TP HCM biến bãi rác khổng lồ thành sân golf

minhthangxfile

Cây công nghiệp
Bài viết
110
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Bãi rác Đa Phước ở huyện Bình Chánh, cách trung tâm TP HCM chừng 20 km, sẽ biến thành một sân golf cùng các công trình phục vụ giải trí hoành tráng. Người chơi golf sẽ đứng trên một núi rác khổng lồ.

Đây là một dự án táo bạo của thành phố nhằm xử lý một bãi chứa rác khổng lồ tồn tại từ hàng chục năm nay, theo hướng bảo vệ môi trường. Tuy nhiên viễn cảnh này sẽ đến trong 23 năm nữa.

"Sau thời hạn sử dụng 23 năm, chúng tôi đóng bãi và xây dựng trên bãi rác một sân golf, khu liên hiệp giải trí rồi kinh doanh trong 50 năm trước khi trả đất lại cho thành phố", bà Huỳnh Thị Lan Phương, Phó tổng giám đốc Công ty Vietnam Waste Solution (đơn vị chủ đầu tư của dự án bãi rác Đa Phước) cho biết.

Công ty này được thành phố cấp phép làm chủ đầu tư dự án bãi rác Đa Phước, nhằm tiếp nhận và xử lý rác trong thời hạn 23 năm. Sau đó bãi rác được đóng cửa để chuyển sang thực hiện các dự án bảo vệ môi trường. Do đó chủ đầu tư đang tính đến việc xây sân golf tại đây.

daphuoc.jpg


Sau 23 năm nữa, trên bãi rác này sẽ là một sân golf.

Tiếp đoàn giám sát của đại biểu quốc hội hôm 13/5, bà Phương cho rằng sau khi đóng bãi vẫn cần thời gian để rác phân hủy. Trong thời gian đó, nước rỉ rác vẫn còn và các công tác xử lý môi trường vẫn phải được tiếp tục nên chưa tính đến việc xây sân golf ngay được.

Hiện nay, bãi rác Đa Phước xử lý 3.000 tấn rác một ngày, trong đó có 2.500 tấn chất thải rắn sinh hoạt để chôn lấp, 500 tấn có khả năng tái sinh như nhựa, ve chai, giày... Mỗi tấn, thành phố phải trả cho công ty chủ đầu tư dự án rác Đa Phước 16,4 USD tiền chi phí xử lý rác.

Theo Công ty Vietnam Waste Solution, hiện việc xử lý rác chủ yếu là chôn lấp. Công tác phân loại chất thải để tái chế thì chưa thực hiện được vì nhà máy đang xây dựng. Kế hoạch dùng rác có hàm lượng hữu cơ cao để sản xuất phân compost cũng chỉ đang làm thử nghiệm. Chính những chậm chạp này đang khiến các đại biểu lo lắng về hiệu quả kinh tế của dự án này.

"Mục tiêu của chủ đầu tư bãi Đa Phước cuối cùng là xây sân golf nên họ đổ đầy lấp bãi càng nhanh càng tốt và tranh thủ dồn hết rác xuống dưới bằng cách chôn lấp", đại biểu Nguyễn Ngọc Trân lo lắng. Đại biểu Trần Việt Dũng cũng cho rằng chủ đầu tư lấy rác của thành phố (mà rác là tài nguyên có thể đốt sản xuất khí gas, tái chế...) nhưng thành phố lại phải trả tiền xử lý rác. "Hiệu quả kinh tế tới đâu, có phải thành phố đang ưu đãi cho chủ đầu tư quá nhiều", ông Dũng nhận xét.
Hiện nay, ước tính toàn thành phố có khoảng 5.800 đến 6.000 tấn rác phát sinh một ngày, được xử lý chủ yếu ở Khu liên hiệp xử lý chất thải Tây Bắc và Khu liên hiệp xử lý chất thải Đa Phước. Theo tính toán của Sở Tài nguyên môi trường, lượng rác thành phố đến năm 2012 khoảng 9.000 tấn.

Dự án bãi rác Đa Phước có vốn đầu tư 90 triệu USD, hiện đã đầu tư được khoảng 50% tổng vốn. Tổng diện tích được thành phố giao là 128 ha, năm 2006 TP HCM đã giao được 73 ha, còn lại 55 ha vẫn nợ cho đến nay. Bắt đầu nhận rác từ tháng 11/2007, lãnh đạo bãi Đa Phước cho rằng nếu thành phố không kịp giao đất để công ty triển khai tiếp dự án thì bãi sẽ buộc ngưng tiếp nhận rác.
 
