Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

Tuần hoàn bùn từ Aerotank về Anoxic

aveira261

Cỏ 4 lá
Tham gia
20/2/09
Bài viết
62
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Mình đang có 1 thắc mắc mà không biết tỏ cùng ai vì chưa có kinh nghiệm thực tế cái vụ này nên nhờ các bạn chỉ giáo:
-Tức là lắp đặt đường ống tuần hoàn nước từ sau bể Aerotank về Anoxic như thế nào, vị trí lắp đặt và lưu lượng tuần hoàn bao nhiêu %.
Hiện nay công nghệ của mình là nước từ: lắng hóa lý 1 -> Anoxic -> Aerotank -> lắng 2. Và chỉ có đường tuần hoàn bùn từ lắng 2 về Anoxic thôi. Nay mình muốn dời đường ống tuần hoàn bùn từ lắng 2 -> Aerotank, và lắp thêm đường tuần hoàn từ cuối Aerotank về Anoxic để tăng khả năng xử lý NO3. Nhưng chưa biết lặp đặt ở vị trí nào của bể Aerotank cho phù hợp và chọn bơm bao nhiêu. Biết lưu lượng đang hoạt động là 200m3/h.
Cảm ơn mọi người nhiều !
 

cadilac

Mầm 2 lá
Tham gia
14/10/11
Bài viết
44
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
chẳng hiểu bạn đổi như vậy để làm gì? Nếu nói tuần hoàn khử Nitrat thì hồi lưu từ lắng 2 hay cuối aerotank có khác gì nhau...chưa kể khi bạn hoàn lưu từ lắng 2 thì bùn đang yếm khí dưới đáy bể -> thiếu khí anoxic -> hiếu khí ở aerotank ko tốt hơn là bùn hiếu khí ở aerotank đem tuần hoàn về vể anoxic sao, thêm nữa là cái này còn giúp bạn tránh việc yếm khí bùn ở đáy lắng 2 quá lâu vậy thay đổi làm gì?.
 

Phantantuan9076

Mầm xanh
Tham gia
27/11/11
Bài viết
17
Cảm xúc
0

Mirage

Cỏ 3 lá
Tham gia
2/3/10
Bài viết
53
Cảm xúc
2
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Tuần hoàn 200% thì làm thời gian lưu giảm khiến khả năng xử lý của bể A kém. Bro xem bảng sau:
(file đính kèm)
để chọn lựa lưu lượng dòng hồi.
Có nhiều cách để tăng khả năng Nitrate hóa, tuy nhiên nếu dòng hồi lưu bùn của bro mà đang ở Anoxic giờ lại muốn chuyển sang thẳng bể Ae thì mình chia xẻ với bro là không nên. Hiện nay xu hướng thiết kế mới, người ta dùng 01 bể trộn để cho hồi bùn từ bể lắng 2 về + nước vào bể Ae + sục khí thành hỗn hợp trước khi vào Ae như vậy sẽ tốt hơn
 

nmtri_7mt

Cỏ 3 lá
Tham gia
22/9/08
Bài viết
45
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
trời ạh. bạn k nên để đường bùn tuần hoàn từ lắng 2 về Anoxic. khi đó lượng vi sinh hiếu khí để xử lý sẽ giảm đi rất nhiều do chưa thích nghi dc với bể Anoxic. việc này dẫn đến bùn bể Aerotank sẽ mất đi dần, lượng bùn trong anoxic tăng cao và biến thành bã bùn do vi sinh phân hủy). Bể Anoxic có khả năng tự tạo bùn mà, nếu bạn hoàn lưu lại nữa thì lượng bùn này sẽ cao ngất ngưỡng đấy. còn lượng bùn hoàn lưu như thế nào thì tùy vào chỉ số bùn của bạn mà bạn điều chỉnh cho phù hợp, thông thường người ta hoàn lưu khoảng 80% lượng bùn từ bể lắng vào bể Aerotank đấy!
 

Snow_wolf

Cây cổ thụ
Tham gia
22/5/07
Bài viết
1,130
Cảm xúc
14
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
+ Nước tuần hoàn từ cuối Aerotank về đầu Anoxic (nhớ chừa cho nó một ngăn giảm DO đến 1 mg/l rồi hãy tuần hoàn về). Lưu lượng tuần hoàn thông thường (2-4)*Q ~ 400 - 800m3/ngày.
+ Bùn tuần hoàn từ Lắng về đầu Anoxic, Lưu lượng (0.2-0.8)*Q

Lưu ý là lưu lượng tuần hoàn phải phụ thuộc vào quá trình thiếu khí có diễn ra hay ko? Tuần hoàn nước nhiều quá thì cũng ko thiếu khí được => cần lắp thêm cái đầu dò ORP để theo dõi kiểm soát quá trình.

@cadilac: Sở dĩ phải tuần nước ở cuối bể Aerotank là vì việc này sẽ làm giảm nồng độ Nitrat đi vào bể lắng. Khi hàm lượng nitrat lớn đi vào bể lắng sẽ sinh ra tình trạng thiếu khí (nếu hệ thống gom bùn thiết kế ko tốt) làm trào bùn.

