc
8
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Quá trình toàn cầu hoá đã làm tăng thêm khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, càng làm tăng sức ép tới môi trường. Người giàu gây sức ép tới môi trường do sử dụng vật chất thái quá và thói quen sống gây ô nhiễm môi trường. Người nghèo gây sức ép bằng cách khai thác tất cả những gì có thể để tồn tại,...
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,830
Bài viết
42,123
Thành viên
31,233
Thành viên mới nhất
khachmua