N

nghialam

Guest
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
ĐA PHƯỚC - SỰ THẬT NHƯ THẾ NÀO

Thật sự mà nói, tôi rất buồn khi nghe những vị đại biểu Quốc Hội có những phát biểu chưa thật thấu đáo trong quá trình kiểm tra bãi rác Đa Phước. Họ là những nhà khoa học, nhà quản lý nhưng khi nhìn tận mắt bãi rác Đa Phước mà hình như họ vẫn chưa nhận ra bản chất thật của quá trình xử lý rác tại đây.
- Trước hết, dự án Đa Phước sau khi được ký kết đã đặt TP vào vị thế yếu so với đối tác. Với 9 triệu dô la ứng trước, trả 16 usd/tấn rác, ít ai biết được còn có một sự ràng buộc vô lý: TP phải cung ứng đủ 3000 tấn rác một ngày. Nếu lượng rác không đủ 3000 tấn thì TP vẫn phải trả đù tiền của 3000 tất. Nếu vượt 3000 tấn thì phải trả phần phụ trội. Còn 9 triệu ứng trước kia sẽ được tính toán như thế nào thì có trời mà biết. Lẽ ra phải trừ dần phải tiền xử lý rác thì họ vẫn để nguyên khoản đó coi như cho Davit Dương vay không lãi và không biết bao giờ mới trả. Có ai thiệt đâu. Có chăng là ngân sách nhà nước có nguy cơ mất số tiền này.
- Dự án Đa Phước phải xây dựng nhà máy xử lý nước rỉ rác, nhà máy phân, sàn trung chuyển và khu phân loại. Vậy mà sau hai năm hoạt động tại đây chỉ có một trạm xử lý nước rỉ rác 250 m3/ngày (gọi là trạm vì nó chỉ gói gọn trong một Contaner - bạn nào biết công nghệ tiên tiến này không?). trong khi đó với lượng nước rỉ rác khoảng 1000m3/ngày thì liệu rằng có xử lý hết không. Chính những người có trách nhiệm của khu xử lý Đa Phước thừa nhận có khoảng 100.000m3 nước rỉ rác đang chứa trong bãi rác (lời thừa nhận này được phát biểu trước Tết 2009!!!) Xung quanh bãi rác Đa Phước là dòng sông, ai đảm bảo rằng nước rỉ rác sẽ không tràn ra ngoài khi bị quá tải hoặc trời mưa...
Nhà máy phân không có, sàn trung chuyển không có... Bà Phương (vợ Davit Dương) quay sang đổ thừa TP không phân loại rác, xe chở rác gây ô nhiễm... Bạn bình luận gì về lới nói đó.
- Với cái giá 16USD/tấn rác phải trả. Muốn biết đắt hay rẻ thì bạn cứ tìm hiểu giá của bãi rác Phước Hiệp thì biết. Ông Phước chính là cấp trên trực tiếp của Phước Hiệp chắc là biết đắt hay rẻ.
- Công nghệ tiên tiến của Đa Phước cũng chẳng khác gì Phước Hiệp nhưng lại đặt hơn, hôi hơn. Có lẽ nó chỉ có thể so sánh với bãi rác Trảng Dài đầy tai tiếng ở Biên Hòa.
Như vậy các bạn có thể hiểu Đa Phước là gì và hơn thế nữa nó gần như một lãnh thổ riêng của Davit Dương. Ai (kể cả các cơ quan chức năng có quyền kiểm tra) cũng phải xin phép và được anh Davit cho phép mới được vào... Lạ không. Hic.
 