@nmtri_7mt: Một điều nữa là việc tuần hoàn bùn về đầu Anoxic là hoàn toàn ko gây tác hại gì cả, lưu ý là Anoxic phải cung cấp khuấy trộn đầy đủ (khuấy cơ khí). Ngoài một số chủng vi sinh vật thiếu khí chỉ có khả năng chuyển NO3- > N2 thì các vi sinh vật xử lý Nitơ này nó sống được trong cả 2 môi trường thiếu Oxy và có Oxy.

@mirage: việc sục khí cường độ cao ở bể nhỏ phía trước Aerotank với sự có mặt của dòng bùn tuần hoàn được gọi là quá trình Selector, quá trình này có chức năng chính là loại bỏ sự có mặt của các vi sinh vật dạng sợi, tránh quá tải cho bể lắng. Ngoài ra còn có thể nâng cao năng suất xử lý. Nhưng quan trọng là tăng bao nhiêu ? Bạn có tính được ko?

@minhoang54321: thời gian lưu của Bể Anoxic hoàn toàn phải chạy trên thực nghiệm còn nếu nói đối với nước thải đô thị và sinh hoạt mới có mức 0.5-2h. Nếu nước thải loại khác thì phải thực nghiệm, tính toán là một chuyện, phải có mô hình mới chính xác. Các bạn đừng quên các công thức tính toán đều là tính từ thực nghiệm trên một loại nước thải nào đó lấy ra mà thôi. Việc chạy mô hình sẽ hiệu chỉnh lại thiết kế ban đầu.

Các bạn có thể tham khảo trong phần Nitrogen removal trong cuốn Wastewater Engineering - Treatment and Reuse.
 

THIENDANTU_TDT

Cây công nghiệp
Tham gia
7/5/09
Bài viết
101
Cảm xúc
1

Snow_wolf

Cây cổ thụ
Tham gia
22/5/07
Bài viết
1,130
Cảm xúc
14
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
e có thắc mắc
1/ như bác Snow nói việc tuần hoàn nước và bùn từ oxic về anoxic công suất tăng lên 2-4 lần, vậy khi ta tính toán dc thời gian lưu bể oxic là 8h, vậy phải nhân lên 8x2=16h lưu à (chắc chết)...mong pro chỉ giáo

Thời gian lưu của Bể Anoxic tính theo Lưu lượng nước đầu vào chứ ko phải tổng lưu lượng của dòng vào và dòng tuần hoàn.
Cái này cũng giống như bể lắng vậy thôi. Vừa có dòng tuần hoàn bùn (0.2-0.8)*Q và dòng nước vào Q, nhưng lưu lượng tính toán cũng chỉ là Lưu lượng nước vào Q
 

Mirage

Cỏ 3 lá
Tham gia
2/3/10
Bài viết
53
Cảm xúc
2

cadilac

Mầm 2 lá
Tham gia
14/10/11
Bài viết
44
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
bác Snow wofl à, việc hoàn lưu từ cuối ae chỉ giảm lượng nitrat thải ra môi trường thôi, chứ nồng độ nitrat của nước thải vào bể lắng ko đổi đâu. Giống như bể SBR, bác xả vào pha sau lắng thì nồng độ nitrat vẫn như thế mặc dù khi bác điền nước vào thì lượng nitrat bị khử đi. Trong khi bác bỏ qua ưu điểm rất rõ ràng của việc hút bùn từ bể lắng là giảm thời gian bùn bị yếm khí tồn tại dưới đáy bể lắng.
 

muahoagaodo

Mầm xanh
Tham gia
5/2/09
Bài viết
19
Cảm xúc
9
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
+ Mình thấy bạn snow wofl giải thích tương đối rõ ràng và phù hợp với thực tế. Có một vấn đề mà ít người biết là vì sao phải đặt cái bể anoxic trước cái bể sục khí mà không đặt sau cho khỏi phải tuần hoàn về, vừa tốn năng lượng lại vừa tăng thể tích bể?
+ Việc tuần hoàn dòng hồi lưu nội bộ về bao nhiêu % còn tủy thuộc vào lượng NO3- cần khử chứ không nhất thiết phải cố định, nhưng thường thì >150%, khi vận hành các bạn điều chỉnh đến mức hợp lý là ok, nếu có đồng hồ kiểm soát lưu lượng thì càng tốt, dễ điều chỉnh nhất (nhưng cái này đắc nên thường chỉ lắp cho các công trình lớn)
+ Bạn cadilac, theo lý thuyết thì NO3- được khử cả trong pha lắng (vì quá trình này là quá trình thiếu khí), còn pha điền nước thì bắt đầu sục khí nên quá trình nitrat hóa diễn ra chủ yếu (đối với chu trình khử nito). Bạn nói việc hút bùn ở bể lắng là giảm thời gian bùn bị yếm khí là việc kiểm soát chứ không phải mục đích chính, vì mục đích mình hút bùn để tuần hoàn sinh khối về các bể phía trước. Hơn nữa mục đích của mình là khử NO3- ở nước đầu ra mà
+ Trong bể lắng cũng diễn ra quá trình khử NO3- vì nó có 1 vùng thiếu khí ở khu vực giữa bể lắng nhưng quá trình này hiệu quả không cao và thường khó kiểm soát chứ không phải NO3- gây ra hiện tượng thiếu khí.
- Mình có mấy ý, vì mình đã từng vận hành 2 trạm XLNT bằng công nghệ AAO, công suất khoảng 4000m3/ngay.đêm 1 trạm. nhưng 1 trạm thì chạy lúc nào cũng OK, 1 trạm thì rất khó kiểm soát, chất lượng nước ra biến đổi liên tục, mặt dù các thông số vận hành giống nhau.
 

