cokhimoitruong
Mầm xanh
- Bài viết
- 6
- Nơi ở
- hà nội
Đã gần hai năm nay, hơn 1.000 hộ đồng bào Khmer ở 3 ấp Là Ca, Nô Lựa A, Giồng Thành, xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) phải chịu cảnh “khát” nước sạch sinh hoạt, mặc dù trên địa bàn mỗi ấp đều đã được xây dựng một trạm cấp nước có công suất 45 m3/giờ, đảm bảo phục vụ cho trên 510 hộ dân. Nguyên nhân là do các trạm cấp nước này đã bị hư hỏng từ lâu, nhưng đến nay chính quyền địa phương, đơn vị chức năng vẫn không có kế hoạch sửa chữa khắc phục.
Không có nước để sinh hoạt hàng ngày, người dân ở 3 ấp Là Ca, Nô Lựa A, Giồng Thành phải giải quyết tình trạng “khát “ nước sinh hoạt cho gia đình bằng cách đào giếng đất hoặc cùng nhau hùn tiền khoan giếng nước bơm tay để sử dụng. Điều bức xúc hơn đối với người dân là gia đình đã tốn tiền để kéo ống dẫn nước máy vào nhà, nhưng kết quả chỉ bỏ không lãng phí.
Ông Thạch Ses ở ấp Giồng Thành cho biết, gia đình ông đã mất hơn 1 triệu đồng để kéo đường ống nước từ đường nhánh của trạm cấp nước vào nhà nhưng gần 2 năm nay do trạm cấp nước hư hỏng, gia đình ông phải tốn thêm tiền mua ống cống bằng xi măng xây giếng hộc để sử dụng. Những gia đình khá giả như ông thì còn xây được giếng hộc, khoan giếng nước bơm tay để giải quyết khó khăn về nước sinh hoạt, nhưng khổ nhất là những hộ nghèo không có tiền nên phải chịu cảnh đi xin từng thùng nước giếng từ các hộ dân khác. Người dân đã phản ánh nhiều lần với chính quyền địa phương, nhưng sự việc vẫn không được giải quyết.
Từ năm 2008, xã Nhị Trường được hỗ trợ xây dựng 7 trạm cấp nước sinh hoạt từ nguồn vốn Chương trình 134 của Chính phủ để phục vụ đời sống cho người dân trong toàn xã. Theo đó, các trạm cấp nước này được giao cho UBND xã quản lý, khai thác. Song lãnh đạo UBND xã giải thích là do địa phương không có cán bộ chuyên môn kỹ thuật để quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, nên qua một thời gian hoạt động, các trạm cấp nước đã bị hư hỏng nặng. Bên cạnh đó, UBND xã cũng không có nguồn kinh phí để sửa chữa nên đành để các trạm cấp nước ngừng hoạt động.
Ở tỉnh Trà Vinh hiện có gần 100 trạm cấp nước được xây dựng tại các vùng nông thôn, vùng đồng bào Khmer từ nguồn vốn Chương trình 134 với kinh phí đầu tư hàng chục tỉ đồng. Nếu việc quản lý, sử dụng các trạm cấp nước sinh hoạt được thực hiện như hiện tại, có thể chỉ trong một thời gian rất gần không chỉ có hơn 1.000 hộ dân ở xã Nhị Trường, mà rất nhiều hộ dân vùng nông thôn sẽ chịu cảnh “khát” nước sạch sinh hoạt, vì các trạm cấp nước cũng đang nằm trong tình trạng xuống cấp, hư hỏng. Thiết nghĩ đã đến lúc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cần xem xét lại vấn đề quản lý, nguồn kinh phí duy tu, bảo dưỡng, để các trạm cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn không trở thành những công trình lãng phí.
Phúc Sơn
Không có nước để sinh hoạt hàng ngày, người dân ở 3 ấp Là Ca, Nô Lựa A, Giồng Thành phải giải quyết tình trạng “khát “ nước sinh hoạt cho gia đình bằng cách đào giếng đất hoặc cùng nhau hùn tiền khoan giếng nước bơm tay để sử dụng. Điều bức xúc hơn đối với người dân là gia đình đã tốn tiền để kéo ống dẫn nước máy vào nhà, nhưng kết quả chỉ bỏ không lãng phí.
Ông Thạch Ses ở ấp Giồng Thành cho biết, gia đình ông đã mất hơn 1 triệu đồng để kéo đường ống nước từ đường nhánh của trạm cấp nước vào nhà nhưng gần 2 năm nay do trạm cấp nước hư hỏng, gia đình ông phải tốn thêm tiền mua ống cống bằng xi măng xây giếng hộc để sử dụng. Những gia đình khá giả như ông thì còn xây được giếng hộc, khoan giếng nước bơm tay để giải quyết khó khăn về nước sinh hoạt, nhưng khổ nhất là những hộ nghèo không có tiền nên phải chịu cảnh đi xin từng thùng nước giếng từ các hộ dân khác. Người dân đã phản ánh nhiều lần với chính quyền địa phương, nhưng sự việc vẫn không được giải quyết.
Từ năm 2008, xã Nhị Trường được hỗ trợ xây dựng 7 trạm cấp nước sinh hoạt từ nguồn vốn Chương trình 134 của Chính phủ để phục vụ đời sống cho người dân trong toàn xã. Theo đó, các trạm cấp nước này được giao cho UBND xã quản lý, khai thác. Song lãnh đạo UBND xã giải thích là do địa phương không có cán bộ chuyên môn kỹ thuật để quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, nên qua một thời gian hoạt động, các trạm cấp nước đã bị hư hỏng nặng. Bên cạnh đó, UBND xã cũng không có nguồn kinh phí để sửa chữa nên đành để các trạm cấp nước ngừng hoạt động.
Ở tỉnh Trà Vinh hiện có gần 100 trạm cấp nước được xây dựng tại các vùng nông thôn, vùng đồng bào Khmer từ nguồn vốn Chương trình 134 với kinh phí đầu tư hàng chục tỉ đồng. Nếu việc quản lý, sử dụng các trạm cấp nước sinh hoạt được thực hiện như hiện tại, có thể chỉ trong một thời gian rất gần không chỉ có hơn 1.000 hộ dân ở xã Nhị Trường, mà rất nhiều hộ dân vùng nông thôn sẽ chịu cảnh “khát” nước sạch sinh hoạt, vì các trạm cấp nước cũng đang nằm trong tình trạng xuống cấp, hư hỏng. Thiết nghĩ đã đến lúc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cần xem xét lại vấn đề quản lý, nguồn kinh phí duy tu, bảo dưỡng, để các trạm cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn không trở thành những công trình lãng phí.
Phúc Sơn