Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

TP.HCM được kết nạp vào tổ chức các thành phố có cam kết giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậ

vantuyenenv

Cây đầu làng
Tham gia
26/2/08
Bài viết
519
Cảm xúc
6
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Từ ngày 18 đến 21-5-2009 tại Seoul (Hàn Quốc), hơn 100 đoàn đại biểu đến từ các thành phố lớn trên thế giới đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức C40. Đây là tổ chức của nhà lãnh đạo các thành phố lớn trên thế giới có cam kết giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Dẫn đầu đoàn đại biểu của TP.HCM là Chủ tịch UBND TP.HCM ông Lê Hoàng Quân.

Biến đổi khí hậu: Đe dọa thành tựu phát triển của TP.HCM

Biến đổi khí hậu đã được thừa nhận là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong những thập niên tới. Với đất nước ta, thách thức này lại đặc biệt đáng lo ngại hơn bao giờ hết, bởi vì những tính toán của nhiều nhà khoa học trên thế giới đã cho thấy: Việt Nam sẽ nằm trong nhóm những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.

TP.HCM, một thành phố nằm bên sông Sài Gòn, hướng ra biển, dự báo sẽ là một trong những thành phố của Việt Nam hứng chịu thử thách này đầu tiên. Những biến đổi khác thường của triều cường, của những cơn mưa dữ dội hơn, lâu hơn ở TP.HCM trong thời gian qua, có lẽ là những dấu hiệu đầu tiên.

Ngoài yếu tố địa lý là nằm gần biển, hoạt động kinh tế mạnh mẽ với mức tăng tổng sản phẩm quốc nội hàng năm đạt trên 10% (trong vòng 8 năm trở lại đây), cùng sự gia tăng dân số nhanh chóng của TP.HCM, cũng đã để lại những sức ép to lớn đối với môi trường. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác nhiều hơn. Rác thải, khí thải… thải ra môi trường cũng ngày một nhiều hơn. Tất cả những điều này đã làm gia tăng phát thải khí nhà kính - nguyên nhân chủ yếu gây biến đổi khí hậu.

Không dừng lại ở dấu hiệu, hiện nay TP.HCM đã và đang chứng kiến những tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu lên đời sống con người cùng các hoạt động khác. Triều cường dâng cao kỷ lục trong thời gian gần đây đã làm ngập nhiều tuyến đường, gây cản trở hoạt động giao thông, hoạt động kinh doanh buôn bán của người dân. Thời tiết bất thường với những đợt nóng gay gắt đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống nhân dân TP.HCM.

Nếu không được ngăn chặn kịp thời, những tác hại của biến đổi khí hậu có thể còn đe dọa đến thành tựu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của thành phố nói riêng và cả nước nói chung.

Liên kết, chia sẻ để chống biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là vấn đề phức tạp bởi ảnh hưởng của nó to lớn và rộng khắp. Một thành phố, một quốc gia đơn lẻ không thể giải quyết được vấn đề. Chống biến đổi khí hậu đòi hỏi sự phối hợp hành động và hợp tác của nhiều địa phương, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, giữa Nhà nước và người dân.

Nhận thức được điều này, TP.HCM đã chủ động tham gia nhiều tổ chức bảo vệ môi trường để cùng với các thành phố, các quốc gia khác bảo vệ môi trường. Đặc biệt, TP.HCM đã cho phép thành lập nhiều tổ chức bảo vệ môi trường như Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường TP.HCM, Quỹ Tái chế chất thải TP.HCM…; phát động nhiều phong trào bảo vệ môi trường để tập hợp mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào công tác bảo vệ môi trường.

C40 là tổ chức nhóm nhà lãnh đạo các thành phố lớn về vấn đề khí hậu, tập hợp các thành phố lớn trên thế giới có cam kết giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tổ chức này là nơi trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và nguồn lực (kỹ thuật-công nghệ và tài chính) giữa các thành phố với nhau để hỗ trợ, cùng nhau ứng phó với biến đổi khí hậu.

Quan tâm đặc biệt đến công tác bảo vệ môi trường, TP.HCM đã chủ động tham gia tổ chức này với mong muốn hợp tác sâu, rộng với các thành phố lớn khác trên thế giới trong việc bảo vệ môi trường. TP.HCM mong muốn học tập kinh nghiệm thành công trong việc bảo vệ môi trường của các thành phố trên thế giới. Ngược lại, qua tổ chức C40, TP.HCM cũng muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực này với các thành phố khác.

Tại hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức C40 lần thứ 3 này, TP.HCM cùng 4 thành phố khác là Yokohama (Nhật Bản), Hồng Công (Trung Quốc), Johannesburg (Nam Phi), Sao Paolo (Brazil) đã chính thức được kết nạp vào tổ chức C40. Hội nghị đã bàn nhiều đến các vấn đề do biến đổi khí hậu gây ra và tìm kiếm các giải pháp ứng phó trước mắt cũng như lâu dài.

Một niềm vinh dự cho TP.HCM là đã được Tổ chức C40 chọn làm địa điểm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 vào năm 2011.

Tham gia Tổ chức C40, TP.HCM có nhiều cơ hội để thực hiện các chương trình nâng cao hiệu quả quản lý đô thị như quản lý sử dụng đất, sử dụng nước, quản lý hoạt động vận tải, tiêu thụ năng lượng, quản lý chất thải…với sự trợ giúp về kỹ thuật-công nghệ và tài chính của các nước trong Tổ chức C40. Quản lý đô thị một cách hiệu quả cũng là một giải pháp bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.

Tại hội nghị thượng đỉnh lần này họp tại Seoul, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân đã tiếp xúc, làm việc với nhiều thị trưởng các thành phố và Chủ tịch Quỹ Clinton (quỹ đóng góp chủ yếu cho Tổ chức C40) là cựu Tổng thống Mỹ, ông William Jefferson Clinton, nhằm xây dựng nền tảng cho các hỗ trợ về kỹ thuật-công nghệ và tài chính cho TP.HCM trong việc chống biến đổi khí hậu.

Theo SGGP​
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,831
Bài viết
42,125
Thành viên
31,233
Thành viên mới nhất
khachmua