Snow_wolf

Cây cổ thụ
Bài viết
1,130
Nơi ở
Ho Chi Minh
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Thật sự mà nói, tôi rất buồn khi nghe những vị đại biểu Quốc Hội có những phát biểu chưa thật thấu đáo trong quá trình kiểm tra bãi rác Đa Phước. Họ là những nhà khoa học, nhà quản lý nhưng khi nhìn tận mắt bãi rác Đa Phước mà hình như họ vẫn chưa nhận ra bản chất thật của quá trình xử lý rác tại đây.
- Trước hết, dự án Đa Phước sau khi được ký kết đã đặt TP vào vị thế yếu so với đối tác. Với 9 triệu dô la ứng trước, trả 16 usd/tấn rác, ít ai biết được còn có một sự ràng buộc vô lý: TP phải cung ứng đủ 3000 tấn rác một ngày. Nếu lượng rác không đủ 3000 tấn thì TP vẫn phải trả đù tiền của 3000 tất. Nếu vượt 3000 tấn thì phải trả phần phụ trội. Còn 9 triệu ứng trước kia sẽ được tính toán như thế nào thì có trời mà biết. Lẽ ra phải trừ dần phải tiền xử lý rác thì họ vẫn để nguyên khoản đó coi như cho Davit Dương vay không lãi và không biết bao giờ mới trả. Có ai thiệt đâu. Có chăng là ngân sách nhà nước có nguy cơ mất số tiền này.
- Dự án Đa Phước phải xây dựng nhà máy xử lý nước rỉ rác, nhà máy phân, sàn trung chuyển và khu phân loại. Vậy mà sau hai năm hoạt động tại đây chỉ có một trạm xử lý nước rỉ rác 250 m3/ngày (gọi là trạm vì nó chỉ gói gọn trong một Contaner - bạn nào biết công nghệ tiên tiến này không?). trong khi đó với lượng nước rỉ rác khoảng 1000m3/ngày thì liệu rằng có xử lý hết không. Chính những người có trách nhiệm của khu xử lý Đa Phước thừa nhận có khoảng 100.000m3 nước rỉ rác đang chứa trong bãi rác (lời thừa nhận này được phát biểu trước Tết 2009!!!) Xung quanh bãi rác Đa Phước là dòng sông, ai đảm bảo rằng nước rỉ rác sẽ không tràn ra ngoài khi bị quá tải hoặc trời mưa...
Nhà máy phân không có, sàn trung chuyển không có... Bà Phương (vợ Davit Dương) quay sang đổ thừa TP không phân loại rác, xe chở rác gây ô nhiễm... Bạn bình luận gì về lới nói đó.
- Với cái giá 16USD/tấn rác phải trả. Muốn biết đắt hay rẻ thì bạn cứ tìm hiểu giá của bãi rác Phước Hiệp thì biết. Ông Phước chính là cấp trên trực tiếp của Phước Hiệp chắc là biết đắt hay rẻ.
- Công nghệ tiên tiến của Đa Phước cũng chẳng khác gì Phước Hiệp nhưng lại đặt hơn, hôi hơn. Có lẽ nó chỉ có thể so sánh với bãi rác Trảng Dài đầy tai tiếng ở Biên Hòa.
Như vậy các bạn có thể hiểu Đa Phước là gì và hơn thế nữa nó gần như một lãnh thổ riêng của Davit Dương. Ai (kể cả các cơ quan chức năng có quyền kiểm tra) cũng phải xin phép và được anh Davit cho phép mới được vào... Lạ không. Hic.

Dòng sông xung quanh bãi Đa Phước chắc là chuẩn bị chết tới nơi. Các bác bên Sở Tài Nguyên phải chịu khó đi quan trắc dòng sông thường xuyên để phòng ngừa họ thải nước rỉ rác xuống sông thôi. uh, mà không loại trừ trường hợp họ khoan giếng cho sâu rồi bơm ngược nước thải xuống nguồn nước ngầm không chừng. :022: má ơi. Theo như mình biết thì tại Đa Phước vừa đào 2 giếng cực sâu để dùng cấp nước cho sinh hoạt. Tại sao phải là 2 ?
 
Sửa lần cuối:
N

nghialam

Guest
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
vậy mà theo tôi biết, những người chủ bãi rác Đa Phước lại rêu rao rằng họ sử dụng nước rỉ rác đã được xử lý để phục vụ hoạt động của bãi rác. Ông Davit Dương trong một lần tiếp các quan chức chính quyền đã dám uống cả thứ nước đó mà. Hic. Tại sao họ lại phải khoan giếng thật sâu nhỉ. Hay nước ở đây bị ô nhiễm nặng rồi.
Sao không thấy ai kiểm tra nhỉ. Tất cả đều đi thăm quan thôi...
 

ktmvimaru

Cỏ 3 lá
Bài viết
48
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
vậy mà theo tôi biết, những người chủ bãi rác Đa Phước lại rêu rao rằng họ sử dụng nước rỉ rác đã được xử lý để phục vụ hoạt động của bãi rác. Ông Davit Dương trong một lần tiếp các quan chức chính quyền đã dám uống cả thứ nước đó mà. Hic. Tại sao họ lại phải khoan giếng thật sâu nhỉ. Hay nước ở đây bị ô nhiễm nặng rồi.
Sao không thấy ai kiểm tra nhỉ. Tất cả đều đi thăm quan thôi...

chắc tại hôm đến kiểm tra thì người ta đã biết trước và cho vận hành trạm xử lý rồi. Xử lý nước rỉ rác đó thì chủ yếu là bằng phương pháp hấp thụ, cho nên khi mới vận hành xử lý thì chất lượng nước sau xử lý là rất sạch có thể uống được. Còn nếu cứ để vận hành sau nhiều ngày xem, khi mà vật liệu hấp thụ đã gần bão hòa chất thải thì không khéo ông ta không dám rửa tay chứ đừng nói đến chuyện uống chính nước đó.
 
scroll-topTop