Dan_Toc_Nung

Cỏ 3 lá
Tham gia
4/11/09
Bài viết
53
Cảm xúc
2
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
e hỏi khí không phải, bể anoxic là yếm khí còn aeroten là bể hiếu khí. vậy việc tuần hoàn bùn từ bể lắng 2 or aeroten về anoxic thì bùn tuần hoàn đấy là bùn của vi sinh vật hiếu khí, như vậy chẳng phải là việc tuần hoàn bùn không những k có tác dụng mà còn gây ra sinh khối lớn cho anoxic k?
đấy là suy nghĩ của e? tại e chưa có kinh nghiệm gì nên các bác có thể nói rõ cho e hiểu vấn đề này với.
 

muahoagaodo

Mầm xanh
Tham gia
5/2/09
Bài viết
19
Cảm xúc
9
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Không em à, Anaerobic mới là bể yếm khí (tức oxi phải khống chế thấp nhất có thể). Còn bể Anoxic là bể thiếu khí (nồng độ oxi trong bể này khống chế trong khoảng 0,2 đến 0,5mg/l) em à. Còn bể Aerobic là bể hiếu khí.
Em quan sát kỹ, trong điều kiện nhất định thì hệ vi sinh ưu thích với điều kiện đó sẽ chiếm ưu thế. Bùn trong bể thiếu khí thì vi sinh vật hô hấp tùy tiện (phản nitrat) chiếm ưu thế, trong bể hiếu khí thì vi sinh vật ưa oxi chiếm ưu thế, trong bể lắng là 1 hệ vi sinh vật hỗn hợp em à, rất nhiều thứ trong đó, nhưng trong bể lắng thì vi sinh vật yếm khí ở phần đáy và thiếu khí ở phần giữa (theo độ cao) sẽ chiếm ưu thế.
Các hệ vi sinh vật nó không dễ bị vô hiệu hóa và chết ngay khi điều kiện không phù hợp mà nó tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, khi gặp điều kiện phù hợp nó sẽ phát triển em à.
Trên thực tế thì còn nhiều vấn đề lắm. Nếu có cơ hội em nên mom men đến thăm và theo dõi vận hành ở các nhà máy xử lý nước thải. Đi càng nhiều nhà máy càng tốt.
Theo anh việc thiết kế các công trình xử lý nước thải thì có rất nhiều trường phái khác nhau, tùy theo công ty, và tùy theo khả năng của người thiết kế ra công trình đó nữa. Còn quan điểm của anh là làm sao để có 1 công trình xử lý mang lại hiệu quả tốt nhất cho người đầu tư nó là mục đích cuối cùng. Nhiều lúc mình có thể cân nhắc nó ra loại C thôi, nhưng người ta vẫn cứ vận hành đều đặn, còn hơn mình cố cho nó ra loại B hay loại A, nhưng cuối cùng người ta không vận hành liên tục thì cũng trở nên vô nghĩa.
 

muahoagaodo

Mầm xanh
Tham gia
5/2/09
Bài viết
19
Cảm xúc
9
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Ai cũng thế thôi bạn à. Cái quan trọng nhất là mình phải luôn có tính thần học học và nhìn nhận vấn đề. Anh nói nhìn nhận vấn đề là vì mình cũng phải có chính kiến riêng của mình, không phải cái gì người ta làm, người ta nói cũng đúng đâu em. Đặt biệt trong lĩnh vực môi trường, rất nhiều cái sai mà người ta vẫn cứ làm và vẫn cứ công nhận đó.hihi. Chúc em thành công
 

bao008

Mầm xanh
Tham gia
6/11/07
Bài viết
6
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Mình thấy có nhiều tài liệu bài báo có nói đến vấn đề khử N-P trong nước thải giàu dinh dưỡng.
- Đối với công nghệ A-A-O, khả năng khử N-P trong nước thải phụ thuộc tỉ lệ C/P (Nutrient removal performance of an anaerobic–anoxic–aerobic process as a function of influent C-P ratio)
- Kiểm soát tốt nồng độ oxy trong bể thiếu khí (Tuỳ loại nước thải mà lưu lượng dòng nội tuần hoàn, và dòng tuần hoàn bùn từ bể lắng-sau bể aeroten thay đổi - Thông thường nước thải sinh hoạt như Snow_wolf đã dẫn trên)
Các bạn có ý kiến, kinh nghiệm bổ sung thêm nhé.
Cám ơn chủ topic.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua